Vai trò của Hồng Kông trong nền kinh tế Trung Quốc

09:55 SA @ Thứ Ba - 07 Tháng Mười, 2014

Khi người biểu tình tràn ngập Hồng Kông và mối lo ngại Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào tăng lên thì một trong những mối trăn trở của cư dân thành phố này là, liệu số phận của Hồng Kông có ý nghĩa nhiều đối với phần còn lại của Trung Quốc hay không...

Từ lâu Hồng Kông đã đóng vai trò cầu nối giữa Trung Quốc lục địa và thế giới bên ngoài, chuyển tải dòng chảy thương mại và đầu tư ở cả hai chiều. Vai trò đó dần mờ nhạt trong những năm gần đây, khi Trung Quốc mở cửa biên giới, kết nối trực tiếp vào nền kinh tế toàn cầu. Trung Quốc cũng tích cực xây dựng những trung tâm tài chính-kinh tế Thượng Hải và Thẩm Quyến, với ý đồ thay thế Hồng Kông trong một tương lai không xa.

Các nhà lãnh đạo Hồng Kông cảnh báo rằng, tình trạng bất ổn hiện thời sẽ chỉ dẫn tới kết quả là các doanh nghiệp Hoa lục càng “bỏ qua” Hồng Kông. Nếu chỉ xét về quy mô, lời cảnh báo như vậy có điểm hợp lý: Hồng Kông hiện thời kém quan trọng hơn Hồng Kông trước kia. Tỷ lệ tổng sản lượng (GDP) của Hồng Kông so với toàn Trung Quốc đã giảm từ 16% năm 1997 – thời điểm Hồng Kông được chuyển giao cho Trung Quốc kiểm soát – xuống 3% hiện nay. Điều đó đã làm cho nhiều người – cả ở Trung Quốc và ở nước ngoài – đi tới kết luận rằng tầm quan trọng về kinh tế của Hồng Kông đã phai nhạt. Có thực vậy không?

Không hẳn như vậy. Chỉ quan tâm tới quy mô tỷ lệ thì quá đơn giản. Do kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh trong hơn hai thập niên qua, đà tăng trưởng trải rộng khắp cả nước với hơn 200 thành phố có dân số từ 1 triệu người trở lên và thu nhập tăng nhanh thì không một thành phố nào có thể giữ tỷ lệ chi phối trong GDP. Tuy nhiên, trong lĩnh vực tài chính, Hồng Kông vẫn là bộ phận không thể thiếu được của Trung Quốc. Về một số phương diện, vị trí của Hồng Kông thực sự đã được củng cố chứ không phải bị xói mòn trong những năm gần đây.

Hồng Kông đã chứng tỏ là đáng tin cậy hơn Trung Quốc lục địa với tư cách một nguồn tài trợ vốn cho doanh nghiệp thông qua thị trường chứng khoán. Từ năm 2012 đến nay, thông qua phát hành cổ phần ra công chúng (IPO) tại thị trường Hồng Kông, các công ty Trung Quốc lục địa đã huy động được 43 tỉ đô la Mỹ so với chỉ 25 tỉ đô la huy động được từ hai thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến, theo dữ liệu của công ty Dealogic.

Hồng Kông cũng cung cấp cho các công ty Hoa lục con đường tiếp cận các thị trường vốn toàn cầu thông qua phát hành trái phiếu và vay vốn tín dụng mà không thành phố nào khác sánh nổi. Hơn thế nữa, Hồng Kông còn là nơi điều phối chủ yếu các nguồn vốn đầu tư vào và ra khỏi Trung Quốc lục địa: hai phần ba số vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc năm ngoái đi qua Hồng Kông, tăng hơn gấp đôi so với mức 30% của năm 2005.

Mặc dù phần lớn dòng vốn này chỉ “chảy ngang” qua Hồng Kông, các công ty nước ngoài đều chọn Hồng Kông làm “trạm trung chuyển” để đầu tư vào Trung Quốc vì thành phố này cung ứng cho họ những thứ mà không một thành phố nào ở Trung Quốc lục địa có được: một môi trường đầu tư ổn định, được bảo vệ bởi một hệ thống tòa án minh bạch và công bằng, thực thi một nhà nước pháp quyền đã định hình từ lâu.

Không chỉ các nhà đầu tư nước ngoài mới tìm tới Hồng Kông. Trong 5 năm qua, chính phủ Trung Quốc đã biến thành phố thành nơi thử nghiệm hàng loạt biện pháp cải cách tài chính: con đường quốc tế hóa đồng nhân dân tệ bắt đầu tại Hồng Kông năm 2009 bằng việc dùng đồng tiền này để thanh toán giao dịch thương mại; Hồng Kông cũng là “quê hương” của thị trường trái phiếu “dim sum” – loại trái phiếu vay nợ nước ngoài nhưng định giá bằng đồng nhân dân tệ; và một chương trình sắp được triển khai, lần đầu tiên cho phép mọi nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phiếu niêm yết trên các thị trường Hoa lục qua trung gian của thị trường chứng khoán Hồng Kông. Hồng Kông cũng rất muốn “đăng cai” những cuộc thử nghiệm này với niềm tin đúng đắn rằng chúng rất cần thiết cho sự tồn tại của một trung tâm tài chính mạnh.

