Trải nghiệm bằng trang sách

03:29 CH @ Thứ Tư - 26 Tháng Tư, 2017

Trải nghiệm, với nhà văn, có thể bằng cách lăn mình vào đời sống hoặc thông qua những trang sách. Tác giả như Huỳnh Trọng Khang (tiểu thuyết Mộ phần tuổi trẻ) đã chứng minh rằng sự trải nghiệm qua sách cũng có sức thuyết phục, khác với quan niệm của chủ nghĩa hiện thực rằng trải nghiệm phải là vốn sống giữa cuộc đời...

1. Huỳnh Trọng Khang đọc rất nhiều, và một khối lượng lớn kiến thức lịch sử, cả chính sử và dã sử, văn chương, nghệ thuật, kể cả tâm trạng của thời đại, được huy động dày đặc. Thử đọc vài câu: “Nàng yêu con trai họ, và theo phong tục Việt Nam, dẫu người chồng đã chết thì người vợ vẫn phải có trách nhiệm phụng dưỡng bố mẹ chồng. Nàng sẽ ở đó, không đan áo, không quay tơ, không hái mơ, cũng không ba sẵn sàng, năm đảm đang. Nàng chỉ là đàn bà, một người đàn bà hát, một người đàn bà yêu” (trang 200). Trong mấy câu ấy có kiến thức phong tục lễ nghĩa phương Đông, có thơ Nguyễn Bính, có thông tin về những phong trào thanh niên và phụ nữ thời chiến tranh ở miền Bắc, có biệt danh của ca sĩ Nga Alla Pugacheva... Đấy là những trải nghiệm mà ở tuổi đôi mươi của Huỳnh Trọng Khang chỉ có thể có được bằng cách “mọt sách”. Nói thêm, tác giả còn chủ ý lái ba đảm đang thành “năm đảm đang” theo kiểu nói chệch dí dỏm, một thứ hài hước kín đáo có thể thấy trong cả cuốn sách.

2. Đây là trường hợp cho thấy nhà văn có thể đọc 100 cuốn sách để viết ra cuốn thứ 101. Nhưng Huỳnh Trọng Khang không dừng ở việc liệt kê trích lục những kiến thức sách vở mà còn phủ lên đấy một ấn tượng suồng sã. Anh đùa với hết lượt các hạng người, kể cả văn nghệ sĩ, chính khách, doanh nhân. Ở trang 102, tác giả miêu tả cặp trai gái mới lớn đi vào dinh tổng thống như đi chợ, còn ông tổng thống Việt Nam Cộng Hòa thì thò đầu ra khỏi cửa sổ mà gọi cháu, cứ như một ông viên chức quèn mở cửa sổ nhìn ngay ra đường. Như thế, kiến thức sách vở được chuyển hóa thông qua một cái nhìn hóm hỉnh, qua một rãnh nứt trên cặp kính, khiến cho sự vật chỗ phồng chỗ xẹp theo kiểu giễu cợt. Khi ấy lịch sử cũng như đời sống không còn là chính nó mà chỉ là ấn tượng tác giả muốn truyền tới người đọc. Và có lúc bảo vệ sự khác biệt vùng miền có thể gây cảm động vì sự nhiệt tình nhưng suy cho cùng cũng giống như nỗ lực hăm hở mở một cánh cửa không khóa.

3. Một số tác giả mới, đọc nhiều sách nước ngoài, có xu hướng pha chế một hỗn hợp: một tí huyền ảo, một tí phi lý, một tí cấu trúc lạ hậu hiện đại. Rốt cuộc rất nhiều hỗn hợp chỉ chứng minh là họ đọc nhiều mà chưa tiêu hóa hết. Riêng Mộ phần tuổi trẻ đã chọn cho mình một cấu trúc theo dòng ý thức, vừa đủ độ để phát huy thủ pháp đồng hiện phục hiện, cùng lúc thả trôi người đọc qua những biên giới không gian và thời gian. Những bước nhảy giữa hai khoảng thời gian khác nhau được thể hiện theo kiểu trôi miên man và khá trơn tru, dù cuộc chuyển cảnh đầu tiên ở trang 15-16 khiến người đọc hơi sững lại.

