Từ hiện tượng Hoàng Tuấn Công, bàn về học thuật và học phiệt

10:47 CH @ Thứ Hai - 30 Tháng Mười, 2017

Việc Hoàng Tuấn Công cho ra mắt công chúng cuốn sách “Từ điển Tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân – Phê bình và Khảo cứu” gây nên một hiện tượng trong học thuật nước ta vốn có nhiều dịp dậy sáng. Lần này là lĩnh vực Ngôn ngữ vốn được định danh ở “3 Kh”: Khô, khó, khổ. Đồng thời cuốn sách cũng cho thấy một hiện tượng đáng chú ý trong xã hội: Tâm lý học phiệt trong tranh luận khoa học trước các vấn đề thuộc phạm vi học thuật.

Hoàng Tuấn Công - Người đầu tiên lên tiếng phê bình từ điển Nguyễn Lân

Trên báo Giáo dục & Thời đại, ra ngày 22-4-1991, đăng bài: “Một vài góp ý cho cuốn Từ điển từ và ngữ Hán Việt” của 2 tác giả Trung Thuần - Việt Tâm.

Việt Tâm là bút danh của PGS Ngôn ngữ học Vương Lộc. Trung Thuần là bà Nguyễn Trung Thuần - Nhà nghiên cứu và biên soạn từ điển - Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam.

Đây là tác giả có bài viết xuất hiện đầu tiên phê bình những sai sót của tác giả Nguyễn Lân khi biên soạn từ điển. Bà Nguyễn Trung Thuần chia sẻ:

“Ngay từ khi cuốn “Từ điển từ và ngữ Hán Việt” của Nguyễn Lân vừa ra đời, tôi (Nguyễn Trung Thuần) và ông Vương Lộc (bút danh Việt Tâm), là những người chuyên biên soạn từ điển các loại, đã nhận thấy nhiều điều không ổn về kĩ thuật biên soạn từ điển và thứ mà tác giả gọi là “từ và ngữ Hán Việt” trong bộ sách này. Thế rồi, hai thầy trò đã quyết định viết ngay một bài nhận xét đăng báo”.

Theo bà Thuần, việc lên tiếng ở thời điểm đó là “một hành động dũng cảm của cả các tác giả lẫn tòa soạn Báo Giáo dục& Thời đại”.

NHẾCH NHÁC HỌC THUẬT

Trước hết, phải nói rõ, chúng tôi không sử dụng các đại từ đứng trước tên 2 tác giả vì chúng tôi coi đây là 2 tác gia có tác phẩm để đọc và phản ánh. Việc gọi thẳng tên là bình đẳng giống như gọi Nguyễn Trãi, Nguyễn Du hay Lê Lợi, Quang Trung...

Về học thuật, bất cứ ai sinh ra ở Việt Nam đều có tố chất nghiên cứu khoa học, vì thế nước ta hiện nay có 24.000 tiến sĩ là minh chứng rõ ràng nhất (đấy là còn chưa kể các loại tiến sĩ tâm linh, tiến sĩ kỷ lục gia không có tên trong sổ sách Nhà nước quản lý nhưng nhan nhản trên các bìa sách và cạc-vì-dịt).

Trở về trước, có câu nói được cho là của Hoàng Ngọc Hiến: Dắt 1 con bò qua biên giới trở về cũng thành phó tiến sĩ (ngày nay gọi là tiến sĩ). Chúng tôi có nhiều bạn là tiến sĩ thực học, song giữa thời buổi đồng thau và đồng đen cùng đồng bóng lẫn lộn thế này thì nhiều vị tiến sĩ thực học phải chịu lộn sòng với tiến sĩ giấy là điều chua chát. Lại phải nhớ đến câu của Hoàng Ngọc Hiến: Cái nước mình nó thế!

