Tin hay không tin

02:50 CH @ Thứ Năm - 26 Tháng Mười Hai, 2019

Cùng tác giả:

Đầu xuân mà thấy hoa mai rơi cánh, hoa đào chưa rộ, không ít ai trong chúng ta không nghi ngại là sang năm sẽ ít may mắn. Nghi ngại là một thái cực trái ngược với tin tưởng, và ở đây xin nói về cái sau, niềm tin…

Niềm tin trong con người bị dao động, khi họ không biết ngày mai sẽ ra sao. Tâm trạng ấy xuất hiện khi một người đang có quyền cao chức trọng hay nắm trong tay tiền rừng bạc bể; hoặc khi ở tù mà không bị tuyên án, chẳng biết ngày năm ra. Khi ấy, đương sự nghĩ đến thần thánh và cầu nguyện, hay đi xem bói toán để đề Phòng. Đấy, người quyền thế hay cao sang chưa hẳn đã sướng! Và khi ấy họ cũng phải bám víu vào một niềm tin.

Niềm tin có thể chia làm ba thứ. Thứ nhất là tin vào thần thánh, tức là niềm tin tôn giáo; thứ hai là tin vào chính mình, hay tự tin và thứ bạ là tin vào người khác. Phân cho rạch ròi và lấy chính mình (chủ thể) làm điểm trụ, rồi lấy một cái gì bên ngoài mình làm đối tượng thì là như thế; nhưng có vẻ như ba loại niềm tin kia có một gốc chung; cái nọ dẫn đến cái kia.

Niềm tin tôn giáo thúc đẩy chủ thể tin vào đối tượng là một đấng thiêng liêng (Trời, Phật, Chúa...), sống theo lời dạy của vị ấy và phó thác cuộc sống của mình cho vị ấy. Họ phải được dạy dỗ từ tấm bé, học qua gương người đi trước và tự mình đôi lúc cũng phải chịu thử thách. Niềm tin ấy không nhằm giúp chủ thể giải quyết cuộc sống hiện tại nhưng là cuộc sống tương lai, ở thế giới bên kia, mà trong đời mình có lúc họ sẽ tự hỏi về nó. Tuy không nhắm vào hiện tại; nhưng nó giúp họ chấp nhận những khó khăn của hiện tại; vì tin rằng chúng là tạm bợ, đời sau mới là vĩnh cửu, là luân hồi. Niềm tin tôn giáo có một sức mạnh vô song. Nó tạo cho chủ thể một nơi ẩn nấp trong hiện tại. Giống như câu thành vịnh: “Dầu qua thung lũng âm u, con sợ gì nguy khốn, vì có chúa ở cùng. Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm”. Vâng, câu ấy đã giúp cho đân tộc Do Thái vượt qua mọi gian truân trong lịch sử của họ. Thậm chí hôm 9/11/2001, sau khi thành phố New York bị tấn công, tổng thống Bush đã đọc câu này trên truyền hình để trấn an dân chúng Mỹ.

Tin vào đấng thiêng liêng là tin vào “một điều tốt lành”. Đấng ấy luôn luôn tốt lành vì vô hình, vô ảnh. Một triết gia nào đó, một lãnh tụ nào bất kể, nếu có khả năng thuyết phục người khác (người nghe) về một điều nào đó mà họ chủ trương, hay một việc gì đó họ muốn làm rằng đó là “một điều tốt lành” thì trong đầu óc người nghe, điều kia, việc nọ trở thành “lý tưởng”. Sở dĩ vậy, vì chúng ra tất cả đều mong muốn điều tốt lành cho mình và muốn có chung để mình được hưởng. Vậy người muốn “làm điều tốt lành” là người có lý tưởng. Họ trở thành người tự tin; tin rằng mình bỏ sức làm một việc tốt lành cho chính mình, và cái gì tốt cho mình thì cũng tốt cho người khác; hoặc ngược lại thì cũng thể.

Nói tự tin là vì có lý tưởng thì cũng chưa trọn vẹn; vì tự tin cũng có thể xuất phát từ những nguồn gốc khác: có cái do trời cho, có cái do người làm. Thật vậy, nếu bạn có hỏi bất cứ phụ nữ nào rằng khi được người khác khen đẹp thì họ cảm thấy gì? Cậu trả lời sẽ là: “Thấy tự tin”. Trong khi ấy, lại không ít thanh thiếu niên thấy tự tin khi có... dế xịn!

