Triệu phú phải nhờ gái điếm

05:31 CH @ Thứ Sáu - 03 Tháng Chín, 2010
Nhiều năm trước đây, trong một lần diễn thuyết, ngài Tôn Trung Sơn*)(1866-1925) đã kể lại một câu chuyện: ở đảo Ja Va trong quần đảo Nam Dương, có một nhà triệu phú Hoa Kiều, của cải có hàng triệu đôla.

Một hôm, trên đường đi thăm bạn, quên không mang theo giấy thông hành ban đêm và đèn đi đêm, kết quả là không sao về nổi. Bởi vì pháp lệnh trong vùng quy định, người Hoa đi đêm không mang đèn và giấy thông hành, nếu bị tuần tra Hà Lan**) (Netherland) bắt gặp, thì nhẹ cũng phải nộp phạt, nặng có khi phải ngồi tù. Không còn cách nào hơn, ông ta phải bỏ ra một đồng bạc, nhờ một cô gái điếm Nhật Bản đưa về. Bởi vì bọn Hà Lan đi tuần sẽ không can thiệp vào khách làng chơi của mấy em.



Tôn Trung Sơn nói: "Bọn gái điếm Nhật Bản tuy khá nghèo túng, nhưng Tổ quốc họ thì lại rất giầu mạnh, cho nên địa vị của họ cũng cao, hành động sẽ được tự do hơn. Người Hoa Kiều kia tuy là nhà triệu phú, nhưng Tổ quốc của anh ta lúc ấy còn chưa giàu mạnh, cho nên cả đi đường anh ta cũng không được tự do, địa vị xã hội của anh ta còn không bằng một cô gái điếm Nhật Bản".

Những lời nói mang theo sự căm hờn đó, giống như một nguồn điện kích vào lòng chủ tọa, nên đã dấy nên một luồn phản ứng rất mạnh mẽ.

Ghi chú của chungta.com:

*)
Tôn Trung Sơn(còn gọi là Tôn Dật Tiên) là người nhà cách mạng dân chủ Trung Quốc, lãnh đạo cách mạng Tân Hợi lật đổ triều đại Mãn Thanh. Ông nêu ra chủ thuyết Tam Dân (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc). Người dân Trung Hoa gọi ông là "Quốc phụ" (Người cha của đất nước). Tôn Trung Sơn kể câu chuyện khi diễn thuyết để nhấn mạnh vấn đề dân quyền tự do, dân tộc độc lập, minh họa cho thuyết Tam Dân.

**)Chuyện kể từ thời kỳ Hà Lan còn là một nước thực dân đế quốc. Ngày nay, đa số các nước đều là các nước độc lập, tự quyết thể chế chính trị, chính sách kinh tế xã hội và người dân của các nước được hưởng các quyền lợi phát triển của đất nước mình.

Thông qua bảng danh sách Chỉ số phát triển con người(HDI - Human Development Index) của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) công bố năm 2009 gồm 177 quốc gia chúng ta có thể nắm được mức độ ảnh hưởng của các chính sách quốc gia đến chất lượng cuộc sống của người dân. Chỉ số phát triển con người (HDI) là chỉ số tổng hợp của tuổi thọ trung bình, tỷ lệ biết chữ, giáo dục và các tiêu chuẩn cuộc sống các quốc gia trên thế giới.

Theo bảng này: Hà Lan có chỉ số HDI đứng thứ 12 thế giới, Trung Quốc chỉ số HDI đứng thứ 85 thế giới, và Việt Nam có chỉ số HDI đứng thứ 108 thế giới.


....

...


***)Theo Amartya Sen, một nhà khoa học người Mỹ gốc Ấn Độ (người cùng với nhà kinh tế người Pakistan Manbub ul Haq xây dựng nên chỉ số đo HDI năm 1990)các thể chế dân chủ sẽ quyết định mức độ người dân được hưởng các quyền tự do và quyền lợi phát triển khác đến đâu. Trong cuốn Phát triển là quyền tự do (Development as freedom) - công trình khoa học ông đoạt giải thưởng Nobel về kinh tế học: kinh tế phúc lợi, nguyên lý phát triển con người, cơ chế của sự nghèo đói và lý thuyết về chủ nghĩa tự do chính trị của ông năm 1998 viết: “Quyền tự do vừa là mục tiêu cuối cùng của đời sống kinh tế, vừa là phương tiện hữu hiệu nhất để đạt được phúc lợi chung”.Amatya Sen cho rằng,“sự phát triển được coi là một quá trình mở rộng các quyền tự do dân chủ thực sự mà người dân được hưởng”. Bàn về tăng trưởng, về lợi ích người dân được hưởng không thể không đề cập đến tự do dân chủ.
Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Con người là trung tâm: sự khác biệt giữa hai quan điểm tiêu biểu