Nhếch nhác học thuật từ đâu mà ra? Đó là từ chính các lò đào tạo khoa học. Từ phổ cập xoá mù chữ, đến nay tuy không có tuyên ngôn nào chính thức nhưng Việt Nam sắp hoàn thành phổ cập đại học tiến đến phổ cập thạc sĩ và tiến nhanh tiến mạnh phổ cập tiến sĩ, vững chắc tiến lên phổ cập giáo sư. Học viện Khoa học Xã hội (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) vừa qua là tâm điểm để báo chí gọi là“lò ấp tiến sĩ”. Có vị trongmột năm hướng dẫn đến…44 học viêncao học các ngành Luật, Chính sách công, Công tác xã hội; còn với đào tạo tiến sĩ đã “ấp nở thành công”12 nghiên cứu sinh.Trong khi đó, theo quy chế của Bộ GD-ĐT, giáo sư được hướng dẫn tối đa 7 học viên cao học, còn ở bậc tiến sĩ hướng dẫn cùng lúc không quá 5 nghiên cứu sinh.

Nhếch nhác học thuật từ đâu mà ra?Đó là từ chính sự dễ dãi của các nhà giáo dục và đào tạo.Và cũng chính các cơ quan Nhà nước cũng đề ra tiêu chí khi bổ nhiệm ngồi ghế lãnh đạo thì phải có bằng thạc sĩ, tiến sĩ.Có một bà đầm đi ngang Hồ Gươm đã nghe được câu chuyện vỉa hè rằng, ở viện nọ có vị giáo sư đã từng nói đầy giễu cợt: “Nếu anh làm Thị Mầu chửa mà làm được luận án thì con bò cũng đội được mũ tiến sĩ”. Thế mà rồi anh làm Thị Mầu chửa có bằng tiến sĩ thật. Bằng tiến sĩ về vấn đề bản quyền sở hữu trí tuệ trong tác phẩm truyền mồm do học viện rất quyền lực đào tạo!

NHỮNG LỜI TÁN… NHẢM

Trở lại câu chuyện học thuật và từ điển Nguyễn Lân. Thứ nhất, phải nói cho sòng phẳng, Nguyễn Lân không hề được Nhà nước phong học hàm Giáo sư.Đây là điều không thể chối cãi.Tìm tất cả các văn bản hành chính của Nhà nước từ đợt phong học hàm đầu tiên năm 1956 đến nay đều không hề có tên Nguyễn Lân.Chúng tôi đã kiểm tra kỹ lưỡng cuốn “Giáo sư Việt Nam” do Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước biên soạn, GS Phạm Minh Hạc – Chủ tịch Hội đồng Biên soạn, NXB Khoa học Xã hội (2004) tuyệt nhiên không thấy tên Nguyễn Lân – tác giả về từ điển Tiếng Việt. Nhà nước cũng không hề có quy định truy phong giáo sư.Bởi vậy, việc in học hàm Giáo sư lên trước tên Nguyễn Lân là sự mạo xưng cần phải tước bỏ. Nếu muốn, hãy đề Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân - đó là học hiệu Nhà nước tôn vinh rõ ràng không có gì phải bàn cãi.

Việc mạo xưng giáo sư trước tên Nguyễn Lân, kể từ năm 2013 đến nay, khi Lê Mạnh Chiến viết bài phân tích kỹ càng mà gia đình vẫn để thì đó là cố ý từ phía gia đình. Nếu nói do các nhà sách và các nhà xuất bản tự ý ghi vào bìa thì cho thấy ý thức của hậu duệ kém, không biết giữ danh giữ giá cho ông cha. Gia đình thừa khả năng yêu cầu các đơn vị xuất bản không được ghi 2 chữ Giáo sư lên trước tên Nguyễn Lân. Cái gì không phải của mình thì không có nhận. Có người gọi Giáo sư Văn Như Cương thì ông Cương chỉnh ngay: Tôi chỉ Phó Giáo sư. Có người gọi Giáo sư Dương Trung Quốc, ông Quốc chối phắt: Tôi chỉ Cử nhân!

Trở lại công trình ngôn ngữ học của Nguyễn Lân được Hoàng Tuấn Công khảo đúng với tinh thần học thuật.Chúng tôi ngờ rằng công trình Ngôn ngữ học của Nguyễn Lân được Hội đồng đã bỏ phiếu thông qua Giải thưởng Nhà nước (2001) đánh giá với tinh thần “mặt trận”. Bởi vì, ngay tên gọi đã thấy tính liên hiệp: "Cụm công trình về giáo dục học từ điển tiếng Việt". Khác gì ở tỉnh nọ có ông tốt nghiệp kỹ sư Mỏ nhưng ngồi hội đồng chấm chuyên ngành Múa vì chung chữ M.

