Tám năm – một tư duy Giáo dục khác và vài khái niệm khác trong Dạy học

06:49 CH @ Thứ Ba - 19 Tháng Mười Hai, 2017

Nhóm Cánh Buồm

Ngày 26 tháng 11 năm 2009 Cánh Buồm ra mắt dè dặt, rụt rè, sơ sái nhân cuộc Hội thảoHiểu Trẻ em–Dạy Trẻ emgiới thiệu cuốn sáchHợp lưu các dòng Tâm lý học Giáo dục.

Quen gọi là “nhóm Cánh Buồm” nhưng nó không phải là một tổ chức – nó là một tư duyvà là một cách tư duy khácvề Giáo dục. Nếu nghĩ đến sinh lợi từ “tổ chức” Cánh Buồm sẽ sớm rời bỏ công việc.

Cánh Buồm cùng nhau làm cho một tư duy Giáo dục khác hiện rõ dần qua những bộ sách giáo khoađủ sức tham gia vào việc tổ chức thực tiễn Giáo dục lên ngang tầm đòi hỏi của lý thuyết.

Công việc đó tiến hành dần dần và hoàn thiện dần trong thực tiễn Giáo dục. Các tên gọi Hội thảo thay đổi mỗi năm cho thấy sự trưởng thành chậm chạp đó trong thực tiễn Giáo dục tám năm qua.

Hiểu Trẻ em–Dạy Trẻ em(2009), Chào Lớp Một (2010), Tự học–Tự giáo dục(2011), Em biết cách học(2012), Cánh buồm ra khơi–Thời đại Internet(2013), Cao hơn xa hơn và dễ tự học(2014), Hành trình trí tuệ–Từ mầm non đến lớp 9 (2016), và các cuộc hội thảo tiếp tục tìm hiểu trẻ em qua các tác phẩm của Jean Piaget, Howard Gardner (2014, 2015, 2016, 2017).

Và năm nayHành trình 8 năm Cánh Buồmtự tổng kết những gì và gửi gắm những gì tới xã hội?

  1. Một tư duy Giáo dục khác

Trong tám năm, Cánh Buồm đã phát biểu cái tư duy Giáo dục khác của mình bằng những việc làm cụ thể.

Cánh Buồm nói mình chỉ là một cách tư duy khác, vì tôn trọng những cách tư duy khác nữa của những tác giả khác.

Cánh Buồm “phản biện” bằng việc làm, qua đó cũng tự kiểm tra và tự hoàn thiện phương án của chính mình.

Cánh Buồm nói một tư duy khácchứ không nói một tư duy đổi mới. Đổi mới Giáo dục sẽ diễn ra cùng với sự trưởng thành của trẻ em – một công việc dài lâu qua rất nhiều thế hệ, có khi dài lâu cả trăm năm hoặc hơn, chứ không chỉ qua một thời gian hữu hạn của một Dự án.

Cánh Buồm do đó chỉ tập trung nghiên cứu một đối tượng bất biến là Trẻ em. Cánh Buồm nghiên cứu việc tổ chức sự trưởng thành của thanh thiếu niên.

Sự trưởng thành đó mang tính biến động – trình độ trưởng thành năm chục năm sau, một trăm năm sau sẽ khác hẳn trình độ trưởng thành hôm nay.

Sự trưởng thành của học sinh lại cần được nuôi dưỡng trong một không gian văn hóa. Một nền văn hóa đang cần tổ chức lại khó chẳng kém gì trồng rừng và giữ rừng. Để có một tâm hồn Việt Nam trong hơi thở từng gia đình là mảnh đất màu cho việc trồng người!

  1. Tổ chức con đường trưởng thành

Có hai cách tổ chức con đường trưởng thành của thanh thiếu niên.

Một cách là đưa ra những lời khuyên tốt đẹp kèm theo những tiêu chí để thanh thiếu niên phấn đấu.

Cách thứ hai là đưa cho thanh thiếu niên những phương tiện để các em tự trở nên những thanh thiếu niên trưởng thành.

Con đường trưởng thành thứ hai này diễn ra cùng các em ít nhất trong 9 năm học trường phổ thông. Hết 9 năm học, các em sẽ mang theo trình độ trưởng thành của mình để trưởng thành tiếp trên con đường tự chọn, ở nơi lao động, ở nơi học nghề, hoặc ở khoa dự bị của một trường nghề bậc cao, vẫn gọi bằng Đại học.