    26/10/2019PGS.TS. Hồ Sĩ QuýQuan niệm coi con người là trung tâm đã trở thành cách nhìn, cách nghĩ có sức hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà lý luận và các nhà hoạt động chính trị - xã hội...
  • Thư của ông cá độ bóng đá 1,8 triệu USD gửi Văn Quyến, Quốc Vượng

    15/06/2014Lê HoàngCác chú thân mến!
    Nhận được tin các chú “dính”, anh rất đau lòng. Vừa thương vừa giận. Thương vì các chú còn trẻ quá, tuy mấy năm nay có tập tễnh ăn chơi nhưng suy cho cùng chưa hưởng thụ gì nhiều, có lẽ từ giờ chả còn cơ hội...
  • Cải cách giáo dục - Điểm hội tụ của tất cả các cuộc cải cách

    21/05/2014Nguyễn Trần BạtCuộc sống nối tiếp nhau bằng các thế hệ và thế hệ đi trước chuẩn bị cho thế hệ sau bằng con đường giáo dục. Hay nói cách khác, sứ mệnh quan trọng của giáo dục là chuẩn bị lực lượng cho tương lai. Đó có thể là việc chuẩn bị cho sự xuất hiện của lực lượng kinh tế mới, lực lượng chính trị mới hay con người mới nói chung...
  • Về cảm hứng triết luận, cổ học nhân văn phương Đông và quan điểm lịch sử văn hoá trong nghiên cứu, phê bình văn học

    27/07/2009Hoàng Ngọc HiếnTừ những nguồn khác nhau: đạo đức học, mỹ học, triết học xã hội-chính trị, triết học xã hội-văn hoá... cảm hứng triết luận trong nghiên cứu, phê bình văn học là nỗ lực vượt lên trên những thành kiến và định kiến hẹp hòi trong sinh hoạt cũng như trong học thuật. Những thành kiến, định kiến này có khi lại được xem như những điều hiển nhiên. Mà đã là “hiển nhiên” thì khỏi phải bàn. Đây cũng là một thói quen khá phổ biến trong nhân loại. Cảm hứng triết luận trong nghiên cứu, phê bình có khi bắt nguồn từ suy nghĩ về chính những điều “hiển nhiên” như vậy...
  • Dự báo xu thế và quan điểm phát triển văn hóa VN giai đoạn 2011-2020

    24/03/2009Thùy TrangViện Văn hóa và phát triển (Học viện Chính trị quốc gia TP.HCM) cùng với Trường ĐH Văn hóa TP.HCM vừa tổ chức hội thảo “Dự báo về xu thế và quan điểm phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011-2020”, tại đây có nhiều ý kiến tâm huyết của các giáo sư, nhà nghiên cứu khoa học dành cho sự nghiệp phát triển văn hóa nước nhà.
  • Thập ngũ điểm sớ

    26/12/2008Đỗ Trung LaiNgày xưa, khi có việc cần kíp, người ta thường dâng sớ lên vua. Nhưng trước đây, chỉ nghe nói đến việc quan lại, chí sĩ dâng sớ mà chưa nghe nói đến việc trẻ con dâng sớ...
  • Một số đặc điểm tâm lý của người nông dân Việt Nam ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hội nhập kinh tế

    14/10/2008Nguyễn Hồi LoanTrong quá trình vận động và phát triển của mỗi dân tộc trên thế giới, các dân tộc đều hình thành truyền thống văn hoá đặc trưng cho dân tộc mình. Văn hoá là sản phẩm của con người và tự nhiên, nên mọi sự khác biệt trong truyền thống văn hoá của các dân tộc là do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên (địa lý - khí hậu) và xã hội (lịch sử kinh tế) quy định. Trong phát triển kinh tế hiện nay, xu hướng hội nhập kinh tế giữa các nước là một tất yếu và như vậy sẽ dẫn đến sự "va chạm" giữa các nền văn hoá khác nhau.
  • Nghiên cứu tư tưởng theo quan điểm phức hợp

    26/05/2008Cuốn sách này là tập thứ tư trong bộ "Phương pháp" (gồm 6 tập), nghiên cứu Tư tưởng trên quan điểm văn hoá và xã hội (sinh thái học về tư tưởng), quan điểm về cuộc sống của tư tưởng, về tính tự chủ/ phụ thuộc của thế giới tư tưởng (trí quyển) và quan điểm tổ chức của tư tưởng (trí học)…
  • Quan trọng nhất là phải biết nhìn ra nhược điểm của chính mình

    02/01/2007
    Trong cuộc gặp gỡ mới đây với chúng tôi, nhà văn hóa Hữu Ngọc đã chia sẻ những suy nghĩ của ông về một chủ đề mang tính thời sự: tính cách Việt trong thời buổi hội nhập...
  • Đặc điểm Tham nhũng ở Việt Nam

    30/11/2006Nguyễn Ngọc ChíVề khái niệm tham nhũng, cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu làm rõ nội hàm của khái niệm này và đã có nhận thức tương đối thống nhất của giới khoa học cũng như của các chính khách trong nước và thế giới. Liên hợp quốc cũng đưa ra khái niệm tham nhũng với các dấu hiệu đặc trưng của nó...
  • Bí quyết thành công của các doanh nhân triệu phú