Theo chúng tôi, đã là học thuật thì nên công bố rõ danh tính Hội đồng đã bỏ phiếu thông qua việc trao Giải thưởng Nhà nước cho từ điển Nguyễn Lân. Đồng thời cũng công bố rõ trước công luận văn bản đánh giá nhận xét công trình của thành viên Hội đồng chuyên ngành.Những vị còn tại thế hãy mạnh dạn lên tiếng để bảo vệ quan điểm của mình khi đã bỏ phiếu tán thành thông qua.

Rõ ràng, các công trình về ngôn ngữ học của Nguyễn Lân không phải sách tham khảo hay sách nghiên cứu, mà sách từ điển Nguyễn Lân được in đại trà cho học sinh phổ thông từ bậc Tiểu học lên đến Trung học Phổ thông. Đã là sách đại trà thì khó lòng mà sai nhiều như thống kê của Hoàng Tuấn Công, hoặc lạc hậu, nhất là Từ điển. Cuốn sách của Nguyễn Lân dạy cho học sinh viết nhiều từ sai chính tả hiện hành vì thế nó khó lòng đáp ứng nhu cầu giáo dục học sinh “giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt” hay quy định “chuẩn chính tả” trong nhà trường phổ thông, cũng như các cơ quan Nhà nước hiện nay.

Lại có nhà thơ viết về tán dương nồng nhiệt tác giả Nguyễn Lân và cuốn “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” trên Tạp chí Tài hoa trẻ (số 132-133, tháng 11-2000, tr. 5) như sau: “Một mình ông làm bằng công việc của cả một viện ngôn ngữ. Công trình đồ sộ ấy ông lại hoàn thành ở cái tuổi 95… Ở ông, điều làm tôi kinh ngạc là dường như ông không có tuổi già…”.

Lời tán dương ấy khiến nhà ngữ học Nguyễn Đức Dương phải hạ bút trên Tạp chí Thông tin Khoa học & Công nghệ Thừa Thiên Huế, số 1 (31) – 2001, như sau: “hẳn tác giả Góc sân và khoảng trời, Chân dung và đối thoại, chỉ mới kịp lật dăm trang đầu và vài trang cuối để biết rõ công trình mình sắp nhận xét dày bao nhiêu trang, thế thôi! Chứ nếu chịu khó đọc một chút, dù chỉ vài chục trang thôi, chắc thế nào người viết cũng phải đỏ bừng mặt, bởi lẽ những gì mà ông viết ra chỉ chứng tỏ được một điều: “Chẳng cần có một chút tri thức nào về tiếng mẹ đẻ, người ta vẫn có thể trở thành một nhà thơ, thậm chí là một nhà thơ nổi tiếng”.

THÁI ĐỘ HỌC PHIỆT

Hai chữ học phiệt ban đầu là do Phan Khôi sử dụng khi tranh luận cùng Phạm Quỳnh trên tờ “Phụ nữ Tân văn”, số 62, ra ngày 24/7/1930, nhan đề “Cảnh cáo các nhà “học phiệt”.

Hai chữ học phiệt từ 87 năm trước đã sống lại trong không khí tranh luận xung quanh việc Hoàng Tuấn Công - một tay bạch đinh xứ Thanh - chỉ có tấm bằng Cử nhân (so với đại đa số các Tiến sĩ, Phó Giáo sư và Giáo sư hiện nay thì Hoàng Tuấn Công được xếp vào diện bần cố nông về bằng cấp) đã ra hẳn cuốn sách phê bình từ điển Tiếng Việt của Giáo sư Nguyễn Lân (cụm công trình đã được trao Giải thưởng Nhà nước năm 2001).

