Tự do ngôn luận: Mừng hay lo?

(Theo Economist)
08:05 CH @ Thứ Ba - 19 Tháng Bảy, 2011
Về nguyên tắc, nên vui mừng cho môi trường báo chí tự do ngôn luận, có sự tham gia của toàn xã hội, với phạm vi và nguồn tin đa dạng của báo chí hiện nay. Tuy nhiên, vụ bê bối nghe lén của tờ báo hàng đầu nước Anh News of the World lại đang dấy lên nhiều lo ngại cho sự tự do quá đà.

Thông tin một chiều

Ba trăm năm trước, tin tức được truyền đi bằng lời nói hay thư từ, và lưu hành trong các quán rượu và quán cà phê bằng hình thức tờ rơi hoặc bảng tin. Theo ghi nhận của người quan sát "Các quán cà phê đặc biệt tiện lợi cho các cuộc chuyện trò cũng như dễ dàng loan truyền tin tức".

Mọi thứ dường như hoàn toàn thay đổi vào năm 1833, khi New York Sun, tờ báo đại chúng đầu tiên, đi tiên phong trong việc tận dụng quảng cáo để giảm chi phí xuất bản, đồng thời tạo cơ hội cho các nhà quảng cáo tiếp cận với đông đảo khán giả hơn.

Mạng Internet đang đưa ngành công nghiệp tin tức trở lại với văn hóa đàm thoại của thời đại trước. Tại thời điểm đó, tờ báo bán chạy nhất của Mỹ cũng chỉ bán ra 4.500 bản một ngày; The Sun, với những nỗ lực phi thường đã nhanh chóng đạt 15.000 bản một ngày. Tiếp theo là các đài phát thanh và truyền hình, chuyển nội dung những cuộc đối thoại hai chiều thành tin tức phát sóng một chiều, số lượng đài phát thanh truyền hình tương đối nhỏ và chịu sự kiểm soát của các công ty truyền thông.


Một báo cáo đặc biệt nói, bây giờ ngành công nghiệp tin tức lại trở thành một cái gì đó gần gũi hơn. Tin tức trên Internet có sự tham gia của toàn xã hội, thành viên đa dạng và đa đảng phái, cải thiện được tính rời rạc của các phương tiện thông tin đại chúng trước đây. Tuy nhiên, nó cũng ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội và chính trị.

Phương tiện thông tin đại chúng đang phát triển nhanh chóng trên khắp thế giới. Số lượng báo lưu thông trên toàn cầu tăng 6% giữa năm 2005 và 2009, nhu cầu đặc biệt mạnh mẽ ở những nước như Ấn Độ, nơi 110 triệu bản báo giấy được bán ra hàng ngày. Nhưng dự liệu toàn cầu cho thấy ở các nước giàu, số lượng độc giả lại giảm mạnh.

Độc giả khiêm phóng viên

Trong thập kỷ qua, trên khắp các nước phương Tây, báo chí và tin tức truyền hình nhường chỗ cho những cách loan báo khác. Đặc biệt là, ngày càng nhiều những người bình thường tham gia sưu tập, chọn lọc, chia sẻ, thảo luận và lan truyền tin tức.

Twitter cho phép mọi người ở bất cứ nơi nào thông báo những gì họ đang nhìn thấy. Tài liệu mật được công bố trong hàng ngàn kênh trực tuyến.

Cận cảnh các cuộc nổi dậy Ả Rập và lốc xoáy Mỹ được quay bằng điện thoại di động và đăng tải trên các trang mạng xã hội, thậm chí trên chương trình tin tức truyền hình. Một đoạn video nghiệp dư về trận động đất Nhật Bản đã được xem 15 triệu lần trên YouTube.

Dự án " Crowdsourcing" (Nguồn cung đám đông) mang lại nguồn dữ liệu cho độc giả cũng như các nhà báo, từ công khai chi tiêu của các chính trị gia Anh đến email của Sarah Palin.

Phục vụ mọi tầng lớp

Các trang mạng xã hội giúp mọi người tìm, thảo luận và chia sẻ tin tức với bạn bè của họ. Họ không chỉ còn là độc giả mà là những người đang cạnh tranh với các phương tiện truyền thông.

Các công ty công nghệ như Google, Facebook và Twitter đã trở thành "ống dẫn" tin tức quan trọng (nếu không muốn nói là quá quan trọng). Những người nổi tiếng và các nhà lãnh đạo trên thế giới, bao gồm cả Barack Obama và Hugo Chávez, cũng phải cập nhật tin tức thông qua các mạng xã hội, thậm chí hiện nay nhiều quốc gia tạo sẵn kho dữ liệu thô thông qua sáng kiến ​​"chính phủ công khai".

