Vì sao mê tín dị đoan vẫn tồn tại và phát triển?

08:06 SA @ Thứ Tư - 23 Tháng Mười Một, 2005

Sự tiến triển của khoa học và những tri thức tiên tiến vẫn không đẩy lùi hoặc triệt bỏ được tệ mê tín dị đoan trong xã hội loài người. Năm 2005 này vẫn còn ghi đậm dấu ấn của điều khó lý giải đó.

The Viện thăm dò CSA củaPháp và các báo LeMonde, LaVie-2003, 58% người Pháp cho rằng, sự tồn tại của Chúa Trời là điều chắc chắn hoặc có khả năng đúng,37% người Pháp tin vào sự phân tích về cá tính qua các dấu hiệu chiêm tinh học (sao chiếu mệnh), 28% tin vào lời tiên đoán của các thầy bói. Theo nhà dân tộc học Dominique Camus, ở Pháp, mỗi tổng có từ 4 - 5 thầy bói, số này tăng gấp đôi ở các thành thị; như vậy, tổng cộng trên toàn nước Pháp có khoảng 40.000 thầy bói. Theo ông, hình dáng chung của lớp người này như sau: trạc 50 tuổi, xuất thân khiêm tốn nhưng có trình độ học vấn cao hơn mức trung bình cả nước.

Về mặt dị đoan trong đời thường, nhiều cái đã đi vào tập quán: một bộ trưởng trong Chính phủ Pháp hiện nay, ông Jean - Louis Borloo, nói rằng, ông luôn mặc một chiếc áo len được coi là thần diệu, để cầu may. Vẫn tại Pháp, vào những ngày 13 thứ Sáu số người đánh Loto thường tăng tới 80%. Trong giới kinh doanh, theo tạp chí Management,20% các cơ quan tuyển dụng đã dùng phương Pháp bí truyền khó hiểu, và chiêm tinh học đã du nhập các đại Công ty. Họ căn cứ vào tử vi, khuôn mặt, đường nét trên bàn tay... để tuyển người.

Tại các nhà hát kịch, người ta kiêng dùng màu xanh ve và hoa cẩm chướng. Còn các thuỷ thủ thì tối kỵ món thịt thỏ và từ "dây thừng".

Cũng để cầu may, cầu thủ bóng đá Basile Boli suốt 10 liền luôn mặc quần lót nhăn hiệu "Kanguru”, còn Z.Zidane bao giờ cũng mặc áo T-shirt lộn trái, bên ngoài là áo 3 lỗ của đội bóng. Đáng chú ý là ở Pháp đã có khoảng 30 ngôi chùa và nhiều sách báo hướng dẫn cách ngồi "thiền", "không cáu giận" và "chịu được đau khổ". Nhiều ca sĩ, nghệ sĩ đã tham gia các giáo phái. Tại trụ sở của Tổ chức các chủ doanh nghiệp Pháp (Medef), người ta lập ra một phòng để nhập định, tĩnh tâm. Ở Trung Quốc, người ta đã ấn định trước thời điểm khai mạc Thế vận hội sắp tới: vào 8 giờ sáng ngày8/8/2008. Bởi lẽ,theo người Trung Hoa, con số 8 là con số "tốt lành". Đấy là chưa kể, trên khắp thế giới, nhiều loại "bùa" cầu may, cầu toàn được bán tại những nơi thờ cúng, và Internet, truyền hình, trò chơi video đã được người ta sử dụng để truyền bá những điều mê tín dị đoan…

