Ăn gian

08:30 SA @ Thứ Năm - 23 Tháng Bảy, 2009

Có những sự kiện lẳng lặng sinh ra, lớn lên, một cách hồn nhiên trong cuộc sống yên lành, rồi đùng một cái mọi người mới ngớ ra: ừ nhỉ... Ừ nhỉ, số xe con trước các phòng họp càng mốt hơn, nhiều hơn, thì hiệu quả các phòng họp càng chóng lỗi thời và ít đi.

Ừ nhỉ, hiệu quả công việc càng đi xuống thì nơi ăn chốn ở, phương tiện đi lại của những người làm việc ấy càng đi lên. Ừ nhỉ, danh sách giáo sư, tiến sĩ ngày nay càng dài ra, thì hiệu quả khoa học càng ngắn lại. Tất nhiên, cũng có trường hợp không "ừ nhỉ" như thế được, chẳng hạn, số người có học vị ở cương vị chủ chốt của ngành càng tăng, thì càng tăng lên nhanh hơn mức độ chậm trễ, lúng túng trong ngành ấy. Dễ hiểu thôi, đã có sự kiện này mà C. Mác đã phát hiện ra từ thế kỷ trước: "Ở Pháp, Pru-đông có quyền là một nhà kinh tế học tồi bởi vì ông được tiếng là nhà triết học Đức giỏi. Còn ở Đức, ông ta có quyền là một nhà triết học tồi bởi vì ông ta vốn có tiếng là một nhà kinh tế Pháp vào loại cừ nhất" (1).

Bạn đừng tưởng chỉ ở Pháp mới có chuyện ấy. Hiện nay ở ta, dễ thường không có một anh chàng Phạm Sai Lầm nào đó tự hào giữa những người quản lý tồi mình là người có học vị cao nhất, còn giữa những nhà khoa học tồi thì mình lại có chức vụ quản lý cao nhất. Còn tôi, tôi coi đó là kẻ ăn gian. Người có tâm lý ăn gian về danh ấy, như C. Mác phát hiện, rất giỏi dùng phép quỷ biện lấy tên sự vật để ăn gian đó là bản thân sự vật (2). Một khi có được một danh hiệu nào đó thì anh ta chắc mẩm là thiên hạ phải kính nể và Nhà nước phải cư xử xứng đáng với danh kia. Chẳng may cho anh ta, ngày nay dân trí cao hơn, ít sợ hù dọa hơn, cuộc sống thực "bắt mọi người nhìn vào những điều kiện sống của họ và những quan hệ giữa họ với nhau bằng con mắt tỉnh ngộ"(3) mà càng tỉnh ngộ thì họ càng lật tẩy các kiểu ăn gian: ăn gian thành phần xuất thân, ăn gian quá trình đề bạt, ăn gian danh hiệu, ăn gian tiêu chuẩn cung cấp. Đến mức ở chỗ mô phạm cũng có kẻ ăn gian: mang danh hiệu giáo sư nghề này để ăn gian với nghề khác. Có người tệ nữa, còn ăn gian cái danh hão: mới là phó tiến sĩ đã nói tắt là tiến sĩ, chỉ là phó giáo sư dám nói tắt là giáo sư. Còn tôi, đã có danh hiệu giáo sư - tiến sĩ, về khoản ấy khỏi phải ăn gian, thì tôi ăn gian bằng mẹo đầu việc.

Hàng ngày, tôi làm đúng 100 việc nhà: 1. Gấp chăn màn; 2. Đem chăn màn để vào tủ; 3. Lấy chổi quét nhà; 4. Để chổi vào chỗ cũ; 5. Lấy ấm chén pha trà; 6, 7, 8, vân vân, 50, 51, 52, vân vân, 98- Mắc màn, 99- Nhém màn, 100. Tắt đèn. Đã làm 100 việc ấy thì còn áy náy nỗi gì, khi vợ tôi chỉ làm độc một việc; lo ba bữa ăn cho cả nhà.