Khởi thuỷ phải nhắc đến tính học phiệt của chính tác giả Nguyễn Lân. Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu, người có bàn tay vàng trong y khoa hiện nay, cháu nội tác giả Nguyễn Lân, viết trên Facebook: “Cảm ơn tình cảm của nhiều người đã quý mến dành cho ông những “mỹ từ” to tát, nhưng tôi chắc chắn rằng ông không thích và không tự nhận bao giờ. Ông chỉ thích một điều đó là làm việc và làm việc. Những quyển sách mà ông viết trong những năm cuối đời, ngoài 90 tuổi đã thể hiện một nỗ lực phi thường của một người nhỏ bé. Tôi cũng cảm ơn những người đã đọc rất kỹ các quyển sách của ông để tìm ra các sai sót. Đây sẽ là những đóng góp mà chắc chắn nếu ông còn sống sẽ được ông thay đổi bổ sung trong các lần tái bản của mình”.

Tiếc rằng, đương thời khi tác giả còn sống, đã có người phê bình từ điển có nhiều lỗi sai. Người phê bình đấy là ông Huệ Thiên tức học giả An Chi. Trên Tạp chí Văn (bộ mới) số 6 ra tháng 9-2000 và số 8 ra tháng 11-2000, Huệ Thiên trong bài viết “Đọc lướt Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân”, mới ở các vần A, B, C (chiếm 1/5 quyển sách) đã chỉ ra 117 mục từ sai.

Số 8 ra tháng 11-2000 đăng đồng thời bức thư của tác giả Nguyễn Lân gửi ông Tổng biên tập Tạp chí Văn. Trong thư, tác giả Nguyễn Lân thừa nhận: “Tôi đã 95 tuổi, một mình soạn quyển từ điển dày 2.111 trang ấy. Tất nhiên không thể hoàn hảo được nên trong bài Đôi lời tâm sự thay lời tựa tôi có ghi: Vì tuổi cao có thể có những sai sót, dám mong các độc giả dùng sách này vui long chỉ bảo cho” (Tạp chí Văn, số 8 năm 2000, tr. 100 – 101).

Vậy nhưng khi trao đổi với những lỗi do Huệ Thiên phê bình, tác giả Nguyễn Lân viết: “Sau khi đọc bài “Đọc lướt Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân”do ông Huệ Thiên viết, tôi rất ngạc nhiên trước những nhận xét sai lệch của ông ấy (…) Ông Huệ Thiên nêu lên đến 34 từ (theo Huệ Thiên thì thực tế chỉ 33 - KMS) để phê bình tôi, nhưng đại loại từ nào ông ấy cũng mắc sai lầm cả” (Tạp chí Văn, số 8 năm 2000, tr. 101 – 102).

Tiếc rằng, ông Huệ Thiên sai lầm thế nào thì tác giả Nguyễn Lân không chỉ ra. Như vậy, thực tế không phải như bác sĩ Hiếu viết: “Đây sẽ là những đóng góp mà chắc chắn nếu ông còn sống sẽ được ông thay đổi bổ sung trong các lần tái bản của mình”. Đây là thấy sai nhưng không sửa!Chẳng phải một thái độ học phiệt ư?

Mới đây, trên báo Công an Nhân dân, khi phỏng vấn TSKH Phan Đình Tân - Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng LLPB VHNT TƯ - nhà báo Thanh Hằng đã tiết lộ chi tiết: "Một vị “chức sắc” trong giới ngôn ngữ cho rằng, sách của Hoàng Tuấn Công mắc nhiều sai sót, không phân biệt được các loại từ điển, giải thích thì sai về phương pháp luận... nhưng lên tiếng với người “tay ngang” thì không đáng".

Chúng tôi không rõ vị “chức sắc” trong giới Ngôn ngữ kia là ai mà thái độ lại học phiệt đến vậy? Vị “chức sắc” này nói Hoàng Tuấn Công không phân biệt được các loại từ điển, lại giải thích sai về phương pháp luận nên không đáng để lên tiếng! Lạ quá nhỉ! Kể ra, vị “chức sắc” trong giới Ngôn ngữ ấy mà mạnh dạn bước ra tuyên bố với công chúng những chỗ Hoàng Tuấn Công không phân biệt được các loại từ điển, lại giải thích sai về phương pháp luận... thì công chúng sẽ nhiệt liệt hưởng ứng. Như vậy là đã có trọng tài khoa học.