Thử tìm nguyên nhân

Trong 3 thể kỷ qua, triết học, khoa học, khoa phân tích tâm lý đã không ngừng tấn công vào điều khó lý giải nói trên. Theo phần đông các nhà tâm lý học và xã hội học thì mê tín dị đoan phát triển mạnh vào những thời điểm bấp bênh, đầy bất trắc và những điều khó dự kiến, nghĩa là khi cuộc sống trở nên phức tạp hơn, khi những tiêu chí, định hướng không còn ổn định thì người ta tự trấn an mình bằng cách trao vận mệnh của mình vào tay một quyền lực cao siêu, dù đó là một thần linh hay những tiên đoán của tử vi. Mê tín dị đoan giúp người ta đương đầu với cái chết, giải thích cuộc sống, hiểu biết thế giới, tìm được một ý nghĩa cho cuộc sống... Theo ông Daniel Boy, nhà xã hội học Pháp, các cuộc điều tra cho thấy, tính cả tin của con người tương ứng với trình độ hiểu biết khoa học của họ. Còn theo nhà xa hội học Gerald Bronner thì đứng trước nỗi lo âu về tương lai, mê tín dị đoan đóng vai trò là một loại thuốc chống ưu phiền. Vì vậy, chúng vẫn tiếp tục tồn tại bất chấp các tiến bộ khoa học, chúng trợ giúp về mặt tâm lý và cho phép con người làm chủ được hoàn cảnh xung quanh. Những ngành nghề mà tương lai bấp bênh thường dễ sa vào những chứng dị đoan.

Một số nhà khoa học cho rằng, những người có "tâm linh" thường tổ chức cuộc sống theo những quy tắc đạo lý: họ ít khi phải đối đầu với sự hỗn loạn và chết chóc. Nói cách khác, đức tin đem lại cho họ một lợi thế cạnh tranh trong những hoàn cảnh khókhăn của cuộc sống.

Christian de Duve, Giải Nobel Y học, nhận xét: 'Trong vòng 3 triệu năm, số tế bào thần kinh của con người đã tăng gấp 3 lần.Hãy hình dung, khi số tế bào ấy sẽ tăng lêngấp 2 lần nữa, lúc ấy, con người sẽ tạo ra một công cụ hiểu biết có khả năng nhận biết và nghĩ ra những điều mà ngày nay chúng ta không thể lĩnh hội được. Tôi cho rằng, bước tiến hoá ấy sẽ đem tới những con người, những bộ não có khả năng tiếp cận cái mà tôi gọi là "cái thực tế cuối cùng"'.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tri thức – Tư tưởng

    09/04/2019Nguyễn Trần BạtSự nâng cao dân trí, sự tiến bộ của nhân dân là thước đo trình độ phát triển của các quốc gia, đồng thời cũng là nguồn gốc của những đòi hỏi ngày càng cao, ngày càng khắt khe hơn đối với những nhà chính trị. Họ buộc phải có những phẩm chất cao hơn, đặc biệt là phải có trí tuệ cao hơn. Thời đại của những phương pháp cai trị ngu dân đã qua...
  • Sự phát triển của nhân loại trong quan hệ với tri thức

    07/10/2016Bùi Quang MinhBài viết này mô tả sự kiến tạo kiến thức của loài người trong ngữ cảnh "chuỗi" biến đổi lớn về văn hoá và nhận thức xảy ra trong quá khứ và dự báo tương lai...
  • Một số vấn đề triết lý hiện đại

    28/12/2015Đỗ Kiên CườngVới tư cách là triết học tự nhiên, vật lý có vai trò quan trọng trong bản thể luận và nhận thức luận. Dưới đây là một số nhận thức cá nhân về các vấn đề triết lý, cũng như mối quan hệ giữa vật lý hiện đại cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Dưới đây là một số nhận thức cá nhân về các vấn đề triết lý, cũng như mối quan hệ giữa vật lý hiện đại với các lĩnh vực khoa học khác...
  • Giới hạn của nhận thức

    23/09/2014Đỗ Kiên Cường“Tự nhiên như người đàn bà ưu làm đỏm, khi thì phơi bày phần này, khi thì phơi bày phần khác trên cơ thể của mình. Và người chiêm ngưỡng kiên nhẫn đến một lúc nào đó sẽ nhìn thấy tất cả”. Đầu thế kỷ XIX, nhằm ca ngợi khả năng vô hạn của nhận thức, nhà khoa học Pháp lừng danh, hầu tước Laplace (1749-1827), được người đương thời xem là có đóng góp khoa học chỉ sau Newton, đã thốt lên nhận định bất hủ như vậy. Hỏi còn gì ve vuốt trí tuệ loài người hơn?
  • Khoa học cứng và khoa học mềm

    03/12/2010Laurent Mucchielli, Đặng Mộng Lân dịchKhoa học cứng và khoa học mềm: khác nhau về đối tượng giữa khoa học về tự nhiên và các khoa học về con người và xã hội, nhưng cùng một phương pháp tiến hành...
  • Các giới hạn của khoa học

