Thư gửi robot Citizen: 'Tâm linh' và đạo lý

02:12 CH @ Thứ Bảy - 03 Tháng Tư, 2021

Sophia thân mến!

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ vừa có ý kiến chỉ đạo về việc xác minh, kiểm tra thông tin báo chí phản ánh về hoạt động của Câu lạc bộ Tình người sau loạt bài phóng sự điều tra độc quyền của Báo điện tử Đại Đoàn Kết.

Câu chuyện về câu lạc bộ Tình người đang thu hút sự chú ý của dư luận trong tuần vừa qua, vì nó liên quan đến một chủ đề rất nhạy cảm: Tâm linh.

Theo những gì báo chí đưa tin, trong suốt thời gian hoạt động, CLB Tình người luôn đề cao phương châm “kết nối những trái tim nhân ái”, “phát triển giá trị trí tuệ hạnh phúc cộng đồng”…, nghe có vẻ rất phù hợp với đạo lý. Thế nhưng đằng sau đó lại là những buổi rao giảng, truyền bá những thứ có dấu hiệu mê tín dị đoan, núp bóng “tâm linh”, gây bức xúc cho dư luận xã hội. Hiện các cơ quan chức năng đã vào cuộc xem xét…

Sophia thân mến!

“Tâm linh” là địa hạt không mới. Từ bao đời nay, người ta vẫn sống với niềm tin thánh thiện vào tâm linh. Nhưng cũng vì tính chất cao siêu, huyền hoặc, khó lý giải của nó mà nhiều vấn đề tâm linh cũng rất dễ bị lợi dụng, bị trục lợi, hoặc bị hiểu sai, thực hành sai.

Một hoạt động từng diễn ra của CLB Tình người. Ảnh: Báo Đại Đoàn Kết

Phải hiểu và thực hành tâm linh như thế nào cho đúng? Thật khó để trả lời câu hỏi này cho từng người.

Xin phép kể cho cô nghe hai câu chuyện về việc thực hành tâm linh của cá nhân tôi.

Chuyện thứ nhất: Gần đây, chúng tôi có chuyến đi tham quan cao nguyên đá Đồng Văn, nơi địa đầu tổ quốc. Khi xe chúng tôi sắp vào địa phận tỉnh Hà Giang, mọi người trên xe bàn luận xem là nên đến địa điểm nào trước? Nghĩa trang Liệt sỹ Vị Xuyên hay các làng du lịch văn hóa cộng đồng, hay là lên cửa khẩu Thanh Thủy? Sau một hồi cân nhắc, anh trưởng xe - là người đã lên Hà Giang nhiều lần - quyết định tất cả cùng nhau vào nghĩa trang trước, rồi sau đấy muốn đi đâu tiếp thì đi.

Bản thân tôi đã từng là người lính, hơn nữa trong gia đình tôi hiện nay còn có người anh rể là thương binh tại mặt trận này, cho nên tôi ủng hộ quyết định của anh, vào thăm nghĩa trang, thắp hương cho các liệt sỹ. Khi xe rời nghĩa trang tiếp tục hành trình khám phá, anh trưởng xe mới nói rằng khi mình đã biết có nghĩa trang ở đây mà chưa vào thắp nén hương thì cảm thấy không yên tâm. Đi tham quan những chỗ khác cũng không thấy thoải mái trong lòng. Cho nên khi lên đây thì kiểu gì cũng phải vào thắp hương trong nghĩa trang trước đã. Đó cũng là đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.

Một chuyện khác: Tôi có quen một người anh có nhiều kiến thức về phong thủy. Trong một lần trò chuyện, tôi có hỏi anh khi ra mộ thắp hương cho ông bà, bố mẹ, chúng ta nên thắp hương cho các mộ bên cạnh cùng một lúc hay là tiến hành làm sau khi đã đặt lễ, thắp hương cho các cụ nhà mình?

Anh bảo: “Nên đặt lễ rồi thắp hương cho các cụ xong rồi mới chia hương đi thắp cho các ngôi mộ xung quanh. Việc này cũng giống như chúng ta về thăm bố mẹ khi còn sống vậy, phải vào chào hỏi, thưa chuyện bố mẹ mình xong xuôi rồi mới xin phép qua nhà hàng xóm chơi. Như thế mới phải đạo”.

Sophia thân mến!