Cách thứ hai này hoàn toàn do nhà trường đảm trách, không chia sẻ trách nhiệm với ai – đúng sai, tốt xấu, thành bại, tất cả do nhà trường quyết định.

Tóm lại, đó là tổ chức con đường trưởng thành của thanh thiếu niên thông qua phương thức nhà trường– phương thức đó diễn ra thông qua các môn học,các bài họcvà qua các tiết học.

Phương thức đó không nhằm đem đến cho thanh thiếu niên những cái đầu đầy ắp kiến thức, mà đem tới mỗi em một cái đầu có tổ chức – cái đầu của tư duy người.

Cái đầu mang tư duy người đó sẽ giúp thanh thiếu niên ngay từ ghế nhà trường đã biết sống tự lập,với một tinh thần trách nhiệm và một tâm hồn phong phú.

  1. Học phương pháp học

Con đường tổ chức sự trưởng thành của thanh thiếu niên đi qua phương thức nhà trường, và là trường phổ thông bình thường cho mọi em nhỏ bình thường, kể từ khi em nhỏ tròn 6 tuổi theo luật định và về tâm lý thì đã đủ chín để mong đợi được đến trường.

Đến trường để học, nhưng học như thế nào mới là điều quan trọng. Chắc chắn không thể học như sách Quốc văn giáo khoa thưđã dạy.

“Tôi đi học. Năm nay tôi lên bảy. Tôi đã lớn. Tôi không còn chơi đùa lêu lổng như những năm còn bé. Tôi đi học. Tôi học đọc, học viết, học tính, học vẽ và nhiều khoa học khác nữa. Tôi cố tôi học. Tôi chăm tôi học. Học sao cho mau tấn tới, cho “văn hay chữ tốt”, cho cha mẹ và thầy giáo được vui lòng.”

(Bài “Tôi đi học”)

Tư duy Giáo dục Cánh Buồm chỉ thay đổi một việc nhỏ như sau: đến trường là để học phương pháp họcđể sau đó, suốt những năm ở các bậc học từ thấp đến cao, cho tới khi vào đời làm những công việc khác nhau, giữ những cương vị khác nhau, sẽ đủ sức tiếp tục học suốt đời.

Kiến thức thì có khối lượng lớn và biến động vô tận như những cái cây mọc lên chẳng cây nào có hình thù giống cây nào. Phương pháp chiếm lĩnh kiến thức thì bất biến vì chỉ tập trung vào một khái niệm cây– một cho tất cả.

Mong ước từ muôn đời “học một biết mười” sẽ chỉ là khẩu hiệu, nhưng chiếm lĩnh được mộtkhái niệm thì rất có thể tự nắm bắt mườivật liệu có cùng bản chất với khái niệm đã nắm bắt.

Các bộ sách Cánh Buồm thể hiện quan điểm đó như thế nào?

  1. Phương pháp dạy học Cánh buồm

Cuối cùng, vẫn là câu hỏi đúc kết vậy phương pháp Cánh Buồm là gì? Cách Dạy học của Cánh Buồm được gói trước hết trong khái niệm gốc về nhiệm vụ của người giáo viên: Dạy học là tổ chức việc tự học của học sinh.

Khái niệm gốc đó dẫn tới cách hiểu khác đi với những khái niệm quen thuộc: Môn học, Bài họcTiết học.

Thực tại thì lộn xộn muôn hình muôn vẻ. Để giúp học sinh khám phá thực tại, các nhà sư phạm định ra khái niệm Môn học.Mỗi môn học chắt lọc những yếu tố bản chất nhất của thực tại đã có từ hàng triệu năm để đưa cho học sinh chiếm lĩnh trong thời gian hữu hạnmột học kỳ, một năm học, một cấp học… có khi là một tiết học, tiết hình thành khái niệm.

Mỗi môn học có sự sống riêng. Phương pháp họcnằm trong việc người học đi vào sự sống riêng mang tính bản chất của sự vật đã thu lại trong môn học.