Tiếc thay, vị “chức sắc” trong giới Ngôn ngữ ấy lại núp. Còn 2 cơ quan khoa học Nhà nước là Viện Ngôn ngữ học và Viện Từ điển Bách khoa - 2 cơ quan có đầy đủ chức năng chuyên môn đứng ra cầm cân nảy mực thì vẫn... im lặng một cách đầy hàm tiếu!Chẳng phải một thái độ học phiệt ư?

*

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tự do học thuật: Sinh lộ của một nền văn minh

    26/01/2019Bùi Văn Nam Sơn"Tư cách người trí thức" theo nghĩa rộng, chỉ những ai được thụ hưởng nền giáo dục đại học và "có năng lực diễn đạt ý kiến dưới hình thức văn bản". Vì thế, môi trường đại học là nơi thể hiện quyền tự do này một cách tập trung và đậm đặc nhất...
  • Tính trung thực của người nghiên cứu

    07/05/2018Vũ Cao ĐàmNhững ví dụ nêu ra trong bài viết này chúng tôi cố ý chọn những sự kiện xuất hiện đã rất xa trong quá khứ, hầu như chỉ liên hệ với những người đã từ nhiệm, để tránh những điều tế nhị liên quan đến những người đang có địa vị đương thời. (Nói là những sự kiện đã xảy ra rất xa trong quá khứ, nhưng không phải không còn tồn tại trên đất nước ta). Dù vậy, chúng tôi vẫn gửi lời xin lỗi các bạn có liên quan đến các sự kiện được nêu.
  • Tại sao hôm nay chúng ta chậm chạp trong việc nghiên cứu Phan Châu Trinh?

    10/04/2017Vương Trí NhànDù đã nhất trí với nhau trong nhận định rằng Phan Châu Trinh xứng đáng là nhân vật “ đinh và đỉnh” của lịch sử hiện đại, nhưng hầu như chúng ta vẫn chưa tìm được câu trả lời tại sao như vậy và nếu thế thì tư tưởng chủ đạo ở Phan là gì...
  • “Nhà nghiên cứu” tương lai chỉ là Những nhà chép sách?

    17/08/2015Nguyễn Văn Ninh (Hà Nội)Nhiều sinh viên không phân biệt đâu là tài liệu, đâu là sách, đâu là bài viết, bài báo hoặc là thông tin do một tổ chức có uy tín đánh giá trong phần “tài liệu tham khảo” của các luận văn
  • Hỏi và Đáp - hai thao tác cơ bản trong học tập và nghiên cứu

    11/04/2014Bùi Quang MinhHỏi và Đáp là hai mặt căn bản của quá trình con người tư duy. Đứng trước những điều chưa biết, chưa hiểu, hay hiểu chưa chắc chắn, rất tự nhiên chúng ta đều tự đặt ra cho mình một hay nhiều câu hỏi...
  • "Nên tạo môi trường tự do học thuật….”

    26/08/2013Lâm Tuyền thực hiệnTôi rất thích câu châm ngôn của người Ấn Độ: “Thà đốt một que diêm còn hơn là ngồi yên nguyền rủa bóng tối”. Góp sức vào đổi mới giáo dục bằng những việc có thể là nhỏ,  nhưng thiết thực...
  • Trao đổi học thuật: Hệ thống lý luận phát triển đất nước

    20/07/2011Ông Nguyễn Trần Bạt nói chuyện năm 2008Tôi vẫn cứ bồi hồi về việc các anh đến đây, bởi vì trao đổi với những người đã đạt đến một cương vị quản lý ở cấp như các anh, đối với chúng tôi là một vinh dự và thích thú. Sự thích thú ấy thể hiện ở chỗ là như vậy, cái cách mà đảng cầm quyền hoạt động đã gần đúng. Tôi nói là gần đúng vì có lẽ cần phải mở rộng hơn diện tiếp cận như thế này. Trong những lần nói chuyện trước, tôi đã nói rồi và hôm nay tôi xin nhắc lại, tôi đã định nghĩa các anh là những vệ sĩ lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, của hệ thống chính trị...
  • Liêm chính trong học thuật