Internet cho phép mọi người đọc báo hoặc xem các kênh truyền hình từ khắp nơi trên thế giới: Guardian, một tờ báo Anh, có nhiều độc giả trực tuyến nước ngoài hơn là trong nước. Các trag web cho phép người cung cấp cập nhật tin tức mới, từ các blog cá nhân đến các trang lớn như Huffington Post, giúp rút ngắn khoảng cách không gian trong một khoảng thời gian ngắn ngủi.

Và Internet cũng cung cấp những phương pháp tiếp cận hoàn toàn mới cho báo chí, chẳng hạn như WikiLeaks, một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế chuyên đăng tải các tài liệu được gửi đến vô danh và các thông tin rò rỉ chưa từng được công bố. Các hãng tin tức không còn bị kiểm soát bởi một vài ông trùm báo chí và các cơ quan nhà nước như BBC.

Mừng hay lo?



Vụ bê bối nghe lén của tờ báo hàng đầu nước Anh News of the World lại đang dấy lên nhiều lo ngại cho sự tự do ngôn luận quá đà.

Về nguyên tắc, nên vui mừng cho tự do ngôn luận này. Một môi trường báo chí có sự tham gia của toàn xã hội, với phạm vi và nguồn tin đa dạng. Tuy nhiên những người cai trị độc tài lại lo sợ nhiều hơn.

Lo lắng đầu tiên là sự suy giảm của lương tâm nghề nghiệp, tất cả đều phụ thuộc vào sức mạnh đồng tiền. Doanh thu sụt giảm đã làm số lượng và chất lượng điều tra nghiên cứu và báo cáo chính trị của các tờ báo chí in địa phương giảm theo.

News of the World, một tờ báo Anh đã bị bắt vì xâm nhập vào điện thoại di động của người dân, đây là một hình thức khai thác tin truyền thống của các tờ hay viết về các vụ bê bối. Tuy nhiên, internet sinh ra là hình thức mới của lương tâm. Số lượng các tổ chức phi lợi nhuận như ProPublica, The Sunlight Foundation và WikiLeaks ngày càng tăng sẽ giúp lấp đầy khoảng trống do sự yếu kém của các cơ quan giám sát. Công việc này vẫn còn đang trong quá trình hoạt động thử nghiệm nhưng kết quả cho thấy rất khả quan.

Mối quan tâm thứ hai liên quan tới các đảng phái. Các phương tiện truyền thông đại chúng địa phương thường phải được cạnh tranh một cách tương đối công bằng để thu hút tối đa hóa độc giả và nhà quảng cáo. Môi trường cạnh tranh khốc liệt khiến các hãng dường như cố tình khiến người dân có thành kiến với đối thủ của nó.

Ví dụ như Fox News, một kênh truyền hình cáp của Mỹ, làm ra lợi nhuận nhiều hơn so với hai đối thủ của mình là CNN và MSNBC công lại.

Việc các công ty chuyển sang kinh doanh tin tức là không thể ngăn cản, và nỗ lực đảo ngược tình hình sẽ phải cam chịu thất bại. Tuy nhiên, có những việc tự mỗi cá nhân có thể làm để giảm bớt những lo lắng. Khi các nhà xuất bản cung cấp những thông tin mới, chúng cần thận trọng xem xét những nguồn tin của họ. Cũng gióng như người tiêu dùng có thể công khai thị hiếu và tiêu chuẩn yêu cấu đối với sản phẩm họ cần. Mặc dù vậy, cũng nên vui mừng đón nhận môi trường cạnh tranh náo nhiệt và đa dạng của các doanh nghiệp thông tin thời đại Internet.

Nguồn:VEF
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tin hay không tin

    26/12/2019Nguyễn Ngọc BíchĐầu xuân mà thấy hoa mai rơi cánh, hoa đào chưa rộ, không ít ai trong chúng ta không nghi ngại là sang năm sẽ ít may mắn. Nghi ngại là một thái cực trái ngược với tin tưởng, và ở đây xin nói về cái sau, niềm tin…
  • Lịch sử phát triển của tư tưởng về Quyền Con Người

    10/12/2018Những tư tưởng triết học về quyền con người ở Châu Âu thời kỳ Phục Hưng đã có ảnh hưởng quan trọng đến sự ra đời của những văn bản pháp luật về quyền con người ở một số nước của châu lục này, cũng như đến hai cuộc cách mạng nổi tiếng thế giới nổ ra vào cuối những năm 1700 ở Mỹ và Pháp. Hai cuộc cách mạng này đã có những đong góp rất to lớn vào sự phát triển của tư tưởng và quá trình lập pháp về quyền con người không chỉ ở hai nước Mỹ và Pháp mà còn trên toàn thế giới...
  • Đam mê và dân chủ

    25/10/2014Hội PhụTôi dịch tác phẩm "Nền dân trị Mỹ" của Alexis de Tocqueville, in lần đầu năm 2007, tái bản năm 2008. Bẩy tháng liên tục dịch sang tiếng Việt được 954 trang, cố để không được phép sai, lại được Bùi Văn Nam Sơn xem lại và hiệu đính rất kỹ. Đó cũng thành một "khóa học" chính trị - xã hội học mình tự mở cho mình. Sau khóa học, biết thêm đôi điều về hai khái niệm Đam mê và dân chủ...
  • Tự do ngôn luận gần… 75 năm trước!