    13/11/2005Trịnh Nguyên Huân (dịch)Wigner đã xuất phát từ sự tăng trưởng của khoa học để đi đến các giới hạn tự nhiên của khoa học mà nói cho đúng là khoa học “của chúng ta”. Các giới hạn đó, theo cách hiểu ấy về khoa học nằm trong trí tuệ của con người, trong khả năng ham thích và ham học của con người, trong ký ức và các phương tiện dùng cho sự giao lưu của con người, tất cả có liên quan đến một quãng đời nhất định của con người. Khoa học đó không thể tăng trưởng theo kiểu dịch chuyển một cách vô hạn với ngành mới sâu sắc hơn ngành cũ hay ít nhất cũng bao hàm ngành cũ, mà phải là một kiểu khác – sự dịch chuyển kiểu hai, kiểu dịch chuyển này có nghĩa là chúng ta không thể đạt đến sự hiểu biết đầy đủ cho dù là về thế giới vô tri vô giác.
  • Tử vi: Khoa học hay mê tín

    11/11/2005Hoàng Tùng (Tổng hợp từ các báo Trung Quốc)Tử vi là một dạng thức khoa học hay chỉ là một hình thức bói toán mang yếu tố mê tín và lừa đảo? Câu trả lời đó còn đang gây tranh cãi. Tuy nhiên, có thể nói, với tính chất khoa học thần bí của mình, Tử vi là một đối tượng nghiên cứu khá thú vị...
  • Tư duy phương Đông nhìn dưới ánh sáng học thuyết Einstein

    07/11/2005Nguyễn Huệ ChiĐột phá khoa học của thế kỷ XX được đánh dấu bằng việc khám phá ra thuyết tương đối của nhà vật lý học Albert Einstein ngay vào những năm đầu thế kỷ đã làm chấn động dư luận thế giới, nhưng ý nghĩa lớn lao của nó, theo tôi nghĩ, lại chính là sự tác động dây chuyền và có tính chất lâu dài trong suốt cả một thế kỷ, làm lung lay một phương pháp tư tưởng đã hằn sâu thành nếp, chiếm địa vị độc tôn trong nghiên cứu, có lúc gây bế tắc trì trệ cho nhiều ngành khoa học, không chỉ khoa học tự nhiên mà cả khoa học xã hội và nhân văn - phương pháp duy lý cổ điển [1] của phương Tây...
  • Về sức khoẻ của tư duy

    19/07/2005Tương laiKhông khó khăn lắm để bắt gặp đâu đó quanh ta những người còn rất trẻ những cách suy nghĩ thì quá cũ kỹ, nhạt nhoà, ngược lại có người tuổi cao thậm chí rất cao, nhưng cách nghĩ lại rất trẻ trung, khoáng đạt. Tuy vậy, thực tế đó không bác bỏ một sự thật cũng rất dễ kiểm nghiệm là tuổi trẻ tiếp cận với cái mới, dễ dị ứng với sự trì trệ, không cam chịu với những cái đã quen đang bào mòn sức sống, lẽ sống. Họ không chịu dễ dàng dẫm theo những lối mòn làm chùn bước khát vọng khám phá. Đương nhiên, không phải người trẻ tuổi nào cũng có được cái đó, nếu giả dụ được cả như vậy, thì thật phúc lớn cho dân tộc!
  • Tri thức là gì?

    06/07/2005Phan Đình Diệu, Đại học Quốc gia Hà NộiThế giới đang chuyển biến tới một nền “kinh tế tri thức”, một “xã hội tri thức”, và với xu thế toàn cầu hoá hiện nay, điều đó cũng tác động rất lớn đến các nước đang phát triển như nước ta với không khi ít các cơ hội và đầy rẫy những thách thức. Nhưng, tri thức là gì? làm sao để có được sự giàu có tri thức tạo cơ sở cho một nền kinh tế và xã hội tri thức giàu có trong tương lai?...
  • Bàn về thông tin khoa học

    29/06/2003Giáo sư Phan Văn DuyệtChúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin khoa học. Thế nhưng vẫn còn những điều đáng bàn về thông tin khoa học đại chúng ở nước ta...
  • xem toàn bộ