Vì sao người trí thức, địa vị vẫn bị CLB Tình Người lừa đảo, 'tẩy não'?

05:23 SA @ Chủ Nhật - 04 Tháng Tư, 2021

GS Lê Văn Lan lý giải việc nhiều người có học thức, thành đạt, có địa vị xã hội nhưng vẫn u mê theo CLB Tình Người và những tổ chức "đa cấp tâm linh"...

Nạn nhân CLB Tình Người: 'Tôi đã sai lầm khi lấy tiền trả nghiệp'

Bàn luận về chủ đề “Thực hành tâm linh: Cách nào tránh u mê?", GS Sử học Lê Văn Lan nêu hiện tượng lợi dụng tôn giáo và tín ngưỡng để dụ dỗ con người sa vào u mê, lầm lạc. Đáng chú ý, trong số này không ít người là giới trí thức, có địa vị trong xã hội.

Lý giải việc CLB Tình Người hay những tổ chức tâm linh đa cấp lừa đảo thu hút được nhiều người có học hành, hiểu biết và có địa vị trong xã hội, GS Lê Văn Lan cho rằng, những tổ chức này đã vận dụng khéo léo, tinh vi và quỷ quyệt kỹ thuật chinh phục đám đông hiện đại.

"Hiệu ứng đám đông luôn là một sức mạnh, ở đây sức mạnh đó đã bị lợi dụng", GS Lê Văn Lan lý giải.

Giáo sư sử học Lê Văn Lan chia sẻ tại buổi tọa đàm.

"Tôi có thể nói một ví dụ thế này, chúng tôi đi tìm hàng ăn, thấy hàng nào có nhiều xe bên ngoài, tức là đông, tức là ngon. Hiệu ứng đám đông buồn cười như thế. Nếu nó ứng dụng vào kinh doanh là bán hàng đa cấp, hiệu quả rất lớn nhưng hậu quả rất khủng khiếp. Hiệu ứng đám đông đã được vận dụng và chinh phục nhiều người, cả người có trình độ cũng không thoát ra được là vậy", GS Lê Văn Lan nêu ví dụ.

Vị chuyên gia phân tích rằng những người trót tham gia tổ chức tâm linh đa cấp, họ có đủ hiểu biết, nhận thức nhưng càng ngày càng lún sâu. Nhưng những người này tay trót nhúng chàm, đã theo đám đông, nếu dũng cảm lộn trở lại thì sẽ mang tiếng phản bội.

Không chỉ vậy, các hội kín còn có những kỷ luật mà thời trung cổ đã xuất hiện, sẽ trừng trị, theo dõi hội viên, làm đủ chuyện như đe doạ bằng những giáo điều, giáo lý. Chính vì thế, dù người tỉnh ra nhưng vì việc tuyên truyền, sử dụng hiệu ứng đám đông của các hội nhóm khiến người tham gia không thoát được.

"Những người bị "tẩy não" thường không hiểu rõ thế nào là tâm linh, thế nào là nghiệp, thế nào là vong. Họ có thể thành thạo trong việc kinh doanh nhưng chưa đạt tới tiêu chuẩn của những người doanh nhân hiện đại là phải hiểu biết thấu đáo. Đây là những người hiểu biết nhưng là hiểu biết vụn vặt và hiểu biết hình thức phiến diện, khi gặp phải những quyển sách nói toàn những chuyện cao siêu, ghê gớm thì sẽ bị thuyết phục", GS Lê Văn Lan nêu quan điểm.

Ông Lan cũng chỉ ra, CLB Tình Người dựa vào cuốn Pháp Bảo để vận hành, đây là cuốn sách hổ lốn và tầm thường, dựa trên quan điểm tín ngưỡng từ thời nguyên thủy là vong, hồn và dùng các thủ pháp hiện đại kết hợp vào các vấn đề, chi tiết của Phật giáo.

Theo nhà Sử học Lê Văn Lan, để người u mê trở về cuộc sống bình thường thì mọi người cần tự giác nâng cao sự hiểu biết của mình, trí tuệ của mình: "Ngôn ngữ của đạo Phật nhấn rất kỹ đến chữ tuệ. Đó là tuệ giác, tuệ tâm, thậm chí là nhìn cũng phải là tuệ nhãn. Tôi rất mong mọi người hãy theo lời dạy của Phật, đề cao và nhắc nhở mình, tự rèn luyện chữ tuệ trong tất cả các lĩnh vực, từ tâm cho đến sự hiểu biết. Chúng ta thực hành tín ngưỡng, đi lễ chùa, thờ Thánh ở đền, chúng ta đi cầu nguyện cho bản thân, cho sự tu tập, cho xã hội, đồng bào, cho những người có thân phận không tốt đẹp…

Tất cả những điều ấy nên đặt vào bối cảnh chung, cũng như bối cảnh của từng người. Hãy có trí tuệ, bên cạnh cái tâm tốt đẹp nên có tuệ. Có tuệ và có tâm, khi đi lễ, làm việc thiện hay đi nghe giảng đạo thì sẽ tránh được sự lôi kéo, ma mị, chủ động, sáng suốt".

