Trung Quốc - ‘cường quốc đáng kinh’ và ngẫm nghĩ về ASEAN

10:50 SA @ Thứ Hai - 12 Tháng Năm, 2014

Đất nước này xưa nay đều có tư cách ‘Nước lớn’ , trước hết vì lãnh thổ rộng lớn và quy mô dân số chiếm 1/5 Thế giới! Cùng với nền văn hóa ghê gớm, đáng tôn trọng, có học thuyết cẩn thận, thành tựu cũng phát tán nhiều ảnh hưởng tới khu vực và văn minh Phương Tây luôn phải tính đến. Nhưng trước kia tự Nó coi mình là ‘Thiên hạ’ vùng vẫy với vấn đề nội tại là chính, thì bây giờ Thế giới mở, con Sư Tử này đã thức dậy! Phiền toái cho Thế giới vô cùng… Vì chính Nó là ‘Quái Sư’...

Nhưng Trung Quốc sắp tới sẽ đi đến hủy hoại Thế giới nhiều hơn và chính Nó tự hủy diệt mình, trên cơ sở 5 nguyên do dưới đây :

1. Binh pháp Tôn tử chính là tinh hoa của người Trung quốc trong chiến tranh, nhưng rõ ràng là dựa trên đồng thời tăng cường thứ văn hóa ‘trí trá ghê gớm’ của người Tàu, với quan điểm thực dụng ăn vào các nền chính trị và người dân của họ xưa xay là ‘lấy mục tiêu biện minh cho phương pháp’ giả lả với nhau, xử sự với Thiên hạ kiểu ‘ dĩ bất biến ứng vạn biến’

2. Nền quản trị đất nước tích lũy vào chính nó trong gần thế kỷ qua những sai lầm tất yếu của Chính Đảng cầm quyền ( Đảng trị, tham nhũng, quan liêu, bóp nghẹt tự do và dân chủ …Vừa cộng hưởng vừa kích thích tính ‘bá quyền’ cực đoan – như là thuộc tính của các triều đình Trung Quốc xưa nay…tất thảy làm tăng lên những mâu thuẫn muôn mặt )

3. Nền kinh tế ‘Quái vật’ theo nghĩa tiêu thụ tài nguyên tham tàn, lại tạo ra những sản vật phi kinh tế khủng khiếp ( sử dụng độc hại, đời sống ngắn ngủi, hủy diệt các đối tác khác ). Cùng với khuynh hướng hội nhập toàn cầu là làn sóng người Trung Quốc tràn đến các nơi với muôn điều khó chịu về thứ văn hóa ‘hợm hĩnh, ô trọc, coi thường’ của họ khiến nước nào cũng ghét

4. Sự lên ngôi của Trung Quốc trong thế kỷ 21 về kinh tế ( mang ơn tiến trình hòa nhập của Thế giới ) nhưng lại đi kèm theo việc củng cố sức mạnh quân sự ‘bức hiếp’ hàng xóm. Không hề có những hành động tiên phong về vai trò trách nhiệm tích cực của nước lớn, mà chuyên lợi dụng ‘đục nước béo cò’ / ‘tọa sơn quan hổ đấu’ …mưu cầu ích kỷ vô cùng…

5. Trung Quốc là quốc gia không bao giờ có thể áp dụng được chuẩn mực văn minh chung trên thực tế ( dù nhìn bề ngoài và nghe họ nói thì có vẻ thế ) vì những vấn đề của 5 ngàn năm thành bản chất của xã hội và hành xử chính trị : khi nội chính không thể giải quyết được những vấn nạn, lại lấy việc gây chuyện bên ngoài làm cân bằng tình thế…cứ thế thêm rắc rối….


Dù sao ‘Con Hổ Trung Quốc’ đã thức ! Nó làm gì cũng khiến người ta phải cảnh giác, nó điên lại càng kinh, mà để cho nó no thì muôn loài ngày ngày khiếp vía…Không phủ nhận rằng Con Hổ của Tự nhiên có vai trò sinh thái lớn lao của nó, quá lên thì bắn Bùm cho 1 phát ! Nhưng con Hổ Chính trị Kinh tế Trung Quốc lại không thuộc về tự nhiên…Khổ nỗi là nếu nó lên tiếng gì, hay có làm sao Thế giới đều không ngon giấc, chẳng ngon bữa…