Việc khám phá bản chất của sự vật thuần túy là công việc của nhà bác học về đối tượng đó. Phương pháp học của học sinh bao hàm bản chất sự vật cộng với mục đích học hành dụng của đời mình.

Nhà bác học nghiên cứu Ngôn ngữchỉ để khám phá sự sống riêng của ngôn ngữ đó là Ngôn ngữ học – học sinh đi theo con đường Ngôn ngữ họcđể hoạt động ngôn ngữ của mình trong cuộc sống được chân xác, phong phú, có nhiều cách dùng vốn từ đồng nghĩa cùng những biểu đạt đồng nghĩa.

Nhà bác học nghiên cứu rung động thẩm mỹđể khám phá sự sống riêng của nghệ thuật và tạo thành khoa Văn họchoặc các bộ môn Ngôn ngữ nghệ thuật– học sinh đi theo con đường khám phá những cách biểu đạt nghệ thuật để làm phong phú cho cuộc đời mình trong một tâm hồn đầy rung cảm nghệ thuật.

Thừa kế từ Công nghệ Giáo dục, Cánh Buồm tổ chức cho người học đi lại con đườngnhà khoa học và nhà sáng tạo nghệ thuật đã đi để chính mình “khám phá lại” khoa học và nghệ thuật thuần khiết.Người học khi đó được sống thực như chính mình là một nhà khoa học hoặc một nghệ sĩ – thay cho vai trò nhại lại những “kết luận khoa học” hoặc những “tác phẩm tiêu biểu” (!).

  1. Một vài minh họa

Cuộc Hội thảo năm 2017 này giới thiệu ba bộ sách mới hoàn thiện: Tiếng Anh, Lối sống, Khoa học.Vì vậy, xin phép giải thích việc áp dụng khái niệm dạy học Cánh Buồm vào ba bộ sách vừa nói.

Sách Tiếng Việtvà sách Văntừ lớp 1 đến lớp 9 đã nhiều lần giới thiệu và mổ sẻ. Lần này xin đi vào ba bộ sách mới để minh họa cho rõ một vài khái niệm Dạy họcsẽ được nhận rõ hơn qua mỗi môn học.

Để mở đầu, ngay khái niệm dạy họccũng đã thay đổi. Nó đã thành công việc tổ chức việc Họccủa giáo viên, thay cho những điều giảng giải tùy thích và tùy tiện của người chiếm lĩnh được bục giảng.

5.1 Môn Tiếng Anh

Nhiệm vụ (hoặc mục đích) của bộ sách Tiếng Anhcho 5 lớp bậc Tiểu học của Cánh Buồm là cung cấp một công cụ ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ để người học có thể thâm nhập vào một nền văn hóa xa lạ phục vụ cho mục đích sống riêng của mình.

Quy trình tổ chức việc học ngoại ngữ đó diễn ra như sau. Người học phải làm ra bộ công cụvà sau đó đem dùng công cụ đó – tương tự như làm ra con dao và dùng con dao. Quá trình dùng bộ công cụ sẽ củng cố và giúp cho công cụ được sắc bén dần lên. Quy trình đó diễn ra như sau:

Lớp 1 – Âm và từ.Công cụ ngoại ngữ nhất thiết phải bắt đầu bằng phát âm.Việc phát các âm được gửi trong những từ. Vậy là giai đoạn đầu tiên làm ra “con dao tiếng Anh” đối với người Việt sẽ gồm có việc tập phát âm và sửa chữa những khuyết tật do đã quen tiếng nói đơn âm tiết và âm cuối khép lại. Tập 1 Tiếng Anhvừa luyện giọng cho học sinh vừa yêu cầu các em ghi nhớ chừng 300 từ.

Lớp 2 – Từ loại và Từ vựng.Công cụ phát âm cần được củng cố thêm với việc mở rộng các cách cấu tạo từ tiếng Anh và giúp học sinh mở rộng vốn từ. Những câu nói đơn giản lúc này được học bằng kinh nghiệm nhằm phục vụ cho việc luyện phát âm và mở rộng vốn từ.

Lớp 3 – Từ Câu Văn bản.Qua Lớp 1 và Lớp 2, việc tạo công cụ ngoại ngữ đã được một đoạn đường. Lớp 3 là giai đoạn hoàn thiện “con dao”: dùng vốn từ vựng vừa đủ để tạo các loại câu và dùng vào các loại văn bản khác nhau.

