Trò chuyện cùng họa sĩ
Tên sách: Trò chuyện với họa sĩ
Tác giả: Lê Mĩ Ý
Khổ sách: 20x20
Số trang: 200
Xuất bản: TT VH Ngôn ngữ Đông Tây - NXB Thời đại
Mỗi sự vật cần nhiều góc nhìn
Nguyễn Bỉnh Quân
Hiện thực như viên quặng quí thô. Bất kỳ sự vật nào cũng cần sự mài rũa của nhiều góc nhìn, nhiều thế hệ để có thể trở nên lóng lánh. Vẻ đẹp của Van Gogh hay bức tranh đời Tống cũng nhờ sự nhìn nhận từ nhiều góc cạnh, qua nhiều thế hệ mới trở nên những viên kim cương quí giá như ngày nay.
Để nhìn nhận thì một cách mở nhất, tiện nhất, cũng lí thú dễ tiếp cận nhất là “trò chuyện”. Hai người cùng với sự vật, vấn đề mà họ đề cập tranh luận tạo ra một tam giác context rộng rãi để thấy sự vật rõ hơn. Người đọc được cái quyền quan sát cả ba, tạo một không gian thú vị. Tôi biết thêm về người vấn, người đáp và đối tượng vấn đáp của họ. Tôi có thể đồng tình, phản đối hay bổ sung, đính chính… Lê Mĩ Ý, nhà báo, nhà thơ, người yêu thích mĩ thuật đã chọn phương thức “Trò chuyện” để dẫn dụ ta, không chỉ trong các bài phỏng vấn mà cả trong các bài báo ở phần II của cuốn sách. Văn phong nhẹ nhàng nhưng không thiếu sự xác quyết. Có khi “đáo để”, nhưng căn bản lại ngây thơ thiệt tình làm “đối phương” được cuốn vào đối thoại hữu ích. Nhờ vậy cuốn sách mỏng nhưng cọ xát nhiều vấn đề thiết thực, quan trọng của đời sống mĩ thuật thời nay.
Người ta luôn chê trách phê bình mĩ thuật (và văn nghệ nói chung) nhưng không thể phủ nhận vai trò tối quan trọng của nó và truyền thông đối với sự phát triển của nghệ thuật, nhất là trong thời đại thông tin.
Những người như tác giả cuốn sách này không chỉ đóng vai người quan sát (như họ thường tự nhận) mà đã trở thành một tác nhân trong đời sống mĩ thuật, văn hóa.
Đôi lời tác giả
Lê Mĩ Ý
Tôi vốn là một kẻ “ngoại đạo” với hội họa. Tự cho mình đã hữu duyên khi không trực tiếp tham gia và đời sống mĩ thuật nhưng vẫn thường xuyên quan tâm đến những tác phẩm mĩ thuật, và đằng sau đó, là những cảm nhận chia sẻ với đời sống của người sáng tác, cũng như người lưu giữ các tác phẩm ấy…
Cuốn sách này được ra đời trong sự hữu duyên đó, với những câu chuyện đôi khi tản mạn, không ăn nhập gì với các tác phẩm nghệ thuật cụ thể, hay quan điểm nghệ thuật của họa sĩ. Nhưng có thể, tất cả những gì tản mạn, nhỏ nhặt, những niềm vui, nỗi buồn, sở thích, suy tư mà các họa sĩ đã chia sẻ trong cuốn sách này cũng là những điều đã góp phần vào quá trình sáng tạo, với cá tính và phong cách riêng, được họ thể hiện trong tác phẩm của mình.
Danh sách các họa sĩ có mặt trong cuốn sách, được xếp theo thứ tự Alphabet tên tác giả, không có ý sắp xếp thứ bậc gì hết. Tựa đề sách, không hàm nghĩa là ở đây có tất cả những gương mặt đại diện cho nền mĩ thuật Việt Nam. Và các bài viết, dù là cảm tính cá nhân, trò chuyện cởi mở hay hướng về những vấn đề lí luận, vẫn trong tinh thần mong muốn được người “trong đạo” chia sẻ.
Trân trọng cảm ơn các họa sĩ đã trò chuyện và cung cấp thông tin, hình ảnh. Xin gửi lời tri ân đến nhà thơ Phan Đan, họa sĩ Nguyễn Thanh Bình, họa sĩ Lê Thiết Cương và dịch giả Đoàn Tử Huyến đã giúp đỡ hoàn thành cuốn sách này.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáBàn về Nguyên khí, Dương khí & Âm khí
08/12/2009Nguyễn Tất Thịnh