Đến cơ quan, tôi phát huy mẹo ấy, mỗi khi kiểm tra thi đua hay làm báo cáo định kỳ gửi lên trên. Viết ra được chút gì lớn nhỏ không kể, ở cương vị giáo sư tiến sĩ, tôi có quyền tính một công trình. Mỗi bài viết của cấp dưới hay đồng nghiệp, họ có tính là công trình hay không, việc của họ, và ngay cả khi họ ngượng không tính, tôi cũng cứ ghi tên mình vào đấy là đồng tác giả hay chủ biên công trình. Việc gì làm sai và bị vạch mặt, tôi dùng mẹo... lờ, không nói đến. Việc gì làm đi làm lại, tôi dùng mẹo lập lờ, quyết không bao giờ tôi bịa ra, nói không thành có. Thành thử người trong cơ quan biết tỏng tôi như thế nào, nhưng cũng đành chịu, khó nói ra. Tôi đủ khôn ngoan thừa biết, ai đời ăn gian nổi với người quen. Tôi chỉ cần tập thể thông qua, chính thức hóa, để ăn gian với người ngoài, và cấp trên thôi. Tôi biết chứ, người ta (nhất là cấp trên) trăm công nghìn việc, may ra chỉ còn sức nhớ gọn một con số bao nhiêu công trình, hơi đâu tìm hiểu cặn kẽ nội dung này khác. Còn như về câu chữ, tôi nghĩ bụng, chỉ có cách nhà văn, nhà báo mà cũng phải là tay táo tợn mới dám nhận xét "xấc xược" một công trình khoa học, còn người đời gặp những câu khó hiểu, lủng củng, vô nghĩa, thì ắt phải nghĩ văn giáo sư tiến sĩ là như thế. Ô hay, không như thế mà giáo sư tiến sĩ được à?

Người đời còn có thể ăn gian chừng nào có hoàn cảnh chứa chấp sự ăn gian đó. Hàng bao đời nay và mãi mãi, người lao động làm ra của cải vật chất nuôi sống toàn xã hội bao giờ cũng là người nai lưng cõng toàn bộ thể chế xã hội. Khốn thay, việc làm ăn nông nghiệp lạc hậu không được mùa thất bát biết đâu mà chừng, nên mọi sự đều phấp phỏng may rủi, ít nhiều không định lượng nổi. Trong hoàn cảnh ấy, 95% dân cư phải nai lưng ra làm, còn 5% có thể nhởn nhơ, trong đó có học trò, thầy đồ, kẻ sĩ, các bậc tiền bối của giáo sư tiến sĩ ngày nay. Cuộc sống tồn tại nhờ vào 95% dân cư. Nhưng nhờ có ít nhiều trí khôn chữ nghĩa, không ít kẻ trong số 5% kia bắt đầu tìm cách ăn gian, trước hết chỉ cốt khỏi mang tiếng ngày ba bữa ăn nhờ, sau được thể cứ ăn gian thêm mãi.

Cái thói ăn gian sẽ bị thủ tiên dần, khi cần phải làm ăn to, bản thân sự làm ăn phải có trí khôn, một trí khôn xứng với số vốn hàng triệu triệu. Lúc ấy phải cư xử sòng phẳng, chính trực, phải có thực lực trí khôn, mà là thực lực cỡ quốc gia, quốc tế.

Đang nghĩ về chuyện ăn gian, mà nghe nói "chất xám ở ta rẻ quá", tôi giật mình. Chất xám này là thực, hay danh bằng cấp? Nếu coi chất xám là thành phần của tổng sản phẩm quốc dân, thì thử tính xem, cái phần thực ấy là bao nhiêu? Các nhà báo vốn nhạy cảm với sự đời, vậy xin làm một bài phong sự về chuyện này, và ít ra cũng nên hướng dẫn công luận quan tâm hơn đến cái thực, đến những việc đang làm và hiệu quả của nó ở mỗi cá nhân.


(1)C. Mác. Sự khốn cùng của triết học, Sự Thật, H. 1971, tr. 29
(2) Dẫn lại của F. Ăng-ghen. Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu và của Nhà nước. Sự thật, H. 1972, tr. 88
(3) C. Mác và F. Ăng-ghen. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, In trong Tuyển tập hai tập, tập I, Sự thật, H., 1979, trang 32

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chuyện giả, thật

    22/05/2020Vương Trí NhanKhông khó gì nếu muốn tìm dẫn chứng cho sự phổ biến của cái giả trong xã hội hiện đại. Nhưng tôi nhớ hơn cả tới cái ý khá độc đáo của Ngô Tất Tố, chuyện ông nêu ra làm hiển hiện cái chất giả mà chỉ người Việt mới có. Trên một số báo Thời vụ, ra năm 1938, tác giả Tắt đèn viết: “Đọc báo hàng ngày, thỉnh thoảng lại thấy xã hội Việt Nam sản ra những bọn người giả....
  • “Học, nhưng đừng nghĩ đó là chân lý duy nhất”

    23/06/2016Nguyễn Thị Ngọc Hải thực hiệnBa người con với dâu rể là sáu, trong đó năm người là thạc sĩ, tiến sĩ,
    sau tiến sĩ, giảng dạy tại các trường đại học ở Pháp và Mỹ. Tuy nhiên,
    vợ chồng giáo sư Phan Đình Diệu bảo không có gì nên viết bởi “chuyện
    thường vậy thôi”, con họ chỉ “hòa nhập trong dòng nhiều thanh niên
    thành công”.
  • Bệnh giả dối đang thành nỗi nhục lớn