Lớp 4 – Tìm hiểu nền văn hóa Anh.Lõi của lớp này là những văn bản về văn hóa Anh, từ lịch sử, địa lý, đến cuộc sống văn minh đương đại của người Anh.

Lớp 5 – Tìm hiểu nền văn hóa Anh ngữ.Lõi của lớp này là những văn bản về văn hóa các quốc gia nói tiếng Anh. Đó là Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, Ấn Độ, vv…

Nguyện vọng của Cánh Buồm trong bộ sách ngoại ngữ này là phổ biến một tư duy khác nhằm giúp các vùng còn nghèo khó, thiếu thốn (kể từ các trung tâm văn hóa lớn đến các vùng sâu vùng xa).

Sao cho người thiếu thốn bớt tủi và thêm tự tin trong việc tự mình có được một công cụ ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ để có thể thâm nhập vào một nền văn hóa xa lạ phục vụ cho mục đích riêng của mình.

5.2 Môn Lối sống

Nhiệm vụ (hoặc mục đích) của bộ sách Lối sốngcho 5 lớp bậc Tiểu học của Cánh Buồm là cung cấp một tư duy và nếp sống đồng thuận cho người Việt Nam bắt đầu từ tuổi lên sáu.

Một lối sống mới cho trẻ em được hình thành theo một trục chính là năng lực sống đồng thuận. Đó là học để biết cùng tìm cách sống hoà hợp giữa cá nhân với cộng đồng và giữa các cộng đồng với nhau. Đó cũng là lối sống hằng ngày, ngay ngày hôm nay, từ lớp Một, và ý thức sống đó sẽ có tác động tới lối sống của nhiều đời trong mai sau.

Chương trình học được phân bố theo các chủ đề như sau:

Lớp 1 – Cá nhân (ý thức sống tự lập – tự phục vụ. Tự lập là mặt tinh thần, còn tự phục vụ là mặt vật chất).

Lớp 2 – Cộng đồng (Nguyên lý sống đồng thuận thể hiện rõ nhất ở lối sống của con người trong cộng đồng; và đồng thuận là (a) cùng lao động, (b) cùng tôn trọng giá trị văn hóa – tinh thần của nhau, (c) cùng tháo ngòi xung đột).

Lớp 3 – Gia đình (Nguyên lý ba yếu tố sống đồng thuận áp dụng vào cộng đồng gia đình để sống hạnh phúc và biết xử lý khi hạnh phúc gia đình bị đe dọa).

Lớp 4 – Tổ quốc (Nguyên lý ba yếu tố sống đồng thuận áp dụng vào cộng đồng quốc gia-dân tộc: học sống đồng thuận trong một dân tộc ở đó em có những đồng bào; và sống đồng thuận trong một quốc gia ở đó có những ràng buộc bằng luật pháp).

Lớp 5 – Nhân loại (Nguyên lý ba yếu tố sống đồng thuận áp dụng trong cộng đồng loài người văn minh đang phải cùng học lối sống văn minh hơn để tránh bị tuyệt diệt).

Nguyện vọng của Cánh Buồm trong bộ sách Lối sốngnày là được thấy học sinh thanh thiếu niên thực sự có một nếp sống đồng thuận, như cái mẫu của con người hôm nay cho con người mai sau.

5.3 Môn Khoa học

Nhiệm vụ (hoặc mục đích) học môn Khoa học ở nhà trường phổ thông là giáo dục trẻ em biết cách làm việc theo lối thực nghiệmvà nhờ đó mà có tư duy thực chứng.

Tư duy thực chứng là cách suy nghĩ và xét đoán của người chỉ tin vào cái thực. Con người sống trong cái thực, hưởng thụ cái thực, nghiên cứu để làm ra cái thực. Tư duy thực chứng giúp con người chỉ tin vào cái có thực, cái có thực do mình làm ra được, cái có thực do người khác tạo ra được, không có đầu óc viển vông, mê tín quàng xiên.

Tư duy thực chứng vô cùng cần thiết cho con người trưởng thành và ngày càng phát triển trong lao động, trong học tập, và trong lối sống cả cuộc đời mình.

Theo lý tưởng đó, chương trình bộ môn Khoa học sư phạm của nhóm Cánh Buồm như sau.

