Khi U80 đội gạo lên chùa

03:11 CH @ Thứ Tư - 08 Tháng Hai, 2012
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh lại vừa nhận Giải thưởng văn học 2011 với cuốn tiểu thuyết dày hơn 800 trang - 'Đội gạo lên chùa'.

“Hồ Quý Ly”, “Mẫu thượng ngàn” được nhiều giải thưởng, viết “Đội gạo lên chùa” có lẽ nhà văn nghĩ sẽ “ăn chắc” giải tiểu thuyết của Hội Nhà văn?

Thú thực, khi Hồ Quý Ly(xb năm 2000) được giải thưởng tôi vui hơn nhiều, xúc động nữa: Sau gần 30 năm không được cầm bút, tác phẩm ra mắt được đón nhận ngay. Đến tuổi này rồi, giải thưởng với tôi cũng bình thường thôi, dù mình cũng phấn khởi vì ngoài bạn đọc thông thường, bạn đọc trong giới cũng ghi nhận.

Thoạt nghe “Đội gạo lên chùa”, bạn đọc dễ liên tưởng âm hưởng giễu nhại?

Nếu để cả câu ca dao: Ba cô đội gạo lên chùa/Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư thì thành ra ý giễu nhại. Chỉ tỉa Đội gạo lên chùa, người đọc thấy sự nghiêm túc, tôn kính nhưng trong đầu họ vẫn có âm hưởng của câu ca dao. Thực tế, đạo Phật vốn mềm dẻo, sang Việt Nam càng có tính nhập thế cao, thế nên mới nói cuốn sách được gợi cảm hứng từ “tùy duyên”.

Đưa đạo Phật vào tiểu thuyết không dễ, với “Đội gạo lên chùa” ông có thấy vậy?

Ngày còn trẻ tôi thích tìm đến đạo Phật, sau này thường xuyên đọc sách về Phật giáo, thăm thú chùa chiền và tìm hiểu trong dân gian. Những năm 1960, tôi viết Làng nghèo, do trục trặc, không in. Tôi tự thấy mọi hiểu biết về tôn giáo trong đó quá nông cạn. Về già tôi muốn viết về cái làng ấy, nhưng lúc ấy chỉ còn lại ý tưởng thôi, mọi chi tiết và nhân vật thay đổi cả.

Đội gạo lên chùa xoáy vào văn hóa làng, nhưng tích hợp thêm đạo Phật. Viết về ngôi chùa Sọ, nhưng sự thực trong ngôi chùa ấy đều là những người dân quê cả, họ lại có mối quan hệ với cả văn hóa làng đó.

Sau hai tiểu thuyết trước, ông có coi “Đội gạo lên chùa” là cuộc chạy đua với chính mình?

Nhà văn vượt lên chính mình thật khó. Thực ra, Đội gạo lên chùanằm trong mạch viết về người Việt thông qua văn hóa, mà tựu trung lại là văn hóa làng, ngoài ra còn có cả sự kết tinh của văn hóa Việt ở kinh đô Thăng Long. Nếu chỉ miêu tả không thì quá nhàm, nên muốn tạo tính đa diện người viết không chỉ viết về hiện thực, mà đan cài văn hóa và nhiều tầng khác nhau.


Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh.

Ông chủ định viết cuốn này dài để xác lập kỷ lục nhà văn cao tuổi viết dài nhất?

Đấy là tôi đã cắt đi rồi, nếu không sách lên đến trên nghìn trang. Ban đầu, tôi cũng chỉ định viết chừng 600 trang thôi. Nhưng quỹ thời gian các nhân vật trải qua gần 40 năm, đủ biến thiên từ hai cuộc kháng chiến, qua cải cách ruộng đất. Có người coi Đội gạo lên chùa là tiểu thuyết lịch sử, theo lối viết truyền thống. Thực tế, tôi đưa vào khá nhiều yếu tố hiện đại của phân tâm học, của ý thức, nhục cảm, huyền thoại…

Ông thấy sao khi có ý kiến rằng “Đội gạo lên chùa” có phần xuống tay so với hai tác phẩm trước?

Có người thích Hồ Quý Ly hơn, người thì thích Mẫu thượng ngàn, có người bảo Đội gạo lên chùa mới là cuốn hay nhất của tôi, bởi họ thấy gần gũi hơn, hoặc cũng có khi vì họ thích đạo Phật. Lại cũng có người rất chê, bảo viết đến cuốn này ông Khánh kém đi rất nhiều.

Sách ra tháng 6-2011, nay rục rịch tái bản lần thứ 4, chắc sách của mình cũng được chấp nhận. Hồ Quý Ly Mẫu thượng ngàn thì chuẩn bị tái bản lần thứ 11 và thứ 7. Nói chung, người viết phải đánh vào những vấn đề hấp dẫn được con người hiện đại quan tâm.

Được biết ông nói không với máy tính, chỉ viết tay?

Ngay từ khi có máy tính và internet, bạn văn đã kêu gào tôi viết bằng máy. Nhưng viết bằng tay tôi thấy không đứt mạch. Đến khi chỉnh sửa có hơi vất vả hơn một chút...

Nhà văn thấy sao khi bạn văn nói ông sống trẻ?