Mộ phần tuổi trẻ nhắc đến một số sự kiện lịch sử, cho nên tác giả cũng có lúc phải loay hoay xử lý độ vênh nhất định giữa dòng ý thức và sự kiện theo trình tự thời gian. Có thể đã có những con số chưa chính xác: phong trào Đồng Khởi là năm 1960, không phải 1961 như tác giả viết nhầm. “Trong suốt bốn năm đầu thập niên bảy mươi (trang 48)... Ba tôi khi ấy vẫn còn sống, ẩn cư ở một vùng hẻo lánh miền Nam nước Pháp, nơi mà các tướng lĩnh cũ của Việt Nam Cộng Hòa vẫn thỉnh thoảng mon men tới (trang 49)”. Cảnh hậu chiến, tức là sau 1975, thì không phải là xảy ra trong khoảng 1970-1974. Hay là tác giả còn hàm ý một thời gian nào khác mà chưa tự làm rõ được? Một chi tiết nữa cũng liên quan đến thời gian: “Anh sang Mỹ vào cuối mùa xuân thì sang hè, mẹ tôi nhận được cuộc điện thoại từ ông bạn giáo sư nọ, báo tin anh tôi đã bỏ học cả học kỳ (trang 16)”. Cuối mùa xuân cho đến khi mới sang hè là khoảng thời gian rất ngắn, ít nhất cũng phải đến “cuối hè” thì mới đủ ba tháng, vừa vặn cho một học kỳ ba tháng (quarter), chưa nói đến học kỳ sáu tháng (semester). Một vài chi tiết như vậy có thể sửa lại cho hoàn chỉnh.

Bước chân đầu tiên của Huỳnh Trọng Khang vào văn chương là một cuốn sách gợi nhiều cảm hứng cho người đọc.

Mộ phần tuổi trẻ, tiểu thuyết của Huỳnh Trọng Khang, Nhã Nam và NXB Hội Nhà văn 2016

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chủ nghĩa Hiện sinh ở Miền Nam Việt Nam 1954-1975 (trên bình diện lý thuyết)

    02/10/2019PGS.TS. Huỳnh Như PhươngĐể chọn một lý thuyết triết học và mỹ học được du nhập và có ảnh hưởng rộng rãi nhất trong lý luận và sáng tác văn học ở miền Nam Việt Nam những năm 1954-1975, có lẽ nhiều người sẽ không ngần ngại chọn chủ nghĩa hiện sinh. Ảnh hưởng đó thể hiện ở chỗ đây là trào lưu, tuy lúc đậm lúc nhạt, nhưng đã hiện diện gần như trọn cả một giai đoạn lịch sử đen tối và phức tạp.
  • Thuyết hiện sinh: "Tiến lên để sống"

    27/10/2018Bùi Văn Nam SơnTriết hiện sinh chia tay với triết học "trừu tượng". Nó quan tâm đến tính chủ thể cụ thể của con người, chứ không phải khái niệm trừu tượng về "chủ thể". Đó là lý do nhiều triết gia hiện sinh (như Sartre, Camus...) chọn hình thức văn nghệ (tiểu thuyết, kịch...) để đến gần hơn với đời sống thực, nói lên những băn khoăn, thao thức, đau khổ và lựa chọn trong "thân phận" làm người.
  • Chủ nghĩa hiện sinh, nhìn từ góc độ văn hóa học

    14/12/2017Đỗ Minh HợpPhải chăng chủ nghĩa hiện sinh thật sự như là nó được hiểu trong các tài liệu viết về nó? Phải chăng nó đã thật sự thuộc về dĩ vãng? Và, cuối cùng, việc nghiên cứu hiện thời về chủ nghĩa hiện sinh liệu còn có ý nghĩa gì nữa không? Đối với tôi, chủ nghĩa hiện sinh chưa chết, hiện sinh còn là một tâm tính xác định trong con người của thời hiện đại ở phương Tây.
    ...phân tích chủ nghĩa hiện sinh còn cho phép chúng ta hiểu rõ hơn những chuyển biến văn hoá ở thế kỷ XX...
  • Sống thật, trải nghiệm và bản ngã