"Tôi rất phục ở những người đã ra khỏi CLB Tình Người, không chỉ tự nguyện đi ra, mà còn phản tính, tố giác. Đấy là biểu hiện trí tuệ. Đấy là biểu hiện của người hiện đại toàn bộ", GS Lê Văn Lan nêu quan điểm.

Đa cấp tâm linh

Tại cuộc họp về một số vấn đề hoạt động của CLB Tình Người liên quan đến lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết, phương thức hoạt động của CLB biểu hiện dưới dạng “đa cấp tâm linh”. Những người tham gia tại đây sẽ được yêu cầu đi “gieo duyên” cho người thân, bạn bè nhằm mở rộng quy mô của CLB.

Thành lập từ tháng 7/2019 tại Hà Nội, đến nay CLB Tình Người đã mở rộng địa bàn hoạt động ra nhiều địa phương, trong đó có các cơ sở tại TP.HCM, Quảng Trị, Hà Giang, với hàng vạn lượt người tham gia.

CLB được cơ cấu gồm Ban chấp hành và 7 Ban Chuyên môn; hoạt động dưới hình thức các buổi truyền giảng, lan tỏa trí tuệ tới cộng đồng

Bên cạnh đó, CLB lập ra nhiều website như tinhnguoi.vn, trituecongdong.com, tamlongvang.org, nhandao.org… để tuyên truyền hoạt động.

Núp bóng các hoạt động thiện nguyện và những khẩu hiệu “cho đi là còn mãi”, “lan tỏa trí tuệ tới cộng đồng” được nêu trong tôn chỉ, mục đích hoạt động, CLB đã tiếp tay cho việc tuyên truyền kiến thức tâm linh không có căn cứ.

Từ đây, các thành viên được chỉ dẫn phải bỏ tiền làm từ thiện để giải nghiệp, hoặc chi tiền để CLB “mua hộ”, “đặt hộ” những bộ đồ thờ bằng đồng được quảng cáo là có tính thiêng đặc biệt, với giá tiền đắt gấp nhiều lần so với ngoài thị trường.

Mặc dù kêu gọi từ thiện, nhưng các hoạt động này lại không được công khai mà chủ yếu qua hình thức truyền tai, nhắn tin từ người này sang người khác. Việc quyên góp cũng chỉ được làm âm thầm, bí mật, không được tiết lộ cho gia đình, người thân.

CLB Tình Người trực thuộc Công ty TNHH Phát triển trí tuệ cộng đồng không phải là tổ chức tôn giáo, không có mối liên hệ với bất kỳ tổ chức tôn giáo nào, người đứng đầu CLB cũng không phải là chức sắc tôn giáo.

Chiếu theo khoản 5, Điều 5 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo, hoạt động của CLB Tình Người có dấu hiệu vi phạm Luật ở hai khía cạnh: lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để tuyên truyền mê tín dị đoan và có biểu hiện trục lợi.

Nguồn:VTC News
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mô hình đầu tư Ponzi và những vụ vỡ nợ điển hình

    26/09/2019Người chủ của các mô hình Ponzi thường lôi kéo các nhà đầu tư mới bằng cách cung cấp lợi nhuận cao hơn so với các khoản đầu tư khác, với lợi nhuận ngắn hạn hoặc là cao bất thường hoặc kéo dài một cách bất thường...
  • Thư gửi robot Citizen: 'Tâm linh' và đạo lý

    03/04/2021Xuân An“Tâm linh” là địa hạt không mới. Từ bao đời nay, người ta vẫn sống với niềm tin thánh thiện vào tâm linh. Nhưng cũng vì tính chất cao siêu, huyền hoặc, khó lý giải của nó mà nhiều vấn đề tâm linh cũng rất dễ bị lợi dụng, bị trục lợi...
  • Mê tín, chánh tín

    27/03/2019Hòa thượng Thích Thanh TừMê tín và chánh tín là hai con đường tối sáng khác nhau. Nếu đi bên tối là không thấy bên sáng, nếu đi bên sáng thì không kẹt trong tối. Đạo Phật chủ trương chánh tín, không bao giờ chấp nhận mê tín...
  • Mê tín và chuyện kinh doanh tâm linh