Thờ cúng ông bà tổ tiên, phụng thờ các anh hùng dân tộc có công với nước, tôn thờ thần, phật, thánh, mẫu... là tôn giáo, tín ngưỡng, là tâm linhcủa người dân Việt Nam. Tuy nhiên, thực hành tâm linh như thế nào cho phải lẽ, từ cách cúng kiếng, khấn khứa, lễ bái, thắp nhang, cho đến việc kiêng khem… lại phụ thuộc vào nhận thức, vào hành vi cụ thể của từng người. Và tôi tin là mỗi người sẽ đưa ra câu trả lời cho riêng mình.

Với riêng tôi, chuyện tâm linh có lẽ không nằm ngoài luật nhân - quả, nói theo các cụ trước đây là phải xem lại cái tâm của mình khi hành lễ, xem cách ăn ở của chính bản thân mình, xem những hành vi ứng xử của mình trong cuộc sống hàng ngày đã chuẩn mực, đúng đắn, hợp đạo lý hay chưa? Ứng xử làm sao cho “phải đạo làm người” là quan trọng nhất.Sau đây hãy bàn chuyện khác. Tức là nếu có xảy ra chuyện gì thì vẫn cứ “Tiên trách kỷ - Hậu trách nhân”, không thể mượn chuyện quỷ thần để biện hộ hay đổ lỗi.

Sống tử tế, làm những việc phù hợp với đạo lý, chắc là sự bình an sẽ đến với mỗi người. Có phải vậy không?

Xin chào Sophia, hẹn gặp lại thư sau.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lệch chuẩn trong lễ hội là do "mù quáng tâm linh"

    09/02/2019Mùa lễ hội bắt đầu, cũng là lúc các nhà quản lý tiếp tục "đau đầu" trước những "điệp khúc" nhiều năm, mà chưa có biện pháp ngăn chặn triệt để: chen chúc, tranh giành, rải tiền lẻ khắp mọi chỗ, chặt chém du khách vv…
  • Tâm linh và Mê tín

    15/06/2020Đỗ Kiên CườngBài “Đất thiêng một giải nghiệm” trên Văn nghệ số 32, ngày 11-8-2007, khá điển hình cho một trào lưu mới tại nước ta hiện nay. Đó là sự lên ngôi của “khoa học tâm linh” hay các hoạt động mang tính tâm linh khác, tuy khái niệm tâm linh chưa bao giờ được làm rõ hay đạt sự đồng thuận. Đây là vấn đề quan trọng mà nếu không giải quyết, có thể gây nhiều hiểu lầm...
  • Gợi ý về minh triết tâm linh & cuộc sống

    24/10/2019Tuệ Thiền Lê Bá BônNgày nay có nhiều nhà khoa học xiển dương các giá trị của tôn giáo, vì thế tôi xin trích dẫn một số quan điểm của vài vị Phật giáo...
  • Mê tín và chuyện kinh doanh tâm linh

    05/03/2018Quốc KhánhChưa bao giờ việc "phong thần" lại dễ dàng như hiện nay. Một con cá, rắn, cây cảnh, tảng đá,... đều có thể được thờ cúng, chiêm bái như những bậc thánh thần. Phải chăng chúng ta đang bị khủng hoảng niềm tin hay đó chỉ là chiêu trò của những người thích "kinh doanh tâm linh"?
  • Hiện tượng tâm linh dưới các góc nhìn

    29/03/2016GS, TS Nguyễn Ngọc KhaTa chỉ có thể cảm nhận được các hiện tượng "tâm linh" mà không thể suy luận chứng minh cơ chế cụ thể. Do chỉ cảm nhận được các hiện tượng "tâm linh” dưới dạng hoạt động của "logic trực giác xuất thần" nên xoay quanh vấn đề tâm linh người ta đã có nhiều ý kiến ở các góc độ khoa học khác nhau...
  • Tâm linh trong khoa học: Các nhà khoa học nổi tiếng nói gì?

    27/07/2015TS. Đỗ Kiên CườngTrong một bài viết trên Epoch Times, tác giả Tara MacIsaac (được Quý Khải biên dịch trên Đại kỷ nguyên Việt Nam) cho rằng: “Một số người có thể coi khoa học và tâm linh là hai phạm trù không thể đồng thời tồn tại, nhưng một số nhà khoa học vĩ đại nhất thời hiện đại đã nhìn nhận chúng là hai thứ không thể tách rời...”. ..
  • Tâm linh hay duy lợi?

