Cái thực có tính giáo dục cao hơn cái ảo

11:55 SA @ Thứ Tư - 06 Tháng Bảy, 2005

Khoa học ngày nay có vẻ càng mất đi tính hấp dẫn của nó đối với mọi người. Liệu ngành bảo tàng có thể làm gì để giảm tiến trình này đi?

Phổ biến khoa học tức là đem lại cảm hứng khám phá và hiểu biết cho con người. Những cuộc triển lãm khoa học có thể đóngmột vai trò quan trọng vì nó đem lại hứng thú cho công chúng. Khi người ta thực hiện một cuộc triển lãm, cần phải tìm những yếu tố sẽ gây tò mò cho người xem. Như vậy cần trả lời các cây hỏi: cái gì sẽ đem lại bất ngờ, cái gì làm người ta cảm động? Cần cho mọi người tiếp cận được với thực tế, tiếp xúc với với các sản phẩm khoa học, nhất là đối với trẻ con. Người ta thường nghĩ rằng khoa học có thể trả lời được mọi câu hỏi nhưng thực tế không phải như vậy. Chính những câu đã khiến cho khoa học hoạt động. Khi chúng ta đặt người xem vào vị trí của người trong cuộc thì lúc đó họ sẽ cảm thầy khoa học hấp dẫn hơn. Khi đó, chỉ cần thêm những giải thích phụ dưới hình thức đèn chiếu, băng hình, internet hay báo chí.

Nhưng dường như khoa học không hoàn toàn dễ hiểu, dễ nắm bắt?

Để hiểu được khoa học, người ta cần phải sử dụng tới các kiến thức nền cơ bản. Thế nhưng con người thường quên những định luật mình đã được học ở trường. Vì thế cần phải tạo ra những cách tiếp cận khác cho họ. Thí dụ khi bạn muốn cho người ta xem một giỏ đầy bọ que, có khi họ chẳng thấy gì. Nhưng nếu trước đó bạn giới thiệu với họ vớihọ một sơ đồ về loài bọ này thì rất có thể họ sẽ chú ý tới chúng. Ngay cả đối với những bộ môn trừu tượng thì càng cần phải biến thành cái gì cụ thể để người xem có thể hiểu, lĩnh hội. Bạn hãy thử hỏi người ta xem cái gì khiến tay con người cử động được thì chắc chắn đa số sẽ trả lời sai mặc dù ai cũng được học những kiến thức cơ bản này ít nhất một tới hai lần ở trường học. Vậy, thay vì chiểu một sơ đồ trên màn hình thì ta có thể sử dụng một mô hình cánh tay như thật thì người ta sẽ hiểu ngay được vấn đề. Ngay ở Cung khám phá khoa học của tôi cũng sẽ thực hiện các hình thức trình bầy hài hoà giữa cái thực và cái ảo để người xem dễ hiểu nhất.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung khác