(Cười) Cốt là cách sống, suy nghĩ, vấn đề ý tưởng. Chẳng hạn tôi quan niệm là đổi mới chủ yếu là đổi mới tư duy, con người sẽ thấy rất thoải mái. Cách sống cũng thế, vì khi viết nó cũng phản ánh cuộc sống của mình. Tôi cũng rất hứng thú với các chuyến đi, những dịp đi đây đó không phải để viết, mà cho người viết cái nhìn bao quát hơn, cũng có cảnh trí sau này hữu ích khi viết.


Nguồn:Tiền Phong
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tại sao văn học Việt Nam tụt hậu?

    30/12/2016Triệu Từ TruyềnVai trò nhà cầm quyền rất lớn để tạo ra môi trường cho văn thi sĩ sáng tạo. Ngay dưới chế độ phong kiến hà khắc, cũng có nhiều vị hoàng đế ý thức được chính sách này. Dưới thời Napoléon đệ tam, Victor Hugo quyết liệt chống hoàng đế với những lời lẽ miệt thị cùng cực, nhưng ông vẫn được Napoléon III ân xá, dù dứt khoát không thoả hiệp, khi mất Victor Hugo vẫn được tổ chức quốc tang trong điện Panthéon. Rõ ràng chưa có chế độ nào vì chủ trương tự do sáng tác mà bị suy yếu, hay sụp đổ…
  • Chuyện ĐÔI MẮT và cuộc sống hôm nay

    07/11/2014“ Đôi mắt “ là truyện ngắn thành công nhất của Nam Cao sau Cách mạng tháng Tám. Truyện kể cuộc viếng thăm của Độ với Hoàng – một bạn văn cũ, đang đi
    tản cư cách Hà Nội gần trăm cây số. Ý định của Độ là muốn vận động
    Hoàng đi tham gia kháng chiến. Nhưng khi gặp, Độ nhận ra rằng Hoàng vẫn
    giữ lối sống cũ: Kiểu cách, trưởng giả trong khi mọi người đang tham
    gia kháng chiến thì Hoàng lại sống xa lánh mọi người, từ chối các công
    tác cách mạng. Hơn nữa, Hoàng có cái nhìn miệt thị về người nông dân,
    coi họ là những người gồm toàn những thói xấu như ngu độn, tham lam và
    bần tiện cả. Sự thất vọng càng tăng khi Độ nhận ra công việc Hoàng yêu
    thích chỉ là thú đọc Tam quốc chí . ..
  • Ông Phật văn Nguyễn Xuân Khánh

    03/02/2012Phạm Xuân Nguyên... Lấy ngay cuốn tiểu thuyết mới nhất của lão là “Đội gạo lên chùa” mà xem. Đọc xong cuốn đó, tôi thấy mình như được xông hương...
  • Nông thôn trong “Thần thánh và bươm bướm” còn đảo lộn ghê gớm hơn cả thời cải cách

    01/12/2011Hữu ThỉnhTrong mấy chục cuốn tiểu thuyết được vào
    chung khảo thì “Thần thánh và bươm bướm” là cuốn tiểu thuyết duy nhất
    mang tính hài, vừa giả tưởng vừa châm biếm. Trong nhiều cuộc hội thảo
    tôi đã nói là khả năng châm biếm và hài hước của văn học chúng ta lâu
    nay ít, không có nữa. Cái bút pháp như của Vũ Trọng Phụng, của Nguyễn
    Công Hoan sau này không mấy ai kế tục một cách có thành tựu. Rất mừng là
    lần này chúng ta đã phát hiện được một tiểu thuyết bề thế của Đỗ Minh
    Tuấn, có cống hiến về giọng điệu và sắc thái tiểu thuyết. “Thần thánh và
    bươm bướm” đã đề cập một vấn đề nhức nhối nhất, đó là vấn đề đạo đức
    xã hội, thể hiện ở sự săn đuổi đồng tiền ghê gớm nhất, bất cứ cái gì
    cũng có thể biến thành tiền, biến một vật vô tri vô giác thành thần
    thánh cũng chỉ vì đồng tiền, cuộc săn đuổi các bộ hài cốt không biết có
    hay không, cũng chỉ vì tiền! Có thể nói là chưa có bao giờ có cuộc đảo
    lộn như vậy!
  • Chúng ta ít có những tác phẩm hay

    28/07/2011Trần SơnVăn học hay cũng như các môn nghệ thuật khác, ngoài nội dung tư tưởng còn phải có tính hấp dẫn. Thiếu tính hấp dẫn rất khó chinh phục được người đọc. Nếu chúng ta có những tác phẩm hấp dẫn, trong sáng, lành mạnh thì không khó gì không có người đọc. Những tác phẩm văn học gần đây được giới trẻ đón đọc không phải là ít, ví dụ như Chân dung và đối thoại, loạt truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, tiểu thuyết của Bảo Ninh...
  • Trần Dần vượt nhiều “ngã tư”, đến sớm nửa thế kỷ

    21/06/2011Vi Thùy LinhTối 16/6, tại Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội đã diễn ra buổi tọa đàm Trần Dần trong văn xuôi, xoay quanh Những ngã tư và những cột đèn - tiểu thuyết hay nhất của ông. Với văn xuôi, nhà thơ Trần Dần (1926 - 1997) vẫn chứng tỏ tầm vóc của nhà cách tân ngoại hạng...
  • xem toàn bộ