Tuấn - Chàng Trai Nước Việt: Chứng tích thời đại đầu thế kỷ XX

09:21 SA @ Thứ Sáu - 29 Tháng Năm, 2015

Tuấn - Chàng Trai Nước Việt: Chứng tích thời đại đầu thế kỷ XX
Tác giả: Nguyễn Vỹ
Nhà xuất bản: NXB Văn Học

Lời Dẫn

Bạn đọc thân yêu

Bộ sách này không phải là một tiểu thuyết

Cũng không phải là một ký ức cá nhân

Tuấn là một nhân vật tiêu biểu điển hình, tiêu biểu cho những chàng trai Việt Nam sinh trưởng trên đất nước từ đầu thế kỷ XX. Chàng lớn lên giữa một bối cảnh lịch sử và xã hội cổ kính đang biến chuyển dần dần theo định mệnh, do sự xâm nhập của người Pháp hoàn toàn xa lạ từ Phương Tây đến đô hộ xứ ta. Họ đã đương nhiên để lại những dấu tích sâu đậm của một nền văn minh mới, và tạo ra một vận mệnh mới cho các dân tộc Việt Nam.

Với tư cách một nhân chứng vô tư của thời đại, Tuấn thuật lại rất khách quan và chân thật, không màu mè chải chuốt, tất cả những biến đổi phi thường ấy, về lịch sử, xã hội, phong hóa, tập tục kinh tế trong đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân Việt Nam từ 1900 đến nay. Một đời sống dồi dào sinh lực, đầy thử thách và kinh nghiệm.

Những người Việt sinh trưởng vào đầu thế kỷ có thể chứng nhận rằng những sự kiện thấy, nghe, sống, những phong trào, nhân vật biến cố lớn hay nhỏ, ghi lại trong tác phẩm này hoàn toàn xác thực. Ở đây không có chỗ cho tưởng tượng, cũng như chủ quan thành kiến.

Những thế hệ hôm nay và hậu lai sẽ tìm nơi đây những yếu tố để suy nghiệm về lịch sử dân ta.


Về Tác Giả

Sinh tại Làng Tân Hội, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, Viet Nam

Sinh: 01-01-1912
Mất: 02-02-1971

Nguyễn Vỹ (1912 - 1971) sinh ra trong một gia đình cách mạng, là một trong những nhà thơ mới đầu tiên của Việt Nam. Các bút hiệu khác của ông: Tân Phong, Tân Trí, Lệ Chi, Cô Diệu Huyền.

Ông nổi tiếng là một thơ yêu chuộng cái mới và là một nhà báo nói thật.

Thời kì trước Cách Mạng tháng 8/1945, ông hoạt động viết thơ, làm văn, và viết cho các báo ở Hà Nội - một cây bút chính luận sắc sảo. Ông cũng thuộc nhóm nhà văn chống một số các chủ trương của nhóm Tự Lực Văn Đoàn vì họ đả phá hầu hết các phong tục cổ truyền của dân tộc, luôn dùng từ nhaque (pháp hóa của 'nhà quê') để miệt thị người nông thôn. Năm 1937 ông cho ra đời tờ Bạch Nga với quan điểm chính trị quyết liệt nên bị cấm và bị cầm tù.

Thời kì sau 1945, Nguyễn Vỹ tiếp tục hoạt động thơ văn nhưng tại miền Nam và chủ yếu là Sài Gòn. Ông cho in nhiều báo như tờ Dân Chủ ở Đà Lạt (chống chính sách Bảo Đại), nhật báo Dân Ta ở Sài Gòn, tuần báo Bông Lúa, tuần báo thiếu nhi Thằng Bờm, v.v. nhưng hầu hết đều bị đóng cửa, trừ tờ nguyệt san Phổ Thông (chú trọng về văn học nghệ thuật)mà ông chủ trương bán vào năm 1957.

Năm 1956 ông được mời làm cố vấn cho chính quyền bấy giờ nhưng được một thời gian rồi ông rút lui. Năm 1971, ông mất do tai nạn xe hơi.

Ông để lại cho đời nhiều tác phẩm với nhiều thể tài phong phú, đa dạng, phải nói là đồ sộ:

  • Về thơ có: Tập thơ đầu – Premières Poésies (1934, thơ Việt – Pháp), Hoang vu (1962).
  • Truyện ngắn: Vinh và nhục của Nguyễn Văn Nguyên (1936).
  • Tiểu thuyết gồm có: Đứa con hoang (1938), Người yêu của hoàng thượng (1938), Thi sĩ Kỳ Phong (1938), Chiếc bóng (1941), Dây bí rợ (1957), Chiếc áo cưới màu hồng (1957), Hai thiêng liêng (1957), Mồ hôi nước mắt (1965).
  • Chính luận viết bằng tiếng Pháp: Kẻ thù là Nhật Bản (1938), Cái họa Nhật Bản (1938), Tấn kịch Việt – Pháp (1947).
  • Biên khảo: Những người đàn bà lừng danh trong lịch sử (1970). Chứng tích thời đại: Tuấn, chàng trai nước Việt (1970), Văn thi sĩ tiền chiến (1970).

