Dự báo xu thế và quan điểm phát triển văn hóa VN giai đoạn 2011-2020

04:29 CH @ Thứ Ba - 24 Tháng Ba, 2009

Viện Văn hóa và phát triển (Học viện Chính trị quốc gia TP.HCM) cùng với Trường ĐH Văn hóa TP.HCM vừa tổ chức hội thảo “Dự báo về xu thế và quan điểm phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011-2020”, tại đây có nhiều ý kiến tâm huyết của các giáo sư, nhà nghiên cứu khoa học dành cho sự nghiệp phát triển văn hóa nước nhà.

Vài nhận định về nền văn hóa hiện tại

PGS.TS Phạm Huy Đức, Viện trưởng Viện Văn hóa và phát triển chỉ ra rằng, bên cạnh những thành tựu về phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa thì chúng ta còn không ít những yếu kém. Những thành tựu và tiến bộ đạt được về văn hóa còn chưa tương xứng và chưa vững chắc, chưa đủ để tác động có hiệu quả đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống. Văn hóa xét trên phương diện động lực thúc đẩy sự phát triển tỏ ra chưa đủ mạnh. Hàm lượng chất xám trong sản phẩm hàng hóa của ta còn thấp, văn hóa chưa đủ sức tác động, chi phối, điều chỉnh quá trình sản xuất, kinh doanh theo hướng văn minh, hiện đại và hiệu quả. Đáng quan tâm hơn, văn hóa chưa điều chỉnh mạnh mẽ nhận thức, tư tưởng, tình cảm, những quan hệ đạo đức, nếp sống của con người.

Còn TS. Cù Huy Chử, nguyên Trưởng khoa Văn hóa của Học viện Chính trị quốc gia TP.HCM thì có nhận định, chúng ta không xây dựng được một nền văn hóa đồng bộ, có sự hài hòa giữa văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, giữa văn hóa lối sống và văn hóa chính trị. Trong văn hóa nghệ thuật cũng không phát triển đồng đều, các loại nghệ thuật biểu diễn tạp kỹ, thời trang có xu hướng phát triển hơn nghệ thuật văn chương. Các loại hình văn hóa nhìn đang lấn dần văn hóa đọc, nhất là đối với lớp trẻ. Phim ảnh nước ngoài chiếm thị phần cao hơn phim ảnh trong nước. Lý luận phê bình hầu như phát triển rất chậm, tình trạng sao chép những tác phẩm nước ngoài trở nên tràn ngập...

Tàn dư của những khuyết điểm, nhược điểm trong văn hóa truyền thống vẫn tồn tại khá dai dẳng trong đời sống hôm nay, gây cản trở không nhỏ cho sự phát triển đất nước mà chúng ta cần ra sức khắc phục triệt để, đó là tập quán tiểu nông như chủ nghĩa bình dân, kỷ luật kém, tác phong qua loa đại khái, lề mề chậm chạp, dĩ hòa vi quí... PGS.TS Tạ Văn Thành nêu ý kiến.

Dự báo xu thế và quan điểm trong thập niên tới

PGS.TS Tạ Văn Thành cho rằng, bên cạnh những hạn chế đó, chúng ta cần phát huy những giá trị văn hóa tích cực mà ông cha ta xây dựng như chủ nghĩa anh hùng, lòng nhân ái, bao dung, mưu trí, dũng cảm, sẵn sàng tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài để làm giàu văn hóa mình, có óc thẩm mỹ, sáng tạo... Đây cũng chính là những vấn đề cần lưu ý trong xây dựng và phát triển văn hóa trong thời gian tới.

PGS.TS Phạm Huy Đức nói, hiện nay thị trường văn hóa của Việt Nam vừa mới xuất hiện nên còn manh mún và tự phát, việc vận dụng các quan hệ thị trường vào quá trình sản xuất, quản lý văn hóa còn yếu kém. Tâm lý, thói quen đối lập văn hóa với thị trường còn nặng nề.

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, văn hóa trở thành nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế. Các sản phẩm văn hóa của ngành công nghiệp văn hóa ngày càng gia tăng và chiếm vị trí quan trọng trong việc xây dựng đời sống tâm hồn, tình cảm của xã hội. Vì vậy, phát triển công nghiệp văn hóa là đòi hỏi khách quan của mỗi quốc gia, dân tộc để tự bảo vệ mình trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, đồng thời đây là động lực để phát triển kinh tế xã hội, chống xu hướng đồng hóa về văn hóa trong thời kỳ toàn cầu hóa...

