Việt Nam tổng kết một chiến thắng hay để hiểu Việt Nam
Việt Nam tổng kết một chiến thắng hay để hiểu Việt Nam tập hợp những bài trả lời phỏng vấn, trích một vài bức thư và bổ sung thêm lời tự sự của Nguyễn Khắc Viện với ta cách là chủ nhiệm tạp chí Nghiên cứu Việt Nam (Etudes Vietnamiennes). Đây là tờ tạp chí hàng đầu (về chất lượng) trên lĩnh vực tuyên truyền đối ngoại của nước ta khi đó.
Việt Nam tổng kết một chiến thắng hay để hiểu Việt Nam ghi lại cuộc phỏng vấn Nguyễn Khắc Viện vào hai thời điểm là 1973, khi Hiệp định Paris vừa được ký kết và năm 1975, khi cuộc kháng chiến thống nhất đất nước vừa hoàn thành.
Sau giây phút vui mừng chiến thắng, dân tộc ta lại trải qua những thử thách có thể nói là khó khăn nhất trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Những hậu quả chiến tranh cũ chưa kịp khắc phục thì cuộc chiến tranh biên giới lại bùng nổ ở cả hai đầu đất nước. Trong khi kẻ thù vẫn giữ sự thù địch và cấm vận thì đồng minh cũ đã trở thành kẻ thù mới đầy hiểm ác. Ngay cả nhiều bạn bè từng ủng hộ Việt Nam chống xâm lược Mỹ thì nay cũng nghĩ Việt Nam thay lòng đổi dạ, nhất là sau vụ ta buộc phải sang Campuchia đánh vào tận sào huyệt của tập đoàn diệt chủng Pol Pot. Nền kinh tế lúc này lại “đang rơi theo chiều thẳng đứng” như đánh giá của một nhà lãnh đạo đương thời…
Cuốn sách không bao giờ lỗi thời bởi Nguyễn Khắc VIện vừa có cáo nhạy bén của một nhà báo, lại có cả cái sâu sắc của một nhà sử học và cộng thêm trách nhiệm của một “nhà tuyên giáo”. Vì thế, cuốn sách tuy đã được xuất bản cách đây một phần tư thế kỷ (1983), nhưng vẫn bổ ích cho người đọc ngày hôm nay, nhất là các bạn trẻ Việt Nam. Đồng thời, cuốn sách cũng giúp thế giới hiểu ra bản chất vấn đề sau một thập kỷ đầy biến động kể từ sau cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc thắng lợi, để bạn bè quốc tế có thể hiểu hơn Việt Nam trên con đường phát triển.
Lời tựa cuốn sách
Việt Nam tổng kết một chiến thắng hay để hiểu Việt Nam
Louis Puiseux1
Tháng Hai năm 1973, ngay sau khi Hiệp định Paris về Việt Nam được ký kết, rồi đến tháng 10 năm 1975, sau chiến thắng của nhân dân Việt Nam, chúng tôi đã nhiều lần ghi lại những cuộc nói chuyện dài với Nguyễn Khắc Viện, Chủ nhiệm tạp chí Etudes Vietnamiennes (Nghiên cứu Việt Nam). Được phép của tác giả, chúng tôi giới thiệu cùng bạn đọc toàn văn những cuộc đàm thoại đó. Lời nói đương nhiên thiếu sự chặt chẽ của văn phong viết, nhưng tôi hy vọng bạn đọc sẽ tìm lại được ở đây tính tự nhiên của đối thoại.
Khác với rất nhiều bài viết về vấn đề này đã được xuất bản, những cuộc đàm thoại với Nguyễn Khắc Viện được ghi năm 1973, dưới ánh sáng của những sự kiện đã xảy ra từ bấy đến nay, lại càng có thêm tính thời sự và hứng thú một cách đáng kinh ngạc.
Xin cảm ơn các bạn Ada, Evelyne, Domi, Isa, Romain, Jean-Loup, Francis và Georges vì đã có những đóng góp vào các cuộc phỏng vấn này và đã sao chép lại các bài đối thoại bằng băng ghi âm.
1Nhà khoa học và nhà văn người Pháp. Ông là người bạn chí cốt của Nguyễn Khắc Viện từ thời nằm viện Lao ở Saint Hileure Grenoble năm 1941 đến khi về nước năm 1963
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCách đây một thế kỷ, những người khổng lồ
12/05/2009Nguyên NgọcTiền... bạc
25/06/2009Linh Linh