Trung Quốc đến sau năm 2020 sẽ gặp khủng hoảng lớn vì cộng hưởng những khủng hoảng về chính trị, kinh tế, kĩ thuật, đối ngoại ( những vấn nạn xấu tích tụ ung nổ trên đồng loạt các lĩnh vực mà thể chế Nhà nước và tiềm năng của Trung quốc không tự giải quyết được ). Hãy thử xem : chương trình chống tham nhũng của ông Tập đến giờ chưa gì đã chạm tới ‘giới hạn đỏ’ cho dù chưa giải quyết được đáng kể gì trong hơn 25.000 hồ sơ tham nhũng bự, và cũng chỉ là chữa cái phát ra tứ tóe chứ không thể khu trú hay chữa được căn nguyên với Thể chế hiện nay lại không muốn từ bỏ. Kinh tế Trung Quốc tuy có tăng trưởng trên 7,5% nhưng nếu lên 10% ( quá công suất của toàn Quốc gia ) hay bị tụt xuống dưới 6% (đủ duy trì mức tăng cầu của hiện trạng và giữ mức sống hiện tại…) thì đều là ‘giới hạn đỏ’ trong khi tăng trưởng luôn thiên về đầu tư, mà lại đang bão hòa vì chính sách cũ… Thời kỳ vung tiền làm mưa làm gió mua quyền khai thác các mỏ tài nguyên trên toàn cầu chưa được bao lâu thì đã bị cả Thế giới kinh sợ và cảnh giác co lại ( sẽ là cú lật dòng với con tàu tăng trưởng thô lỗ của Trung quốc phụ thuộc vào vốn + tài nguyên + quy mô thị trường ). Gần như tất cả các nước đã nhận ra ‘cơn lốc đen hàng hóa kèm theo hiểm họa kinh tế Trung Quốc’ khi tràn vào nước mình. Công nghệ Trung Quốc tuy có những bước tiến ‘tột bậc’ là gần như ‘làm được mọi thứ’ nhưng tai họa là ‘mọi thứ đều không chất lượng, không đáng tin cậy, phi kinh tế’… Với vai trò cường quốc và phải cạnh tranh với nhiều cường quốc khác mà công nghệ như thế là bó tay ! Thêm nữa, hãy xem hai cách phản ứng của người Trung Quốc : giới nhà giàu thì ôm tiền chạy khỏi nước vì bất mãn bất tín với thượng tầng chính trị, giới dân nghèo thì chất chứa bất mãn bất tín về hạ tầng chính trị…. Với bên ngoài thì gần như không có nước nào tin quý Trung Quốc cho được… bằng chứng là Bắc Hàn sống dựa vào Trung Quốc xưa nay mà luôn ghét và cảnh giác với ‘cái thành trì’ của mình…bằng chứng là nghe Trung Quốc phát ngôn và làm thì gần chưa bao giờ nhất quán ( dù chỉ trong một nhiệm kỳ chính trị ) và tuyệt không thể không có thâm ý mưu hiểm về lợi ích vị kỷ của họ… Người Châu Phi nhận xét : sau cái bắt tay ngoại giao, điệu cười ‘Hảo lớ’ của Lãnh đạo Trung Quốc là những ‘đám mây châu chấu mang tên người Hoa’

Các nước ASEAN chính là khu vực thí điểm và trọng tâm của Trung Quốc trong chiến lược bành trướng mọi mặt của họ với cá ckhu vực khác còn lại và Thế giới ( vì ÂSEAN thực tế là khu vực yếu, lại có nhiều tương tác lợi ích phái sinh của Trung Quốc ). Với Nga thì Trung Quốc khôn lõi xác định là cặp bài chiến lược làm suy yếu phương Tây, và xưa nay về tâm lý tự nhiên ‘ ngại Nga như Chuột gặp Rắn’. Với Nhật thì anh Tàu cứ cố làm căng thẳng quấy đảo thế thôi đủ để xứ Phù Tang này ăn không ngon ngủ không yên, Trung Quốc hiểu Nhật vãn là đối tác kinh tế quá lớn, không dễ bắt nạt mọi nhẽ và không nên để Nhật có cớ mạnh mẽ mà trỗi dậy về Quốc phòng….

Vậy ASEAN nên hành động như thế nào?

Liên kết khu vực với nhau, toàn diện và mạnh lên về thực chất ( hài hòa thể chế và hiệp tác trụ cột với phương Tây, thống nhất đường lối cùng tự bảo vệ chủ quyền và lợi ích chung, dứt khoát không để Trung Quốc lũng đoạn chính trị từng nước, thành lập liên hiệp các nước ASEAN theo mô hình EU đối trọng mạnh với Trung Quốc )

Tôi cho rằng : ASEAN nên suy nghĩ bài học chung của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore …Chính là xây dựng Thể chế tiến bộ, hướng tới văn minh quản trị và hiệp tác đầy đủ rộng rãi với các nước Phương Tây, luôn coi Mĩ làm đồng minh chiến lược ( dù không Nước nào là hoàn hảo nhưng phải chọn mối quan hệ vì phát triển của Quốc gia: Viễn giao đối Cận, hợp Cận đối Cường, Chọn Minh bỏ Hủ…)

