“Bom bùn đỏ treo cao”
Bức xúc đầu tiên là về môi trường. Có nhiều người đã ví việc xây dựng những hố chứa bùn đỏ trên Tây Nguyên là tạo ra những quả “bom bùn đỏ treo cao” không biết sẽ “nổ” lúc nào? Dù TKV hay ông Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường có nhiều lần khẳng định những hồ chứa bùn đỏ, loại chất thải ướt “còn nguy hiểm hơn cả dioxine” trên Tây Nguyên là “an toàn về lý thuyết”, nhưng ai cũng biết, từ lý thuyết tới thực tế là cả một khoảng cách nhiều khi không san lấp nổi, không lường hết được!
Thông thường, thái độ đối với tài nguyên khoáng sản của một quốc gia, là “chưa khai thác thì vẫn còn nguyên đấy”, nào có ai giành giật gì với mình để phải vội vàng! Nếu thế hệ này chúng ta chưa đủ chất xám, chưa đủ trình độ khoa học và phương tiện kỹ thuật cao để khai thác thành công bauxite mà bảo đảm không gây ra bất cứ sự cố nào tổn hại môi trường, thì thái độ tốt nhất là: cứ giữ nguyên hiện trạng các mỏ bauxite ấy cho các thế hệ sau giỏi giang hơn, có những phương tiện kỹ thuật cao hơn, khai thác.
Ngay Trung Quốc là một nước có tiềm năng cực lớn về khoáng sản, mà từ lâu nay họ vẫn âm thầm đi mua nguyên liệu thô từ rất nhiều loại khoáng sản về “chất cao như núi” làm “của để dành”. Sao họ biết “tích cốc phòng cơ” như thế, còn chúng ta lại vội vàng “bán lúa non” - xuất thô nguyên liệu khoáng sản khác nào bán lúa non - vừa thu được ít tiền vừa làm lộ ra những nguy cơ nhãn tiền về ô nhiễm môi trường?
Qua báo cáo thẩm định của Bộ Công thương và ý kiến chuyên gia, người ta mới giật mình khi đọc được những thông số về xây dựng dự án bauxite, cụ thể là dự án bauxite Nhân Cơ, từ chính những phương án tính toán hiệu quả kinh tế của TKV. Cứ theo đó, thì nguy cơ thua lỗ của dự án này là rất lớn!
Trong khi lãnh đạo TKV cứ khăng khăng là “lãi to” thì các con số lạnh lùng lại chỉ ra rằng, rất có thể sẽ xuất hiện một “Vinashin mới” chính là bauxite Nhân Cơ với vốn vay trong nước và nước ngoài chiếm 80% trong tổng số hàng nửa tỉ USD và còn hơn thế nữa.
Như thế, trước khi “bom bùn đỏ” thành nguy cơ trực tiếp, thì không chỉ tài nguyên quốc gia bị mất, mà nguy cơ nợ nần cũng treo trước mắt chúng ta.
Nguồn:
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà Đoá