Nói tóm lại, Trung Quốc hưởng được rất nhiều lợi ích từ quy chế đặc thù của Hồng Kông. Đó là một thành phố tách biệt, nhưng lại kết nối chặt chẽ, với Trung Hoa lục địa; một lãnh thổ đã hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu nhưng lại được kiểm soát bởi đảng Cộng sản Trung Quốc ở Bắc Kinh. Cán cân quyền lực trong mối quan hệ của Hồng Kông với Trung Quốc cũng đã rõ: hơn một nửa số hàng hóa xuất khẩu của Hồng Kông là đổ vào thị trường Trung Quốc; 20% tổng tài sản các ngân hàng Hồng Kông là cho vay tới các khách hàng Trung Quốc lục địa; danh số của ngành bán lẻ và du lịch – chiếm tới 10% GDP của Hồng Kông – cũng đến từ Trung Quốc. Ở chiều ngược lại, ảnh hưởng trực tiếp của kinh tế Hồng Kông đối với kinh tế Trung Quốc dường như quá nhỏ.

Tuy vậy, sẽ là sai lầm chết người nếu kết luận rằng Hồng Kông không có ý nghĩa gì lớn với Trung Quốc. Nếu Trung Quốc có động thái gì đó gây nguy hiểm cho mối quan hệ đặc biệt này thì Hồng Kông bị đau khổ nhiều nhất nhưng Trung Quốc cũng phải trả một cái giá không hề rẻ.

(theo The Economist)

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trung Quốc: Bản sao nước Mỹ của thế kỷ 19?

    08/08/2016Stephen Mihm và Jeffrey WasserstromPhải chăng Trung Quốc đang thực hiện một bước nhảy vọt chưa từng có lên đỉnh cao của hệ thống kinh tế toàn cầu?
  • Sự thật về mô hình phát triển của Trung Quốc

    20/04/2015Văn NgọcPierre Cohen và Luc Richard xuất thân là nhà báo và nhà văn đã từng sống ở Trung Quốc và biết tiếng quan thoại, hiểu biết rộng về kinh tế, với cặp mắt quan sát sắc sảo của mình, họ đã đi vào từng ngóc ngách của đời sống xã hội Trung Quốc để tìm hiểu một thực tế vô cùng tế nhị và phức tạp để viết một cuốn «La Chine sera-t-elle notre cauchemar?» (Ed. Mille et Une Nuit – Paris 2005, tái bản 5-2008) đầy ắp thông tin và dày công phân tích nhằm chỉ ra những khuyết tật trong mô hình phát triển hiện nay của Trung Quốc...
  • Chống độc quyền trong nền kinh tế

    16/09/2014Nguyễn Trần BạtVề mặt lý thuyết, hiện tượng độc quyền ở Việt Nam là hiện tượng phức hợp vì nó là một hiện tượng có nguồn gốc chính trị, có dấu hiệu kinh tế và cả dấu hiệu hình sự. Để chống độc quyền ở Việt Nam, Chính phủ phải giải quyết một số bài toán...
  • Giảm lệ thuộc vào Trung Quốc như thế nào?

    24/06/2014Trần Vinh Dự - Đinh Tấn NghĩaViệc giảm thiểu các quan hệ kinh tế của Việt Nam với Trung Quốc có giúp gì cho Việt Nam trong vấn đề khẳng định và xác lập chủ quyền thực tế của Việt Nam trên biển Đông hay không? Câu trả lời là không.
  • Trung Quốc - ‘cường quốc đáng kinh’ và ngẫm nghĩ về ASEAN

    12/05/2014Nguyễn Tất ThịnhĐất nước này xưa nay đều có tư cách ‘Nước lớn’ , trước hết vì lãnh thổ rộng lớn và quy mô dân số chiếm 1/5 Thế giới! Cùng với nền văn hóa ghê gớm, đáng tôn trọng, có học thuyết cẩn thận, thành tựu cũng phát tán nhiều ảnh hưởng tới khu vực và văn minh Phương Tây luôn phải tính đến. Nhưng trước kia tự Nó coi mình là ‘Thiên hạ’ vùng vẫy với vấn đề nội tại là chính, thì bây giờ Thế giới mở, con Sư Tử này đã thức dậy! Phiền toái cho Thế giới vô cùng… Vì chính Nó là ‘Quái Sư’
  • Vụ án Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông năm 1931

    24/06/2011Bùi Quang Minh (tổng hợp)Câu chuyện lịch sử năm 1931, Nguyễn Ái Quốc bị cảnh sát Anh bắt tại Hồng Kông, định dẫn độ cho nhà cầm quyền Pháp để lấy tiền, nhưng sau đó đã bị thất bại thảm hại trước sự giúp đỡ vô tư đầy lòng nhân ái của bạn bè quốc tế. Xin đăng tải một số thông tin về việc bắt giữ, việc xét xử và bào chữa cho Nguyễn Ái Quốc để thấy được công lao của gia đình vị ân nhân - luật sư Loseby, cộng sự của ông đối với một người nước ngoài không quen biết, không tiền để trả thù lao và việc xét xử tại tòa của thực dân Anh 80 năm trước...
  • Trung Quốc liệu đã đủ mạnh để làm cường quốc kinh tế thứ hai thế giới?

    07/09/2010Mạnh Kim tổng hợpVới thống kê cho biết kinh tế Nhật trị giá khoảng 1,28 ngàn tỉ USD vào quý II 2010, thấp hơn so với 1,33 ngàn tỉ USD của Trung Quốc trong cùng thời gian. Tuy nhiên, liệu yếu tố “sức mạnh của cơ bắp GDP” có đủ để cho thấy thể trạng cường tráng tương ứng của nền kinh tế Trung Quốc?

  • Khi kinh tế Trung Quốc vượt qua Nhật Bản

    30/08/2010Thái Bình (Tổng hợp)Sau ba thập niên tăng trưởng ngoạn mục, đến quý 2 năm nay kinh tế Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế nhất ở châu Á, thứ hai thế giới, sau Mỹ. Sự kiện này sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế toàn cầu, đến các quan hệ trong vùng Đông Á và Đông Nam Á?
  • xem toàn bộ