    09/03/2016Nguyễn Tất ThinhCó sống Thật mới Trải nghiệm thật, mới có Bản ngã thực là Người Trưởng thành và bởi vậy những điều thuộc về họ và tạo ra bởi họ mới thật đáng giá trị.
  • Tự do khám phá, nhận thức, trải nghiệm: Câu chuyện của giáo dục Việt Nam

    28/11/2015An VânGiáo dục Việt Nam hoàn toàn có thể đào tạo được những học sinh thông minh, xuất sắc, trí tuệ. Nhưng có lẽ phải thẳng thắn với nhau, môi trường giáo dục hiện giờ của ta đã có thể đem đến cho những học sinh bình thường cảm giác hạnh phúc trong sự học, dành cho các em một không gian để tự do khám phá, nhận thức, trải nghiệm hay chưa?
  • 10 điều trải nghiệm

    26/10/2015Nguyễn Tất ThịnhTri thức cao và toàn diện ắt thắng mọi lý sự. Đạt đến 'có Đạo' (thông Thiên) thì tự nhiên sáng tỏ ra Đức (thuận Hành). Khi có Đức (quy tắc) tốt dần đi đến Đạo (luật Trời)...hanh phát vạn sự...
  • Từ Trải Nghiệm đến Tổng Kết

    06/07/2015Nguyễn Tất ThịnhSự tồn tại của Đời Người luôn trong dòng chảy của sự phản tỉnh của Hiểu Biết, Phát Triển và Phản Tỉnh ( cho cuộc sống của mình và của Đời sống chung đi đến Chân Thiện Mĩ… ). Tôi biết tôi không Khôn, nhưng tôi biết tôi đang thay đổi như thế theo thời gian…
  • Nhắc lại ba trải nghiệm lớn

    16/10/2014Duy Tuệ"Tôi nhắc lại ba trạng thái mà tôi đã trải nghiệm
    Tôi trình bày theo cách dễ hiểu hơn
    Cũng khó có thể trình bày
    Mình cứ kiếm chữ dần dần rồi sắp đặt cho dễ hiểu...
  • Tự do và trách nhiệm trong đạo đức học hiện sinh

    29/04/2008TS. Đỗ Minh Hợp, Viện Triết họcTrên cơ sở làm rõ tự do và trách nhiệm với tư cách những phạm trù đạo đức cơ bản trong triết học hiện sinh qua việc làm rõ quan niệm của các nhà triết học hiện sinh tiêu biểu về những phạm trù này, tác giả bài biết bước đầu đưa ra những ý kiến đánh giá để đóng góp của triết học hiện sinh trong đạo đức học...
  • Quan niệm của Gi.P.Xáctơrơ về con người trong “Hiện sinh một nhân bản thuyết”

    01/01/1900Hoàng Văn ThắngTheo Gi.P.Xáctơrơ (Jean - Paul Sartre - 1905 - 1980), chủ nghĩa hiện sinh là một chủ nghĩa nhân đạo. Trong quan niệm của ông, chủ nghĩa nhân đạo này không phải là lý thuyết đề cao "lòng thương người, mà là một học thuyết về con người- một triết học về sự tồn tại của thực thể người trong thế giới. Mục tiêu của nó là mang lại tự do cho con người và vì thế, ông đã dồn công sức để nghiên cứu về con người.
  • Chủ nghĩa hiện sinh

    13/01/2006Điều đầu tiên cần lưu ý về các triết gia hiện sinh là khi họ dùng từ “hiện sinh” họ muốn nói tới sự hiện tồn của con người.Họ không quan tâm gì đến sự tồn tại của những cái bàn và những cái ghế, những ngôi sao và các nguyên tử, hoặc nhiều vật thể khác. Chúng ta cũng phải lưu ý rằng khi đề cập đến sự hiện tồn của con người là họ muốn nói đến sự hiện hữu của từng cá thể đặc thù, chứ không phải tất cả loài người. ...
  • xem toàn bộ