    17/06/2010Phương AnhGần đây, hiện tượng “đạo văn” và “tham nhũng học thuật” đã nổi lên như một vấn nạn nghiêm trọng, tạo ra một hình ảnh rất không đẹp về nền giáo dục của Việt Nam.
  • Góp bàn về tư tưởng học thuật của Trương Tửu

    14/12/2009GS.TSKH. Phương LựuNhưng điều đặc biệt quan trọng ở đây là trong công trình của Trương Tửu không thấy có chỗ nào bộc lộ quan điểm trên của Trotsky, thậm chí có biểu hiện ngược lại, nếu liên hệ một cách gián tiếp. Trương Tửu chủ yếu viết về văn học cổ điển (thơ ca dân gian, Truyện Kiều, Nguyễn Công Trứ, v.v..
  • Vũ Ngọc Phan với các giá trị văn chương-học thuật dân tộc

    09/10/2009GS Phong LêVũ Ngọc Phan mất giữa năm 1987, tức là ông vẫn chưa được hưởng một chút thư thái, an nhàn nào trong sinh hoạt vật chất vốn rất khó khăn đối với cả dân tộc chúng ta hồi ấy. Ông cũng chưa được hưởng một sự cởi mở trong sinh hoạt tinh thần để thấy giá trị nguyên vẹn về mặt khoa học của số lớn những gì ông đã viết trong Nhà văn hiện đại.
  • Dương Quảng Hàm và bước đầu hình thành một nền học thuật

    24/09/2009Vương Trí NhànỞ Dương Quảng Hàm, các học trò luôn luôn nhận ra một lòng yêu nước kín đáo (tài liệu đã đăng ở tờ Bách khoa số 1-11-1966). Yêu nước kiểu ấy - một thứ lòng yêu nước sâu sắc nhưng tự giấu đi, và chỉ còn bộc lộ qua một trình độ chuyên môn vững chãi - là nét đặc thù thấy ở nhiều học giả chân chính nửa đầu thế kỷ XX.
  • Khái luận về văn minh học thuật nước Pháp

    04/07/2009Phạm QuỳnhVăn minh học thuật một nước là tiêu biểu cho tinh thần nước ấy. Tinh thần ấy phát hiện ra nhiều cách, nhưng rút lại có mấy cái đặc tính nó phân biệt nước ấy với các nước khác, khiến cho nước ấy có một cái hình dạng riêng trong vạn quốc, một cái địa vị riêng trong thế giới.
  • Không thể giải quyết các vấn đề học thuật bằng tư duy hành chính

    23/10/2003Tuyển sinh đại học & cao đẳng (ĐHCĐ) theo phương thức ba chung: Chung đề, chung đợt và sử dụng kết quả chung, đã được thực hiện trong hai năm 2002, 2003. Hiệu quả kinh tế xã hội khá rõ rệt. Ví dụ, theo ước đoán của Bộ GDĐT, sự cải tiến này ở hai khâu đầu có thể bớt lãng phí cho xã hội khoảng 500 tỉ đồng. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhiều biện pháp được thực thi, song khâu xử lý kết quả chung, một khâu cuối cùng - giai đoạn gặt hái, rất tiếc lại vượt khỏi sự kiểm soát? Vậy, nguyên nhân thật sự bất cập nằm ở đâu? Điều này rất cần được xem xét một cách nghiêm túc để rút kinh nghiệm cho những kỳ thi năm sau.
  • Sinh viên phải là nhà nghiên cứu

    10/03/2003Trong hai ngày 7 và 8/3, tại Vĩnh Phúc, đã diễn ra hội thảo quốc gia “đổi mới phương pháp dạy - học ĐH, CĐ”. Phát biểu trong chương trình khai mạc, giáo sư Hoàng Tuỵ cho rằng: đã có nhiều thảo luận về đổi mới giáo dục ĐH nhưng đến nay vẫn chưa có sự thống nhất. Chưa có sự thống nhất về sứ mạng, mục tiêu mà đã bàn về phương pháp thì không thấu đáo, nhưng “đành phải tạm thôi”.
  • xem toàn bộ