    14/11/2006Vân NhậtNhững ông chủ của các doanh nghiệp mới thành lập thường nhìn các doanh nhân thành đạt bằng cặp mắt ngưỡng mộ và nghĩ rằng:“Giá như ta chưa biết được bí quyết của những triệu phú này là gì. Tại sao doanh nghiệp của ta lại không thể phất lên nhanh như vậy”? Thật ra, bí quyết của các triệu phú thật đơn giản đó không phải là làm việc thật cật lực, quên cả giờ giấc mà là hành xử như một Tổng Giám đốc điều hành (CEO) thật thụ, bất kể quy mô của doanh nghiệp như thế nào…
  • Tự do - Điểm khởi đầu của mọi sự phát triển

    30/09/2005Nguyễn Trần BạtKhi nói tự do là linh hồn của mọi cuộc cải cách chính là nói đến tinh thần xuyên suốt các cuộc cải cách. Cải cách kinh tế nhằm tạo ra tự do kinh tế. Tự do kinh tế đi trước để con người được nếm các thành quả sự phát triển. Chừng nào cảm nhận được vị ngọt, cảm nhận được các thành quả thu được từ tự do kinh tế, con người sẽ nhận thức được giá trị của tự do chính trị, tức là cải cách kinh tế giúp con người nhận ra lợi ích của tự do chính trị...
  • Nhà triệu phú là ai?

    23/08/2005Thùy Trang (dịch)Nhà triệu phú – Robert Kiyosaki cho chúng ta biết những điều nhà trường không thể truyền lại được trong 4 quyển sách bán chạy nhất hiện nay. Ông đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi: Làm thế nào để giầu có? ...
  • 10 đặc điểm của người Việt

    22/08/2005Đây là bộ 10 đặc điểm của người Việt do người nước ngoài nhìn và bộ 9 đặc điểm khác do người Việt tự nhìn mình (tham khảo)
  • Đặc điểm của những con người thành đạt

    22/07/2005“Đánh mất mục tiêu chính là bạn đang mất đi hướng đi của mình”. Vì vậy bạn nên xác định rõ ràng mình là ai và cái đích mà bạn đang hướng tới là gì. ...
  • Giữa con người và con vật khác nhau ở điểm nào?

    21/07/2005Từ thời Darwin, quan điểm ngược lại đã trở nên phổ biến, không chỉ giữa các nhà khoa học, mà cả trong các tầng lớp học thức nói chung. Học thuyết của Darwin về nguồn gốc con người cho rằng con người và loài vượn người đã thừa hưởng từ một dạng tổ tiên chung; và cùng với quan điểm về nguồn gốc tiến hóa của con người này là quan điểm cho rằng con người và những loài động vật có vú cao cấp chỉ khác nhau về mức độ. ...
  • Đầu tư cho chất lượng giáo dục, đâu là trọng điểm?

    10/11/2003Nền giáo dục hiện đại trong thế kỷ 21 vẫn tiếp tục lấy học sinh làm trung tâm, nhưng xác định rõ tính chất kép trong vai trò chủ thể của học sinh: họ phải là chủ thể nhận thức, còn là chủ thể nghiên cứu và chủ thể sáng tạo (Theo Tuần san châu Á)
  • Chỉ số chất lượng giáo dục Việt Nam đạt 3,79/10 điểm

    10/11/2003Thông số trên được Bộ Kế hoạch - Đầu tư đưa ra tại hội nghị về chất lượng giáo dục và kỹ năng sống do Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục vừa tổ chức mới đây tại Hà Nội. Chỉ số này của Việt Nam cao hơn Indonesia nhưng thấp hơn Thái Lan....
  • 19 cái tát vì điểm 6

    19/04/2003Lưu Quang19.4.2003 - Một bé trai học lớp 3 ở HN vừa phải chịu hình phạt nhận 10 cái tát. Đến cái tát thứ mười thì trượt khỏi má, vì vậy hình phạt được cô giáo chủ nhiệm thực hiện lại từ đầu, tổng cộng là 19 cái tát...
  • Bứt khỏi những quan điểm hạn hẹp về giáo dục

    10/02/2003Việc phê phán Bộ Giáo dục và Đào tạo dường như đã trở thành một chủ đề khá thường xuyên trên báo chí gần đây. Tôi là người nặng lòng với công tác giáo dục, vốn đã từng dạy học từ phổ thông đến đại học trong nhiều năm rồi tham gia công tác nghiên cứu triết học và xã hội học, tôi không thể không lên tiếng. Tuy nhiên, tôi vẫn nhất quán một ý mà chưa có dịp nói cho kỹ: không thể đổ hết lỗi cho ngành giáo dục và đào tạo, mặc dầu trách nhiệm này là không thể lẩn tránh.
  • xem toàn bộ