    30/07/2014Hoàng Ngọc LữVào năm 1936, một cuộc tranh luận xảy ra nảy lửa giữa các tờ báo liên quan đến… Tự do ngôn luận. Bắt đầu từ các tờ Phong hóa, Ngày nay… khơi mào “nổ” với các việc như đưa “tối hậu thư, khai chiến với hết thảy các báo Đông Pháp” để đạt cái gọi là: Xin (báo chí) được tự do ngôn luận! Ngay sau đó, các tờ như Bắc Hà, Nghe thấy… công kích dữ dội về cái được gọi là xin được tự do báo chí ấy...
  • Dân chủ công nghệ và ngôn luận chậm cảm

    25/03/2014Nguyễn Vĩnh NguyênCuộc sống của chúng ta đang bị (hay được) vây bủa bởi những làn sóng thông tin. Nhưng vì sao sự va đập của thông tin, sự kiện ngày càng khiến chúng ta bất an nhiều hơn về thực tại xã hội mà mình đang sống?
  • Chân lý của Tự do

    11/07/2012Hà YênHướng tới Tự do là khát vọng của nhân loại, Vì vậy Tự do được coi là một phạm trù Triết học. Góc nhìn để nhận thức Tự do cũng khá rộng, vì thế các Triết gia không ngừng tìm kiếm một định nghĩa Tư do theo góc nhìn và cách hiểu của mình trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể...
  • Sức mạnh của chúng ta

    13/07/2011Dương Trung QuốcMột bạn rất trẻ đặt cho câu hỏi: Vì sao ngày xưa chẳng có ai giúp đỡ, viện trợ mà chỉ bằng nội lực, ông cha mình vẫn đánh thắng được giặc Nguyên-Mông (thế kỷ XIII), giải phóng đất nước khỏi tay giặc Minh (thế kỷ XV) hay Quang Trung vẫn thần tốc đánh một chập cả hai đạo quân xâm lược ở phương Nam và phương Bắc (thế kỷ XVIII)?
  • Lấy dân làm gốc

    29/06/2011Do những hành động gây hấn của Trung Quốc nền an ninh biển Đông của chúng ta bị đe dọa nghiêm trọng. Đây chính là lúc thử thách bản lĩnh của của mỗi người Việt Nam, nhất là những người lãnh đạo đứng mũi chịu sào, chèo lái con thuyền đất nước. Và cũng chính những ngày này, chúng ta càng thêm nhớ đến cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, có bí danh thân mật là Sáu Dân vừa tròn kỷ niệm 3 năm ngày Ông Sáu đã đi xa...
  • Dân chủ và logic Chính trị

    22/06/2011Nguyễn Tất ThịnhTôi lý giải Dân chủ ở khía cạnh khác: Một người mỗi một năm trong cuộc sống, anh ta lớn lên, mưu sinh và lao động…Trong quá trình đó anh ta cần đến nhiều thứ khác, và cần thêm các quyền cho mình để hành sự, để tiếp cận… những điều ‘có được’ nhờ thế nhiều dần, tăng lên…do đó hình thành cái quyền quan trọng là quyền sở hữu và quyền quyết định…
  • Ngục tù của tư tưởng

    26/05/2011Bùi Lê Phương MinhQuyền tự do là quyền thiêng liêng mà dân tộc Việt Nam đã tốn bao xương máu mới có được. Tự do ấy tối thiểu là cái gì: là tự do mưu cầu hạnh phúc. Nếu một người muốn tự mình mưu cầu hạnh phúc cho mình, thưa các bạn, đó có phải là muốn tự được suy nghĩ cái gì đúng cái gì sai đối với mình? Nói cách khác, tự do mưu cầu hạnh phúc có bao gồm tự do về tư tưởng...
  • Quyền con người

    10/12/2010Ayn Rand“Quyền” là một khái niệm đạo đức; là khái niệm tạo sự dịch chuyển logic từ các nguyên tắc hướng dẫn hành động của cá nhân tới các nguyên tắc hướng dẫn quan hệ của anh ta với những người khác; là khái niệm duy trì và bảo vệ đạo đức cá nhân trong xã hội; là mối liên kết giữa quy tắc đạo đức của một cá nhân và quy tắc pháp lý của một xã hội, mối liên kết giữa đạo đức và chính trị. Quyền cá nhân là phương tiện để đặt xã hội xuống dưới luật đạo đức...
  • xem toàn bộ