Lớp 1 – Cách học môn Khoa học. Học sinh ngay từ bậc Tiểu học đã không học những thứ vẫn thường được gọi bằng “Khoa học thường thức”. Các em cần học cách thức nhà bác học đi vào sự vật, mà ở bậc Tiểu học, đó là công việc quan sát và cảm nhậnđể từ đó tự đề ra điều cần giải đáp qua thực nghiệm.

Lớp 2 – Tự nhiên.Học sinh đem năng lực nghiên cứu đã có từ Lớp 1 để xem xét giới tự nhiên, và phân biệt được giữa tự nhiên và văn hóa– tự nhiên như là mọi thứ “Giời đất sinh ra” và văn hóa như là mọi thứ bàn tay con người nhúng vào tự nhiên để cái tự nhiên không còn là tự nhiên hoang dã.

Lớp 3 – Thực vậtLớp 4 – Động vật. Học sinh đi sâu vào hai giới Thực vật và Động vật như những bài “luyện tập mở rộng” để thêm hiểu và yêu quý thế giới tự nhiên đa dạng, phong phú.

Lớp 5 – Người.Đây là đích đến của cả 5 năm học Khoa học bậc Tiểu học. Con người như một động vật đặc biệt, ngoài cái năng lực tự do trong không gian còn có năng lực đặc biệt mà sách Cánh Buồm gọi bằng Tâm linh người– một sự Tự do trong Thời gian, cái thực tại buộc mỗi con người sống có ý thức người, vì nó kéo dài sự sống của cá thể mình trong Thời gian.

Nguyện vọng của Cánh Buồm trong bộ sách Khoa học này là được thấy những thanh thiếu niên tự tin, không mê tín, vững bước trên đường đời.

  1. Khái niệm sách giáo khoa

Các nội dung sách giáo khoa như được nói đến bên trên vẫn chỉ tạo ra những cuốn sách giáo khoa chết.Chúng nằm chết trên giá sách, chết đẹp như nàng công chúa ngủ chờ trong Rừng.

Sách giáo khoa tốt nhất vẫn chỉ là biên bản cho trướccủa những tiết học, của từng tiết học, mỗi tiết học ngắn ngủi nhưng qua đó giáo viên và học sinh cùng làm ra cuốn sách giáo khoa sốngcủa mình.

Trí tuệ do Giáo dục giúp học sinh tạo dựng không là những cái đầu đầy ắp. Trí tuệ quan trọng nhất do nhà trường đem lại cho học sinh là cách tìm đến tri thức.Gọi nôm là cách học.

Cách học ở trường có thể đi theo hai cách: cách theo chủ nghĩa kinh nghiệm, như người từ thượng cổ vẫn tiến hành theo lối “trực quan sinh động”.

Nhà trường không đủ thì giờ và không lãng phí thời giờ của trẻ em, sẽ chọn cách học của phương thức nhà trường tiến hành từ trừu tượng đến cụ thể.

Phải có “bản thiết kế” để học sinh khám phá từng bước những điều phải chiếm lĩnh để tự hình thành trí tuệ của mình. Hồ Ngọc Đại gọi đó là Công nghệ Giáo dục.Còn Jean Piaget gọi đó là thích nghivới cái mới và điều tiếtcái mới “đã cũ” với cái “mới hơn” để thành “cái mới mới” cho bản thân mình.

Và xin nhắc lại, từng bước nhỏ trong cả tiến trình được diễn ra trong tiết học – trong thời gian vàng bạc đó, giáo viên và học sinh cùng tìm ra cái mới– đó là sách giáo khoa sốngđể nếu đối chiếu với sách giáo khoa chếthoặc những biên bản cho trướccả thầy và trò đều thấy mình có thể bổ sung cho những tác giả giáo khoa uyên bác.

Tuy nói vậy, nhưng những cuốn sách giáo khoa còn ở dạng “chết” cũng phải được viết một cách công phu – phải chính xácvề khoa học, phải hợp lý về hệ thống, và phải tinh tế, thân tình và có duyên trong biểu đạt.

Theo cách học thành quy trình chặt chẽ đó, nhà trường phổ thông hoàn toàn có thể loại bỏ tất cả các cuộc kiểm tra, thi cử, để cả kỳ thi tốt nghiệp với mọi sáng kiến quý báu một trong hai hoặc hai trong một.