Tôi là thường dân mong thế cho vui thôi, chứ đến thảo dân , hoặc là ‘siêu dân’ đi nữa thì ai cũng tự biết là có đến hết Thế kỷ 21 này điều đó cũng không thể. Trở ngại chính là mỗi nước khó mà từ bỏ được đường lối kiểu ‘mũ Kim cô’ của chính mình ( đặc biệt là VN ). Mỗi thành viên của cùng một khối khi bị Tàu bắt nạt, lũng đoạn mà hàng xóm mũ ni che tai, đến chính họ còn không dám kêu, lại nhe nhởn nịnh bợ, vuốt ve chiều chuộng hơn vì sợ Nó giận thì làm được điều gì đây ??? Khiếp nhược vì hủ bại quản trị và hèn hạ chính trị chứ không phải vì sức dân yếu, không phải quan chức kém thông minh hay đất nước thiếu hụt các tiềm năng.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trung Quốc: Bản sao nước Mỹ của thế kỷ 19?

    08/08/2016Stephen Mihm và Jeffrey WasserstromPhải chăng Trung Quốc đang thực hiện một bước nhảy vọt chưa từng có lên đỉnh cao của hệ thống kinh tế toàn cầu?
  • Với láng giềng Trung Quốc phải cương kết hợp với nhu, nhưng không nhược!

    27/05/2015Trần Ngọc Kha thực hiệnTrong bối cảnh quan hệ Việt – Trung có nhiều nổi cộm hiện nay, nhà văn Hoàng Quốc Hải, tác giả hai bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ Bão táp triều Trần và Tám triều Vua Lý có cuộc trò truyện với phóng viên Báo Người cao tuổi...
  • Chúng ta và Trung Quốc đều cần hòa bình hơn chiến tranh

    07/05/2014Phỏng vấn nhà văn Tạ Duy AnhCuộc xâm lăng văn hoá của Trung Quốc vẫn liền mạch từ cả ngàn năm nay. Nhưng chúng ta có bị nô dịch không thì vấn đề đã rõ. Tuy nhiên, cho dù sức đề kháng mạnh đến đâu thì cũng không thể chủ quan. Vả lại cũng nên phân biệt rõ đâu là sự xâm lăng có chủ ý, đâu là ảnh hưởng mang tính toàn cầu hoá. Nếu là do toàn cầu hoá thì chống lại bằng cấm đoán là vô nghĩa...
  • Thói xấu của người Việt khiến hàng Trung Quốc ngập thị trường

    16/01/2014Nguyên ThảoSau hơn 10 năm, nhập siêu từ Trung Quốc đã tăng gấp 100 lần, hàng Trung Quốc ồ ạt chảy vào thị trường Việt Nam từ chiếc tăm tre, dây chun đến những sản phẩm công nghệ cao...
  • Vấn đề Biển Đông: Phải giúp nhiều người Trung Quốc tỉnh ngộ!

    27/07/2011Hoàng Hạnh (thực hiện)“Một số người Việt trong nước chưa hiểu hết các sự kiện đã và đang xảy ra, kiều bào thiếu thông tin. Không chỉ vậy, khá đông người Trung Quốc đang bị phương tiện truyền thông nước họ “đánh lừa” nên hiểu sai về Việt Nam”.
  • Trung Quốc muốn gì?

    22/07/2011Ross TerrillTrong thế giới ngày nay, Trung Quốc là khác thường vì họ vừa một phần là đế chế và một phần là quốc gia hiện đại. Một nhà nước đảng trị theo chủ nghĩa Mác-Lênin hiện đại hóa đã được thiết lập trên một truyền thống cai trị thành công rất lâu đời và tinh thần đế quốc nằm trong truyền thống ấy. Đặc tính này kéo dài đế chế chuyên quyền vào một kỷ nguyên mà các đế chế thường là đa quốc gia...
  • Việt Nam cần nhanh chóng thoát ra khỏi Trung Quốc

    09/07/2011Bùi Công TựTrong bài viết này, tôi muốn cùng bạn đọc tìm hiểu xem Việt Nam đã và đang bị Trung Quốc đe dọa ra sao, ở mức độ nào và có cần thoát ra không?
  • “Sự kiên định của chúng ta chính là cứu một tương lai tiêu cực của Trung Quốc”

    29/06/2011Nguyễn Phan KhiêmTrong lúc cả nước hướng về Biển Đông bao la của Tổ quốc, cùng nhau đóng góp sức lực, trí tuệ để bảo vệ chủ quyền dân tộc, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt xung quanh vấn đề nóng bỏng này…
  • xem toàn bộ