Nguyễn Vỹ là nhà thơ, nhà văn và là nhà báo lão thành trong làng báo miền Nam . Ông được người đời công nhận là một nhà báo dám nói lên sự thật. Về văn, Nguyễn Vỹ chuyên viết tiểu thuyết xã hội. Cùng với tiểu thuyết và các thể tài khác, Nguyễn Vỹ trước sau vẫn là một nhà thơ. Ông thật sự nổi tiếng về thơ. Từ năm 1941, mặc dù có những nhận định có phần khắt khe về Nguyễn Vỹ (phê nhiều hơn là khen), nhưng cả Hoài Thanh – Hoài Chân và Vũ Ngọc Phan đều phải công nhận: “Nguyễn Vỹ là người có tài về thơ“.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mãi mãi tuổi hai mươi

    21/02/2012Kẻ thù không cho tôi ở lại. Phải đi. Tôi sẽ gửi về cuốn nhật ký này, khi nào trở lại, khi nào trở lại tôi sẽ viết nốt những gì lớn lao mà tôi đã trải qua từ khi xa nó, xa cuốn nhật ký thân yêu của đời lính. Ừ, nếu như tôi không trở lại, ai sẽ thay tôi viết tiếp những dòng sau này? Tôi chỉ ao ước rằng, ngày mai, những trang giấy còn lại đằng sau sẽ toàn là những dòng vui vẻ và đông đúc. Đừng để trống trải và bí ẩn như những trang giấy này...


  • Khi U80 đội gạo lên chùa

    08/02/2012Toan ToanNhà văn Nguyễn Xuân Khánh lại vừa nhận Giải thưởng văn học 2011 với cuốn tiểu thuyết dày hơn 800 trang - 'Đội gạo lên chùa'.
  • Dương Hướng thấy gì Dưới Chín Tầng Trời?

    20/06/2011GS. Hoàng Ngọc HiếnGiáo sư Hoàng Ngọc Hiến nhận định về cuốn tiểu thuyết mới nhất của nhà văn Dương Hướng: “Nếu như tiểu thuyết trước hết là cốt truyện thì tác phẩm “Dưới chín tầng trời” thừa sức hấp dẫn. Vì cốt truyện rất ly kỳ, nhiều tuyến nhân vật quan hệ éo le, số phận ba chìm bẩy nổi …, nhiều tuyến hành động diễn ra các miền Trung, Nam, Bắc, có xóm làng và thành phố, có chiến trường ác liệt ở miến Nam và sinh hoạt nhộn nhạo, rối ren vùng biên giới phía Bắc…Với tôi thì tiểu thuyết trước hết là những nhân vật. Tôi sẽ bình phẩm những nhân vật đáng chú ý”...
  • Dương Hướng - từ “Bến không chồng” đến “Dưới chín tầng trời”

    20/06/2011Phong LêBến không chồng - Giải thưởng Hội Nhà văn năm 1991 đưa nhanh Dương Hướng lên một vị trí cao trong thành tựu văn học Đổi mới. Không thuộc đội ngũ “tiền trạm” xuất hiện từ đầu những năm 80 như Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Mạnh Tuấn (sinh năm 1948) - người cùng thế hệ với anh (sinh 1949), đến tuổi 40 mới bắt đầu trình làng với tập truyện ngắn Gót son (1989), thế mà chỉ 2 năm sau, Dương Hướng bỗng trở thành một “tên tuổi” với Bến không chồng...
  • Thần thánh và bươm bướm

    04/01/2011Tiểu thuyết Thần thánh và bươm bướmcủa nhà văn, đạo diễn Đỗ Minh Tuấn, NXB Văn học ấn hành viết về nông thôn Việt Nam thời hội nhập với những buồn vui, hy vọng, ảo vọng và mặc cảm của một nông thôn phải quằn quại chia tay với nền văn hóa ký ức để háo hức hướng về tương lai, với những phận người xoay đảo quanh thần thánh và bươm bướm...
  • Ra mắt cuốn sách “Olga Berggoltz của tôi” - Một Olga nhiều hơn ta từng biết

    05/12/2010Minh ChâuBuổi tọa đàm về cuốn sách Olga Berggoltz của tôi (tác giả Thụy Anh) đã diễn ra tại Hà Nội vào 28/11/2010, nhân kỷ niệm 100 năm sinh của nhà thơ Nga này (1910 - 1975)...
  • Một mình một ngựa

    02/12/2010Tiểu thuyết Một mình một ngựa lấy cảm hứng tử niềm say mê trước vẻ đẹp kiêu hùng của con người giữa cuộc đời gian truân, còn nhiều khuyết tật, đầy mặc cảm cô đơn và dạt dào sức sống mãnh liệt. Có thể coi Một mình một ngựalà cuốn tiểu thuyết mang dấu ấn tự truyện của cây bút văn xuôi Ma Văn Kháng...
  • Thời Của Thánh Thần

    03/11/2010Nhà văn Hoàng Minh Tường có tham vọng lớn là làm một cuộc phẫu thuật lịch sử Việt Nam qua một gia đình nhỏ mà những biến động trong gia tộc có nhiều điểm trùng hợp với lịch sử nước nhà. Tiểu thuyết tái hiện những vết thương thời cải cách ruộng đất, Nhân văn Giai phẩm, những dư chấn Giải phóng miền Nam, v.v…
  • Thời tiết đô thị*

    04/08/2010Ngô Bảo ChâuCó đôi lần tôi bị day dứt bởi câu hỏi này. Cuộc sống hiện đại ngày càng giống một dòng sông cuồn cuộn chảy. Chất liệu cho văn học là cái hỉ nộ ái ố của con người cứ ê hề ra như thế, tại sao văn học Việt Nam đương đại lại trung bình đến như vậy.
  • Biết đâu địa ngục thiên đường là đâu

    07/07/2010Tiểu thuyết miêu tả những số phận trải qua mấy chục năm đầy biến động của đất nước nên không thiếu những tình huống éo le, bi thảm, nhưng tác giả cũng dành nhiều tâm huyết miêu tả những cảnh đời bình dị, êm đẹp ở một làng quê, với tình mẹ con, họ hàng, làng xóm đầm ấm – vẻ đẹp truyền thống và là cội nguồn của sức mạnh Việt Nam…
  • xem toàn bộ