Đôi điều kết luận

Tám năm hành trình Cánh Buồm đã được kể lại mà không thấy một trích dẫn “lý luận” hoặc “khoa học” nào!

Thật đáng ngờ! Hoặc thật đáng tin cậy!

Cả hai thái độ, ngờ vực tính khoa học và tin cậy ở lập luận và kết quả thực tiễn, đều có thể đúng như nhau.

Cánh Buồm không chia sẻ lợi ích với cả phe ngờ vực lẫn phe ủng hộ.

Người thầy vĩ đại của Cánh Buồm là các em nhỏ ngay ngày hôm nay và ngay ở chỗ này trên mảnh đất Việt Nam thương yêu.

Chân lý nằm trong tư duy vì Trẻ emdo nhà giáo thực sự đồng hành cùng Trẻ em,để tổ chức sự trưởng thành của trẻ em do Trẻ emtiến hành theo bản thiết kế chếtban đầu.

Bản thiết kế đó sẽ chết ngóm không gì biện bạch nổi nếu bị Trẻ em khước từ – các em ngại học, các em chán học, các em không thích học, thậm chí các em chống lại việc học “để có tương lai tươi sáng”.

Dẫu sao, Cánh Buồm vẫn thấy cần ngỏ lời cảm ơn một người, giáo sư Hồ Ngọc Đại với những gợi ý kích thíchtừ khi vào năm học 1978-1979 ông đã đòi dỡ ra làm lại từ đầuchính cái nền Giáo dục đã đem lại cho ông học vị cao quý.

Đến lượt mình, Cánh Buồm gửi lại cho Tổ quốc và Dân tộc một tư duy Giáo dục kháccùng với một vài khái niệm khác đối với công việc Dạy học.

Di sản quan trọng nhất cho cuộc đời thực là một tư duy và những khái niệm.

Thế hệ tương lai sẽ có thái độ riêng với di sản đó phù hợp với các giai đoạn phát triển của Đời, của Thời, và của Người.

Hà Nội, 15 tháng 12-2017.

Phạm Toàn

Nguồn:Cánh Buồm
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nguy cơ hình thành tầng lớp “người lớn chưa trưởng thành”

    27/08/2019Đàm Quang MinhCho rằng thanh niên Việt Nam bắt đầu tự lực và lập nghiệp muộn so với thanh niên thế giới, ông Đàm Quang Minh, Giám đốc FPT Polytechnic Việt Nam ủng hộ chủ trương “đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở”...
  • Cánh Buồm của ông Toàn

    14/01/2017Hạnh ĐỗTừ lúc mới xuất hiện, bộ sách Cánh Buồm do nhà giáo Phạm Toàn chủ biên đã gây ra không ít tranh cãi trong giới làm sách. Gần 10 năm nay, ông Toàn vừa là người sáng lập, vận động bạn bè soạn sách không công, vừa đích thân đi “truyền bá” Cánh Buồm cho học sinh...
  • Tinh thần biển tung bay trên những cánh buồm

    14/08/2015Đỗ Thái BìnhNăm tháng trôi qua ,những cánh buồm đã rút vào hậu trường sau khí đã hoàn thành những công việc trọng đại .Chính bằng những cánh buồm no gió đã đẩy con người tới những miến đất lạ,thực hiện các cuộc khai phá trong giai đoạn toàn cầu hóa lần thứ nhất .Chính vẻ đẹp của buổm là nỗi ám ảnh của các nhà văn hóa như Joseph Conrad , một nhà văn vĩ địa của biển cả có lần bình luận rằng .Trên thế gian này có nhiều dạng chuyển động đẹp như nữ vũ công đang múa ,những chiến mã đang tung bờm phia nước kiệu ,nhưng đẹp nhất có lẽ là những chiếc clipper tung hết các cánh buồm sải cánh trên đại dương...
  • Nhớ về buổi nói chuyện “Trưởng thành và Khai sáng” ngày 14/7/2011

    05/08/2015Một người trên 18 tuổi thì được coi là trưởng thành nhưng là trưởng thành về mặt sinh học. Một người chỉ được coi là “trưởng thành” về mặt trí tuệ và nhận thức khi người đó được “khai sáng” thông qua “sự học”, “thực học” và “biết học”. Đó là người có suy nghĩ và tư duy độc lập, dám nghĩ và dám tin để từ đó biết lỗi, biết ơn, biết sáng tạo, có khả năng phân biệt đúng - sai, hay - dở, tốt - xấu; biết cái gì đáng khinh, cái gì đáng trọng…
  • Hãy chấm dứt sự không trưởng thành!