Loại tin cuối cũng là tin người khác. Về người khác thì có nhiều: bạn bè, vợ con và cả chính quyền.

Tôi xin chọn lĩnh vực kinh doanh. Trong kinh doanh không ai chiến thắng ai; vì nếu một bên thắng, bên kia sẽ thua, thì chỉ còn một mình; vậy buôn bán với ai? Cho nên trong kinh doanh luôn luôn phải có đối tác. Do vậy, ngày nay người ra nói cả hai bên cũng thắng. Muốn thế, hai bên phải tin nhau. Tin nhau là yếu tố cốt tủy để kinh doanh thành công.

Về niềm tin trong kinh doanh đã có học giả nghiên cứu về “Sức mạnh của niềm tin trong ối liện hệ nhà sản xuất và người buôn lẻ” (Nirmalya Kumar, “Managing of Value Chain”, Harvard Business Review, 2000). Theo Kumar, khi làm ăn với nhau như đối tác, nhà sản xuất và người buôn lẻ có thể mang lại cho người tiêu dùng những giá trị cao nhất với chi phí thấp nhất; còn nếu một bên lợi dụng sức mạnh của mình - là A - để đôi bên kia - là B - phải chịu thiệt thòi, thì điều ấy sẽ trở lại ám ảnh bện A khi sức mạnh của họ bị thay đổi; hơn nữa khi A khai thác ưu thế của họ một cách có hệ thống thì cuối cùng nạn nhân B cũng sẽ tìm cách chống lại. Do đó, hai bện phải tạo nên sự tin tưởng lẫn nhau (trust).

Tin tưởng lẫn nhau nghĩa là A tin rằng có thể dựa vào B vì B giữ lỜi. Đó là sự tùy thuộc lẫn nhau (dependability). Muốn vậy hai bên phải nói thật (honesty). Nhưng chỉ thế thì chưa đủ. Lấy bạn làm thí dụ cho dễ hiểu. Nếu một người mua hàng của bạn nói rằng không thưc hiện hợp đồng nghiêm chitnh thì họ sẽ bắt bạn đến, và người ấy quyết tâm như thế. Đấy là một người nói thật và dựa vào được, nhưng chưa phải là một người mà bạn đặt niềm tin.

Mấu chốt để phân biệt giữa một cái gì tin được hay không tin được là khả năng của cả hai bên tạo nên một nhịp cầu của niềm tin (leap of faith): hai người cũng tin rằng người này quan tâm đến lợi ích của người kia, và không ai sẽ ra tay mà không đếm xỉa gì đến tác hại của việc mình làm đối với người kia.

Sự tin tưởng người khác trong kinh doanh dường như nặng nề hơn so với khi tin người khác nói thật; bởi vì cái trước bao hàm một tài sản hữu hình, hay là một lợi ích nhìn thấy được. Muốn tạo ra sự tin tưởng trong kinh doanh, Kumar cho rằng phải có một sự phân chia công bằng được thực hiện theo một thể thức công bằng. Bàn tiếp những vấn đề ấy ở đây là... vô duyên phải không ạ?

Niềm tin tạo nên hy vọng và yêu thương. Đức Khổng Tử đã nói: “Người mà không có niềm tin thì không biết ra thế nào? Ấy chẳng khác gì xe lớn chẳng có đòn ngang thẳng; xe nhỏ chẳng có đòn ngang cũng thì làm sao cho xe chạy được?”. Vâng tôi tin! Chứ còn như câu này: “Ai mà tin cậy ở một người đàn bà tức là tin cậy vào những tên trộm”. Ô hay! Cái ông Hésiode này, dớ dẩn quá! Và tôi không tin!.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Niềm tin

    12/09/2018Nguyễn Ngọc BíchNiềm tin có thể chia ra làm hai lĩnh vực. Một là tin vào mình và có ba dạng: tin vào chính mình hay tự tin, tin vào một cái ngoài mình và tin vào một đấng thần linh. Hai là tin vào người, làm cho người tin mình, và mình tin người. Trong cuộc sống hàng ngày, hai lĩnh vực của niềm tin kia pha lẫn với nhau và khó phân biệt, nhưng chúng có các tác động khác nhau...
  • Những niềm tin lẩm cẩm