TS. Cù Huy Chử đưa ra dự báo, trong bối cảnh của khoa học tin học phát triển, xâm nhập vào toàn bộ đời sống xã hội trên phạm vi toàn cầu sẽ là cơ sở cho tư tưởng tự do dân chủ phát triển, điều đó không thể cưỡng được. Văn hóa Việt Nam cũng sẽ phát triển theo xu hướng tất yếu đó. Nhưng chính trong những xu thế phát triển đó nếu không có một tầm nhìn triết học mang tính tổng quát để nhận thức và lý giải cái hiện tại sống động mà con người và dân tộc đang trải nghiệm thì không thể xây dựng được một nền văn hóa mang tính đồng bộ.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tính lạc hậu tương đối của Văn hoá

    25/05/2016Nguyễn Trần BạtTrong số những cuộc xung đột, những xung đột về văn hóa tuy không phải luôn hữu hình và quyết liệt, nhưng âm thầm, bền bỉ, dai dẳng và có sức cản rất lớn đối với tiến trình phát triển chung của nhân loại. Nghiên cứu về tính lạc hậu tương đối của văn hóa với tư cách một thuộc tính tự nhiên của văn hóa và ảnh hưởng của nó đối với tiến trình phát triển và toàn cầu hóa là việc làm rất quan trọng, bởi nó sẽ giúp các dân tộc hạn chế khả năng xảy ra xung đột trên cơ sở đó, khai thác những ảnh hưởng tích cực của văn hóa...
  • Ảnh hưởng của văn hóa lạc hậu đối với tiến trình phát triển

    04/08/2014Nguyễn Trần BạtVăn hóa và phát triển có mối quan hệ biện chứng sâu sắc. Nếu có bề dày kinh nghiệm văn hoá, chúng ta sẽ có khả năng đồng cảm với những cộng đồng khác trong quá trình tương tác. Sự hiểu biết lẫn nhau sẽ khiến mỗi cộng đồng trở nên tinh tế hơn trong các hành vi tìm kiếm lợi ích của mình...
  • Toàn cầu hóa về văn hóa

    22/04/2014Nguyễn Trần BạtCàng ngày con người càng nhận ra một trào lưu toàn cầu hóa khác, thậm chí còn quyết liệt hơn, sâu sắc hơn, đó là toàn cầu hóa về văn hóa. Cũng giống như toàn cầu hóa nói chung, toàn cầu hóa về văn hóa có từ rất lâu và là kết quả của sự tương tác giữa các cộng đồng...
  • Cải cách văn hóa

    13/05/2008Nguyễn Trần BạtSự không phát triển về mặt con người không chỉ thể hiện ở sự lạc hậu về chính trị, kinh tế mà còn cả môi trường văn hoá. Nếu văn hóa chưa được giải phóng, tức là vẫn tồn tại nền văn hóa không thích ứng với sự phát triển thì dân tộc đó vẫn là nô lệ của chính họ...
  • Toàn cầu hóa về văn hoá

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtNgoài hai xu thế là dân chủ hóa về chính trị và tự do hóa về kinh tế còn có một xu thế lớn khác là toàn cầu hóa về văn hoá. Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, người ta nói nhiều đến toàn cầu hóa nhưng chủ yếu là nói về khía cạnh kinh tế. Nói như thế là phiến diện, mặc dù nó có lý do lịch sử...
  • Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp văn hóa ở nước ta

    01/01/1900Tô Huy RứaLà ngành nghề sản xuất sản phẩm văn hóa và cung cấp địch vụ văn hóa, công nghiệp văn hóa lấy sự thỏa mãn nhu cầu văn hóa của mọi người làm mục tiêu chủ yếu. Về phạm vi của ngành nghề, công nghiệp văn hóa bao gồm ngành sáng tạo và biểu diễn nghệ thuật, dịch vụ tin tức, vui chơi giải trí, đào tạo văn nghệ sĩ và kinh doanh tác phẩm nghệ thuật, ngành phát hành, xuất bản, ngành phát thanh truyền hình, điện ảnh, video, quảng cáo...
  • Nghĩ về nền văn hóa mới và cơ hội mới

    28/01/2006Phan NgọcChúng ta đang bước vào thời đại mới của nền văn hóa mới, với sự phát triển nhanh chóng của văn minh, của kỹ thuật, công nghệ. Bản thân kỹ thuật, công nghệ là biểu hiện, là tài sản chung cho trí tuệ loài người, không phụ thuộc riêng vào một dân tộc nào, và theo phép biện chứng của C.Mác, thì khi kỹ thuật sản xuất thay đổi, đời sống tinh thần cũng thay đổi...
  • Xây dựng văn hóa mạnh trong doanh nghiệp

    10/01/2006Trung Dung & Xuân HàTrong những năm gần đây, khái niệm văn hoá doanh nghiệp ngày càng được sử dụng phổ biến, vấn đề văn hóa doanh nghiệp đã và đang được nhắc đến như một “tiêu chí” khi bàn về doanh nghiệp. Vậy thực chất văn hóa doanh nghiệp là gì? Tại sao lại phải xây dựng nó? Làm thế nào để xây dựng một văn hóa doanh nghiệp có giá trị?
  • xem toàn bộ