Ba bước tới Minh triết
Cuộc hội thảo đầu năm của Trung Tâm Minh Triết Việt nam đã được tổ chức tại 53 Nguyễn Du Hà nội vào ngày 25-02-2011. Hội thảo đã thống nhất cần có định nghĩa “Minh triết là gì?”, hơn nữa “Minh triết Việt là gì?”. Những câu hỏi đó rất khó và rất lớn, chắc sẽ có nhiều ý kiến khác nhau. Cũng như có đến hàng trăm định nghĩa về văn hóa, minh triết chắc cũng sẽ có rất nhiều định nghĩa. Dẫu sao, dưới đây chúng tôi xin có vài ý kiến về định nghĩa Minh triết, dù có thể rất thô thiển.
Trong hội thảo, nhiều người nói Minh triếtcó hai đặc điểm là khôn và sáng. Đấy là vế trước, vế của “minh”. Còn vế đầu là triết cơ mà. Vậy trong định nghĩa phải có cả minh và cả triết nữa. Từ minh triết có lẽ đã tồn tại trong tiếng Việt trước khi chúng ta tiếp xúc với triết học phương Tây. Do đó, triết trong minh triết hiểu theo tiếng Việt có lẽ gần với triết lọc tinh túy. Triết trong minh triết phải là những lẽ phải được đúc kết trong cuộc sống thực mà có. Những lẽ phải đó gần với đạo, gần với qui luật. Do đó suy ra, trong định nghĩa minh triết phải có triết học. Phải từng trải, phải học nhiều mới thấu được đạo, mới dần dần tiếp xúc được với các qui luật của tự nhiên và xã hội. Học để biết được đạo thì phải tích lũy kiến thức thuộc nhiều ngành, nếm trải nhiều thất bại, nhiều vấp ngã. Vậy muốn có minh triết trước hết phải học, phải “tích”. Còn khi hành xử thì phải khôn ngoan, phải có văn hóa. Nếu đạt đến độ mà mỗi hành xử đều cận nhân tâm thì đạt đến “minh”. Vậy, từ “minh” trong minh triết thuộc về “tản”. Do đó, minh triết có hai vế tích/tản. “Tích” để không ngừng hiểu biết thêm về các qui luật của thiên nhiên và xã hội. “Tản” sao cho cận nhân tâm. Tích/tản theo tiêu chuẩn đó thì đạt đến khôn sáng. Sáng gần nghĩa với tỏa ra, tản ra.
Có một người nếm trải hơn ba mươi năm, vững tin là sẽ hành xử minh triết trong nhiều bối cảnh, nên năm 1941 ông đã đặt tên tự cho mình là “Chí Minh”. Người ấy họ Hồ. Mà chúng ta vẫn gọi con người vĩ đại ấy là Hồ Chí Minh.
Còn Đức Phật bảo rằng đa số chúng sinh đang bị màn vô minh che phủ. Vậy chúng ta là kẻ Vô Minh. Chúng ta muốn dùng Minh Triết để đi từ bờ Vô Minh đến bến Chí Minh. Vậy Minh Triết là công cụ của kẻ Vô Minh.
Kẻ Vô Minh tích lũy cái khôn ngoan, sáng suốt của tự nhiên và xã hội để thành kẻ Minh Triết. Nhưng đấy là họ đang tích lũy lý thuyết. Cho dù đó là các qui luật, các phạm trù (triết học), hay là các bài học ứng xử của người đời (kinh nghiêm mà mình chưa trải nghiệm) vẫn chỉ là lý thuyết mà thôi. Mà lý thuyết thì màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi. Mang cái lý thuyết xám (khôn ngoan của kẻ khác, khôn ngoan của sách vở) áp vào đời thì e rằng sẽ bị sai. Cho nên, phải lọc xám, để cho lý thuyết thích hợp với cuộc đời đang biến đổi hàng ngày. Vậy Minh Triết chính là “phép lọc xám”. Phép lọc xám nằm ở khâu trung gian của tích/tản. Tích rất nhiều, lọc xám cho kỹ, tản cho đắc nhân tâm ấy là Minh Triết. Vậy, có thể xem ba bước hành động trên là một định nghĩa thô về Minh Triết.
Phép lọc xám sẽ mãi mãi là công việc khó khăn nhất của mỗi người trên đường tiến tới minh triết. Phải kiên định lọc xám, mỗi ngày, mỗi giờ, trong mọi hành xử với từng cá nhân, với cả cộng đồng. Nếu kiên định như vậy chúng ta sẽ dần dần đi về phía minh triết, tiệm cận để có thể hiểu gần đúng minh triết là gì. Đó chính là ba bước niệm - định - tuệ đã được trình bày trong các kinh Phật giáo. Niệm nghĩa là quan niệm về minh triết cho rộng rãi. Định là kiên định trên con đường “lọc xám”, không thành kiến, không bảo thủ, không ngộ nhận, không lầm ngón tay đang chỉ mặt trăng là mặt trăng. Cuối cùng, Tuệ là thời điểm bừng tỉnh đạt tới trí tuệ tỏa sáng soi rõ chân lý. Thời điểm đạt “tuệ” ấy sẽ đến với bạn khi bạn đã dày công “tích” lũy các qui luật biến dịch trong cuộc sống, khi bạn dã hành (“tản” các hành xử) cho cận nhân tâm.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị Quý