Sự "vô nghĩa" của pháp luật!

08:19 CH @ Thứ Tư - 23 Tháng Tư, 2008

Theo báo cáo của Bộ Tư pháp tại phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 19.4, năm 2007 có 311.443 án dân sự tồn đọng, không thi hành được, chiếm 48% số vụ việc.

Như vậy là gần một nửa án dân sự không được thi hành, có nghĩa bản án dù được tuyên và có hiệu lực pháp luật nhưng nó vẫn không xác lập được sự công bằng thực sự trong xã hội. Trên thực tế đã có nhiều cá nhân, tổ chức được tòa án xác định phần thắng trong tranh chấp dân sự, nhưng mất nhiều năm họ vẫn không đòi được quyền lợi hợp pháp của mình do sự bất lực của cơ quan thi hành án.

Quá trình tố tụng kéo dài qua nhiều cấp, toà án có thể hoãn hay xét xử lại nhiều lần để đi đến một kết luận mang tính pháp lý. Nguyên đơn bị thiệt hại, tán gia bại sản do bị lừa gạt phải tốn kém công sức và tiền bạc nhiều năm trời theo đuổi vụ kiện với hy vọng công lý sẽ mang lại sự công bằng nhưng sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu như thiệt hại không được đền bù.

Ví dụ toà tuyên bên A thắng kiện, bên B phải hoàn trả cho bên A một khoản tiền và tài sản gồm nhà cửa, đất đai... Nhưng bên A chỉ có bản án thắng kiện trong tay, còn tiền bạc, tài sản bị mất trắng thì bản án vô nghĩa, tòa án vô nghĩa và luật pháp cũng coi như vô nghĩa.

Trong một năm có đến hơn ba trăm ngàn án dân sự không thi hành được có nghĩa là hoạt động của hệ thống tòa án chưa mang lại hiệu quả và công bằng cho xã hội.

Nhà nước trả lương cho đội ngũ cán bộ của các cơ quan tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người dân và thiết lập công bằng xã hội. Nhưng quá trình hoạt động đó sẽ trở nên vô cùng lãng phí, bởi lẽ mục đích cuối cùng là trả lại quyền lợi và sự công bằng cho đối tượng bị thiệt hại đã không được thực hiện.

Thi hành án là khâu quyết định trong việc trả lại sự công bằng, là công đoạn giải quyết dứt điểm các tranh chấp. Nhưng lâu nay công tác này không làm tốt, chứng tỏ công tác điều hành, cơ chế hoạt động của thi hành án có vấn đề.

Sự bất lực của công tác thi hành án khiến cho người dân mang nỗi oan ức và mất niềm tin vào công lý. Mỗi năm có hàng trăm ngàn bản án không thi hành được là có hàng triệu người liên quan mất niềm tin vào pháp luật.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Luận bàn về Pháp luật

    05/11/2015Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng ứng xử không chỉ thuộc về đạo đức mà còn thuộc về pháp luật. Những nhà triết học ngay từ thời cổ đại, cả ở phương Đông lẫn phương Tây, đều nói đến vai trò to lớn của pháp luật...
  • Ảnh hưởng của văn hóa đối với pháp luật

    09/10/2014Nguyễn Trần BạtVăn hóa có một ảnh hưởng không thể phủ nhận đối với pháp luật. Văn hóa chính là cuộc sống, do đó, việc xây dựng pháp luật, theo lẽ tự nhiên, phải dựa trên những kinh nghiệm văn hóa, tức là pháp luật phải có khả năng biến thành văn hóa để điều chỉnh cuộc sống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ở rất nhiều nơi trên thế giới, hệ thống pháp luật tỏ ra không tương thích với cuộc sống. Phải chăng yếu tố văn hóa, ở những nơi đó, đã bị tách rời khỏi pháp luật hay bản thân pháp luật được xây dựng trên một nền văn hóa méo mó, phi tự nhiên?
  • Quản lý bằng pháp luật như thế nào?

    09/10/2014Nguyễn Đức LamỞ đời “lạt mềm buộc chặt” tưởng chừng như nghịch lý nhưng pháp luật thường được hình dung là nghiêm minh, cứng rắn cũng không phải là ngoại lệ. Quản lý bằng pháp luật, cũng như quản lý nói chung, không phải là buộc diều vào cây sào tre mà hãy như trẻ mục đồng, thả diều bay lượn, đón gió trên bầu trời khoáng đạt, rộng lớn...
  • Pháp luật – Tài sản tinh thần của nhân dân

    21/02/2014Nguyễn Trần BạtXuất phát từ đòi hỏi xã hội phải được điều chỉnh bởi những quy tắc nhất định, pháp luật đã ra đời. Bản chất của pháp luật là các khế ước xã hội, tức là kết quả của sự thỏa thuận của mọi người. Nếu thỏa mãn điều kiện này, sự tự nguyện nhượng bớt một phần tự do cá nhân sẽ đưa đến sự hình thành của nền dân chủ ở đó, tự do không chỉ đơn thuần là tự do bản năng mà sẽ có chất lượng cao hơn, tức là tự do mang trong mình sự hài hòa lợi ích giữa các cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng và ở mức độ cao hơn nữa, tự do như là, phát triển...
  • Luật sư của Nhà nước và Luật sư của người dân

    07/12/2010Đoàn Tiểu LongTừ trước tới nay, các chuyên gia pháp lý của ta đều nhất trí rằng “bình đẳng trước Toà án” chỉ là một nội dung của quyền “bình đẳng trước pháp luật” mà Hiến pháp quy định, tuy nhiên trước Toà án các bên chỉ bình đẳng về mặt tố tụng, tức là đưa ra chứng cứ, tài liệu, yêu cầu và tranh luận, chứ không bình đẳng về mọi mặt. Chính đây là điều đáng suy ngẫm...
  • Nhà nước và pháp luật trong thời kỳ đổi mới

    01/01/1900Nguyễn NiênXã hội ta là xã hội dân chủ: "Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân", "quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân". Cuộc vận động xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở xã, phường, ở cơ quan, ở doanh nghiệp đã được triển khai rộng rãi, thực hiện tích cực đã mang lại những kết quả tốt bước đầu. Nhưng còn cần phải làm nhiều hơn, mạnh hơn nữa.

  • Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật

    30/08/2006Ngọ Văn NhânTrước khi có sự xuất hiện nhà nước, pháp luật và cùng với đó là ý thức pháp luật, những yếu tố tham gia định hướng và điều chỉnh ý thức, hành vi xã hội của con người lại chính là đạo đức, phong tục, tập quán, truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng... đặc biệt là dư luận xã hội...
  • Vì sao người dân thờ ơ với pháp luật

    09/07/2006Nguyễn Đức LamỞ Việt Nam hiện nay cùng với việc có những đạo luật làm ra hầu như "nằm phủ bụi" trên giá, nhưng nhiều đạo luật xã hội rất cần thì lại chưa có. Có một thực trạng cần sớm được khắc phục, đó là một bộ phận lớn dân cư hoặc chua biết đến luật, hoặc ác cảm, thờ ơ với luật, với toà án. Tại sao lại có tình trạng như vậy?
  • xem toàn bộ