    09/08/2014Bùi Văn Nam SơnTại sao xã hội ngày càng phát triển, cấu trúc sinh học của con người ngày càng hoàn bị, con người lại thiếu trưởng thành?
  • Tự đánh giá và điều chỉnh sự trưởng thành của bản thân

    26/03/2014Nguyễn Tất ThịnhTrong công việc, tôi thường phải định nghĩa các khái niệm, và điều tra xã hội học về những khái niệm đó ! Nhận thấy rằng : nhiều người nói về một điều mà chưa thực hiểu nó…nên dẫn đến những ‘lệch lạc tư duy’ khi phân tích, định vị, thể hiện, điều khiển hành vi của mình …
  • Trưởng thành

    28/08/2013Tuổi 18 đánh dấu sự trưởng thành, song bạn cần phải vượt lên cái khởi điểm để sống mạnh mẽ và chân thành với ước mơ của mình...
  • Không nên chỉ loay hoay với chương trình và sách giáo khoa

    30/09/2009Tuệ Nguyễn (thực hiện)Giáo sư Văn Như Cương đã có cuộc trao đổi với PV Thanh Niên xung quanh những biểu hiện quá tải và lệch lạc của chương trình - sách giáo khoa (SGK) THPT.
  • Sự trưởng thành của Đời người

    20/07/2009Nguyễn Tất ThịnhDòng Thời gian, từ khi mỗi người chúng ta sinh ra và trôi đến Hai Năm Mươi. Cuộc sống của nhiều người nằm trùng trên Dòng Thời gian này ( họ thêm tuổi đời, già đi mà không hề Trưởng thành ). Bởi vậy họ giật mình hoảng hốt khi thấy một Mùa Xuân nữa qua đi... vì đồng nghĩa họ đi đến gần hơn cái Chết trên Trần Gian...
  • Từ sách giáo khoa đến chuyện dạy văn

    14/11/2005Cao Tự ThanhCó lẽ trên khắp thế giới không có nước nào có ngành giáo dục "kỳ quái" như Việt Nam hiện nay, một ngành giáo dục liên tiếp xảy ra các vụ cải cách thì chất lượng càng rớt, thầy cô càng rỗi, học sinh càng rên, phụ huynh càng run, xã hội càng rầu...
  • Chương trình sách giáo khoa còn quá nặng

    13/01/2004Việt Anh"Các tác giả viết sách nên cân nhắc khối lượng chương trình mà học sinh có thể tiếp thu trong mỗi tiết học. Nhìn tổng thể, chương trình hiện nay vẫn còn quá sức các em", Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Minh Hiển phát biểu chiều qua, tại buổi gặp mặt các tác giả viết sách giáo khoa khối THCS...
  • "Sách giáo khoa là một sản phẩm đặc biệt"

    16/12/2003Lê HạnhÔng Ngô Trần Ái - Tổng giám đốc NXB Giáo dục trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Lao Động....
  • Không nên độc quyền in sách giáo khoa

    16/12/2003Ngân AnhSách giáo khoa (SGK) - linh hồn của sự nghiệp giáo dục. Hiện nay, SGK đang chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, đó là điều không phải bàn cãi. Tuy nhiên cách chỉ đạo làm sách, đặc biệt là vấn đề in sách, đang gây nhiều dư luận...
  • Thi viết sách giáo khoa

    10/02/2003Tiến sĩ Hồ Bất KhuấtNước ta đang tiến hành cải cách giáo dục mà khâu then chốt là biên soạn lại toàn bộ hệ thống sách giáo khoa (SGK). Chất lượng SGK sẽ quyết định chất lượng giáo dục. Vì vậy không cần nói ai cũng biết việc biên soạn SGK quan trọng tới nhường nào.
  • xem toàn bộ