    05/03/2018Quốc KhánhChưa bao giờ việc "phong thần" lại dễ dàng như hiện nay. Một con cá, rắn, cây cảnh, tảng đá,... đều có thể được thờ cúng, chiêm bái như những bậc thánh thần. Phải chăng chúng ta đang bị khủng hoảng niềm tin hay đó chỉ là chiêu trò của những người thích "kinh doanh tâm linh"?
  • Lòng tin

    26/01/2018Nguyễn Thúy ÁiLiệu người ta có sống được không khi không có lòng tin? Câu trả lời dường như quá dễ dàng, người ta chết vì thiếu cơm thiếu gạo, thiếu chất dinh dưỡng hay thuốc men chứ có ai chết vì thiếu lòng tin!
  • Chuyện mê tín của người thời nay

    30/10/2017Lê CẩnĐời sống tâm linh của con người đương đại vẫn có những góc khuất dành cho những điều không thể lý giải được bằng thực nghiệm hay khoa học. Mê tín là những niềm tin “truyền tử lưu tôn” từ hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm trước. Không có cơ sở khoa học nào hết, nhưng chúng vẫn luôn chi phối sinh hoạt của con người một cách vô thức hay có ý thức
  • Đối thoại giữa Tôn Giáo và Tín Ngưỡng

    07/08/2017Nguyễn Tất ThịnhTôi đã đi trong đời sống để trải qua những Tín Ngưỡng. Tôi cũng từng đọc và nghiên cứu nhiều quan điểm của các nhà khoa học, chính khách và các nhà tu hành chính quả để hiểu thêm sâu hơn về Tôn Giáo!
  • Nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

    21/09/2013Trần Đăng SinhThờ cúng tổ tiên là một hiện tượng mang tính lịch sử - xã hội, tồn tại phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mặt tốt của hiện tượng này là ở chỗ, nó nhắc thế hệ những người đang sống phải nhớ đến nguồn, “ăn quả nhớ người trồng cây”, biết kính trọng, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ lúc sinh thời và thờ phụng khi mất. Sự thanh cao, tinh khiết của nó đã trở thành đạo lý, lẽ sống, trở thành nét đẹp trong truyền thống văn hoá của nhiều dân tộc. Song, nó cũng là sự phiền toái, nặng nề khi mang màu sắc mê tín, dị đoan, vụ lợi.
  • Đừng biến tín ngưỡng thành cuồng tín!

    13/09/2013Mùa lễ hội xuân Quý Tỵ đang vào thời điểm cao trào. Tuy nhiên, rất ít người biết được những điều nên làm, ý nghĩa văn hóa, tâm linh khi
    đi trẩy hội, mà phần lớn là hành xử theo kiểu “hội chứng đám đông”,
    gây mất trật tự, phản cảm...
  • Tác động tâm lý

    10/12/2012Huỳnh Thế DuĐối với mỗi người Việt, ít nhất một lần trong đời đã nghe câu chuyện các thầy bói mù xem voi. Mỗi thầy chỉ sờ được một phần của con voi nhưng ai cũng cho mình đúng. Dựa vào triết lý trong câu chuyện này, có thể thấy được phần nào các yếu tố nằm sau sự xáo trộn tâm lý của công chúng cũng như các quan điểm trái chiều trong thời gian qua.
  • Nhận diện thủ thuật kinh doanh đa cấp

    02/05/2008TS. Nguyễn Minh PhongKinh doanh đa cấp là một loại hình kinh doanh phân phối hàng hóa thương mại đặc thù, đã xuất hiện ở nước ngoài rồi du nhập vào nước ta cách đây không lâu và được hợp pháp hóa...
  • Tâm lý học đám đông

    28/10/2006Phạm ToànCái yếu tố bệnh lý để Le Bon nghiên cứu đám đông là tin đồn. Qua tin đồn, ta sẽ hiểu đám đông theo nghĩa là hiểu sự bí ẩn của cách hình thành đám đông để từ đó mà biết cách chi phối đám đông, hoặc theo nghĩa là hiểu tâm lý đám đông không phải để cai trị đám đông, mà để không bị đám đông cai trị...
  • Vì sao mê tín dị đoan vẫn tồn tại và phát triển?

    23/11/2005B.N (theo Ca minteresse)Sự tiến triển của khoa học và những tri thức tiên tiến vẫn không đẩy lùi hoặc triệt bỏ được tệ mê tín dị đoan trong xã hội loài người. Năm 2005 này vẫn còn ghi đậm dấu ấn của điều khó lý giải đó...
  • xem toàn bộ

Thông tin mở rộng