    15/04/2015Đoàn Khắc Xuyên“Tâm linh”, “nhu cầu tâm linh”, “truyền thống tâm linh”… chưa bao giờ người ta nghe nhắc đến hai từ “tâm linh” nhiều như bây giờ, giữa lúc mà đạo đức xã hội xuống cấp trầm trọng hơn bao giờ hết...
  • Lý giải về Thế Giới Tâm Linh ứng Nhân

    12/02/2015Nguyễn Tất ThịnhMột trong những điều mà Nhân Loại muốn hiểu ( bằng Trí Huệ, Tín ngưỡng, Chứng Hành ) đó là Thế Giới Tâm Linh, và mỗi Con người cố gắng tìm thấy mình như thế nào trong đó. Và dù sao tôi cũng muốn nói lại : Trời Phật hiện xuống Bảo : Ta đã tạo ra mọi chỗ cho mọi sinh vật và có thể cho Con người mọi điều ước, nhưng hai điều không thể là sự Lương Thiện & Hạnh Phúc. Ta chỉ có Luật Nhân Quả chứ không chịu trách nhiệm thay họ về Đạo Đức – vì Ta không tạo ra cái đó !
  • Những lầm lẫn tai hại về thuật ngữ Tâm linh

    01/12/2014Đỗ Kiên CườngTrên ChungTa.com ngày 17/09/2014 có đăng lại bài viết của Hà Yên “Tâm linh: Sự lẫn lộn và thảm họa”, với rất nhiều lời lẽ đao to búa lớn. Tuy nhiên, thầy Trần Quang Đại, Trường THPT Trần Phú, Đức Thọ, Hà Tĩnh, đã viết một bài bình luận và phản biện rất thuyết phục. Xin được trân trọng cảm ơn thầy! Và tôi xin tiếp lời thầy Trần Quang Đại, nói rõ nguyên nhân của những lầm lẫn tai hại về thuật ngữ tâm linh...
  • Tâm linh: Sự lẫn lộn và thảm họa

    17/09/2014Hà YênTri thức phải giúp chúng ta khám phá ra bản chất của Thế giới xung quanh và bản chất của Tâm linh con người. Vậy mà, từ thế kỷ XVII đến nay, hầu như tất cả mọi người đều cho rằng, Khoa học ngày càng đồng nghĩa với Tri thức, dẫn đến xã hội vô thần, làm cho nền tảng Tôn giáo, tình yêu và lòng trắc ẩn đã bị sai lệch hết sức thảm họa...
  • Thử tìm hiểu về tâm linh

    17/09/2014Bạch Tầm XuânTâm linh là một cụm từ ai cũng biết, nhưng nó xa xôi và hư ảo, các nhà khoa học gọi là Cận Tâm Lý. Thực ra tâm linh diễn ra hàng ngày, từ chính chúng ta và môi trường xung quanh, từng giờ từng phút... Nhưng Tâm linh (cận tâm lý) là gì? Tôi muốn truyền đạt một phần nhỏ bé mà tôi biết được, để các bạn trẻ thử tìm hiểu tâm linh.
  • Nhận thức lại bản chất của ý thức và tâm linh

    30/07/2014Hồ Bá ThâmTrước sự tác động của khoa học hiện đại cũng như các hiện tượng tâm linh đang tạo ra những nhận thức về ý thức, về bản chất của ý thức và tâm linh, thậm chí có thể dẫn tới thay đổi nhận thức khá quan trọng, có tính cơ bản về vấn đề này...
  • Hãy thận trọng nói về tâm linh

    30/10/2013Đạo TrườngNếu là nhà khoa học thực thụ thì người ta sẽ dễ dàng hiểu " niềm tin lớn hơn mọi chứng cớ phản bác " là kết luận chưa đủ để suy diễn ra một khẳng định mới là " không có sự huyền bí "...
  • Giữ gìn góc tâm linh Việt

    24/08/2013Nguyễn Hữu TháiTôi nhận thấy người mình vào những ngày giỗ, Tết, dẫu ở nơi đâu cũng cố gắng quay tìm về cái góc tâm linh của mình. Đó có thể là ngôi nhà cũ với bàn thờ tổ tiên, nơi nhà thờ tộc họ, ngôi đình, nếp chùa quen thuộc, hoặc một đền đài tưởng niệm vào thời đại mới...
  • xem toàn bộ