    02/09/2016Một ông chủ hàng thịt chó danh tiếng ở Hà thành kể với tôi: Đầu tháng, mùng 1 tới mùng 3 hàng em nghỉ, nhân viên "đi phép" về quê. Từ mùng 4 túc tắc ngày vài con. Sau rằm mới tăng tốc. Ngày cuối tháng: trăm con, cả nghìn khách...
  • Trên những bước đi của niềm tin và lòng kiêu hãnh

    01/01/2016Cánh cửa của một năm mới đang từ từ mở ra. Và cánh cửa của lòng ta cũng đang mở ra rộng lớn hơn bao giờ hết. Những ngọn gió xuân đang tràn về và chân trời đang rộng mở. Hãy mở tất cả những ô cửa trong ngôi nhà mình và hãy mở mọi cánh cửa của tâm hồn mình để bước ra và lên đường…
  • Niềm tin & sự ổn định xã hội

    18/04/2015Hoàng ĐộĐất nước đang đi vào một thời đại mới đầy những thách thức và cạm bẫy, xã hội lại đang ngổn ngang với nhiều vấn đề về văn hóa, suy thoái đạo đức, giá trị tâm linh một thời bị xem nhẹ nay có những biểu hiện biến tướng tiêu cực. Điều này là do đâu? Cũng từ niềm tin mà ra. Niềm tin không phải tự nhiên có mà xuất phát từ nhận thức. Khi có được niềm tin, thì chính nó sẽ dẫn dắt hành động...
  • Bàn về uy tín

    17/12/2010Vũ Duy ThôngUy tín là trừu tượng nhưng lại rất cụ thể. Uy tín là không khí dân chủ, tin cậy lẫn nhau trong công việc. Uy tín của nhà quản lý được định lượng bằng kết quả hoạt động ở một tổ chức nào đó. Uy tín rất dễ mất đi nhưng cũng có thể đi cùng ta suốt đời...
  • Tốc độ của niềm tin

    28/03/2010Là một cuốn sách khai phá và làm thay đổi nhận thức, Tốc độ của Niềm tin thách thức giả định lâu nay của chúng ta cho rằng niềm tin chỉ là một đức hạnh xã hội mềm yếu, dễ vỡ và thay vào đó chứng minh rằng niềm tin là một động lực kinh tế, có sức mạnh vật chất...
  • Niềm tin và sự ngờ vực

    07/05/2009Nguyễn VinhBộ phim Doubt với dàn diễn viên đầy tài năng đã "truyền thông" được một diễn tiến tâm lý nhiều dao động của con người trên sợi dây quan hệ giữa sự nghi ngờ và niềm tin trong cuộc sống. Nhưng nó không phải là bài thuyết giảng minh hoạ một thứ triết lý cao cả bằng cách đưa ra một kết thúc có hậu…
  • Niềm tin và xây dựng niềm tin khoa học

    14/09/2006TS. Trịnh Đình BảyVấn đề niềm tin từ lâu trở thành đối tượng nghiên cứu của lịch sử triết học bởi vai trò định hướng hết sức quan trọng của nó đối với con người. Không có niềm tin, đặc biệt là niềm tin khoa học, con người sẽ sống và hoạt động không có định hướng, luôn bi quan, dao động và không phát huy được khả năng chủ động sáng tạo của mình…
  • Chính là cần có niềm tin

    23/11/2005Hồng NgọcHỏi: "Làm thế nào để du học sinh đang ở nước ngoài đăng kí kết hôn được với người trong nước? Trả lời: “Thế có người nhà làm ở phường” hay làm "cao cao bên cửa sổ không?"
  • Hy vọng, Niềm tin và Mơ ước

    08/07/2008Minh BùiCon người tin tưởng, hy vọng và mơ ước về một tương lai tốt đẹp là hình ảnh đối lập với con người lo sợ trong hiện tại và day dứt về quá khứ. Nhưng điểm quan trọng là cần biết và học cách Mơ ước, Tin tưởng và Hy vọng!
  • xem toàn bộ