    02/06/2015Bùi Hoàng TámSự giả dối hiện nay đang có nguy cơ trở thành nỗi nhục trong khi truyền thống dân tộc Việt Nam không phải là dân tộc giả dối. Ngành giáo dục càng không thể là ngành giả dối
  • Thói hư tật xấu của người Việt: giả dối, khao vong nặng nề

    20/03/2015Vương Trí NhànĐọc báo hàng ngày, thỉnh thoảng lại thấy xã hội Việt Nam sản ra những bọn người giả. Giả mật thám, giả lính đoan, giả làm người của Sở nọ, Sở kia. Hạng người nào cũng có kẻ giả, trừ ra một bọn ăn cướp...
  • Giả, dối

    31/03/2008Cấn Thị Phương (Nha Trang, Khánh Hòa)Sáng sớm, nhà đài thông báo trong chương trình thời sự nghe đến giật mình: “Qua kiểm tra của cơ quan chức năng, 70% mũ bảo hiểm lưu thông trên thị trường là giả!”. Một con số ai nghe cũng sợ, giật mình hỏi: “Ban quản lý thị trường đang ở đâu?
  • Chân thiện mỹ: “Bộ luật tối cao của loài người”

    09/01/2008Trần Văn LýCái quá trình: nhận biết (hiểu), chọn lọc ấy có một số sự vật, sự việc trong thiên nhiên, vũ trụ và trong xã hội: Phù hợp với lợi ích (vật chất, tinh thần), phù hợp với ý thích (quan niệm), phù hợp với khát vọng (ước mơ) của con người thì đó là cái đẹp...
  • Thật và giả

    15/03/2007Thu LêTết vừa qua tôi đến chơi nhà một người bạn, nhìn giò phong lan treo bên cửa sổ rất khó nhận ra thật hay giả. Người ta tạo ra những bông hoa giống như hoa giả và làm ra nhiều thứ hoa giả giống như hoa thật...
  • “Đồ giả” xa lạ với “văn minh”

    28/10/2006Hạnh My (Hà Nội)Thói quen dùng đồ giả ở nước mình bây giờ dường như lan tỏa từ nông thôn tới thành thị. Từ người sang đến kẻ hèn. Từ ngoài đường len vào mỗi gia đình...
  • Chúng ta nên sống giả?

    01/09/2006Phan Thị Vàng AnhKhi đã ngoài 30, tôi yêu những câu trả lời thật thà khi nhỏ đó biết chừng nào, vả lại xấu hổ vì sao lúc 16 - 15 mình xấu hổ…
  • Vì một môi trường văn hóa lành mạnh cho cả độc giả nhỏ

    04/08/2006Phạm KhảiĐối với những người viết, có lẽ không gì thiêng liêng hơn là được hướng ngòi bút của mình phục vụ đối tượng bạn đọc nhỏ tuổi, cũng tựa như có vị lãnh tụ nói rằng ông rất lầy làm xúc động, xúc động hơn bất kỳ cuộc trao tặng huân chương nào khi ông cúi xuống để một em gái thay mặt các học sinh trong trườngquàng chiếc khăn đỏ danh dự lên cổ ông...
  • Chân lý là gì?

    19/07/2006Thật khó định nghĩa được chân lý là gì. Một vài người bạn của tôi nói rằng chân lý là điều mà hầu hết mọi người cùng nghĩ như nhau. Nhưng điều đó đối với tôi thật vô nghĩa, bởi vì đôi khi đa số lại sai lầm. Thậm chí những gì mà mọi người cùng đồng ý có thể không phải là chân lý...
  • Chân lý là cụ thể

    17/02/2006Tương LaiTa hiểu được những ai đã sai và có thể còn sai .Và chất người trong ta cộng sản thêm chút nữa Trút vỏ thần tượng đi càng lồng lộng con người...”. Những câu này trong tập thơ ra đời từ 1969 đã khiến cho tác giả lao đao một dạo. Thế rồi ba mươi sáu năm sau, tình cờ trong một lần chỉ hai anh em trên đường công tác, tác giả kể với tôi một chuyện xúc động về câu thơ ấy...
  • Chân - thiện - mỹ: Mãi là đích hướng tới của văn chương

    17/11/2005Đinh Quang TốnTừ xưa đến nay, hướng tới chân - thiện - mỹ luôn là mục đích của văn chương. Bởi văn chương là một sản phẩm do con người tạo ra, mà con người thì khác muôn loài ở bản chất muốn vươn tới những điều tốt đẹp, nên văn chương luôn là một hoạt động vì con người, với khát vọng làm cho cuộc sống của con người ngày một tốt đẹp hơn...
  • xem toàn bộ