Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ

11:13 SA @ Thứ Ba - 15 Tháng Chín, 2009

Ngày 23 tháng 09 năm 1945, dưới sự che chở của quân đội Anh, người Pháp mở cuộc tiến công vũ trang đánh vào chính quyền cách mạng vừa mới thành lập Cuộc chiến tranh Đông Dương bắt đầu.

Ngày 07 tháng 05 năm 1954, tại Điện Biên Phủ, Tướng De Castries bị quân đội nhân dân Việt Nam bắt làm tù binh. Sau một trận đánh kéo dài 55 ngày đêm, đạo quân viễn chinh Pháp bị mất 16.000 người, đa số thuộc những đơn vị tinh nhuệ của quân đội Pháp.

Ngày 20 tháng 07 năm 1954, các hiệp định đình chiến được ký kết tại Genève, theo đó nước Pháp công nhận độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và sự thống nhất của nước Việt Nam. Để cho việc tập kết của quân đội hai bên được thực hiện, nước Việt Nam tạm thời được chia thành hai miền, Bắc và Nam, ngăn đôi bởi dòng sông Bến Hải chảy dọc theo vĩ tuyến 17, miền Bắc được đặt dưới quyền của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, còn bộ chỉ huy quân đội Pháp chịu trách nhiệm thi hành các điều khoản của Hiệp định Genève tại miền Nam. Tổng tuyển cử phải được thực hiện chậm nhất vào tháng 07 năm 1956, để bầu ra một chính phủ thống nhất cho toàn nước Việt Nam.

Trong khu vực miền Bắc, việc thi hành các hiệp định không thành vấn đề, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nắm chắc sự tín nhiệm của nhân dân Việt Nam, đã không ngừng tìm cách tạo mọi thuận lợi cho việc thi hành các hiệp định nhằm tiến tới tổng tuyển cử và đẩy nhanh sự tái thống nhất đất nước.

Thế nhưng, mặc dù các hiệp định đã được ký kết giữa Pháp và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, vẫn có một đối tác thứ ba sắp sửa nhúng tay can thiệp một cách quyết định vào hướng diễn biến của tình hình ở miền Nam Việt Nam.

Thực ra, từ năm 1950, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã có mặt tại chỗ tôi đóng góp một phần lớn cho nhưng chi phí của cuộc chiến tranh Đông Dương, và cuộc đình chiến đã được ký kết ngược với ý muốn của họ. Do không ngăn được việc ký kết này, Hoa Kỳ chuẩn bị huy động toàn bộ sức mạnh của mình nhằm làm cho các hiệp định đã được ký kết không thể thực hiện được.

Ngày 07 tháng 07 năm 1954, viên cựu quan lại theo đạo Thiên Chúa là Ngô Đình Diệm (mà trong cuốn sách này chúng tôi sẽ gọi tắt là Diệm, theo kiểu người Việt Nam vẫn gọi), từ Mỹ trở về hất cẳng Bửu Lộc là người của Pháp, tự tay nắm lấy quyền điều khiển chính phủ Bảo Đại.

Ngày 08 tháng 09 năm 1954, đúng 50 ngày sau khi đặt bút ký các Hiệp định Genève, nước Pháp ký với Mỹ và Anh, hiệp ước Đông Nam Á (OTASE) là vế thứ hai ở Viễn Đông song đôi với hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở phía tây.

Chiếc chìa khóa mở cửa vào Nam Việt Nam được chuyển từ tay của Pháp sang tay Hoa Kỳ, các Hiệp định Genève vừa được ký chưa ráo mực đã bị phủ nhận. Nhà nước Nam Việt Nam đã ra đời như thế, cái Nhà nước mà lịch sử tiếp theo sau đó sẽ mang dấu ấn không thể gột rửa của tất cả những nhân tố đã làm bà đỡ cho nó ra đời: sự chối bỏ trách nhiệm của nước Pháp, ý chí của Hoa Kỳ quyết ngăn chặn phong trào cách mạng Việt Nam, tập hợp lại tại miền Nam của các thế lực phong kiến Việt Nam.

Trải dài từ vĩ tuyến 17 đến mũi Cà Mau, miền Nam Việt Nam có diện tích rộng 170.000km2. Với số dân khoảng 14 triệu người (so với 160.000km2và 16 triệu dân ở miền Bắc1)

Về mặt địa lý, có thể phân biệt ba vùng chính sau đây:
Nam Bộ, bao gồm chủ yếu vùng châu thổ sông Đồng Nai, là vùng đất của những cánh đồng lúa rộng và phì nhiêu, Nam Bộ là vựa lúa của Việt Nam. Chỉ riêng châu thổ sông Cửu Long đã có 2.300.000 héc-ta đất trông trọt và Nam Bộ đã xuất khẩu 1.500.000 tấn gạo mỗi năm.

Từ sông Bến Hải đến tận Nam Bộ, dọc theo bờ biển, là một chuỗi dài những cánh đồng nhỏ, bị kẹp giữa biển và núi, đông dân nhưng nghèo, điều kiện kinh tế và dân cư ở đây gợi nhớ đến những điều kiện của miền Bắc. Đó là phần giữa và phía nam của Trung Bộ (tên cũ là An Nam). Tổng diện tích đất canh tác vào khoảng 300.000 héc-ta.

Cao Nguyên là một vùng rộng lớn trải dài từ thung lũng sông Đồng Nai ở phía nam đến vĩ tuyến 17 ở phía bắc. Phần lớn đó là những cao nguyên có độ cao từ 700m đến 800m so với mặt nước biển. Vùng đất đó được hình thành từ sự phân huỷ của đá ba-zan, một loại đất rất tốt, phù hợp một cách kỳ lạ với các loại cây công nghiệp: cao su chè, cà phê... Vẫn còn những diện tích rộng mênh mông chưa khai phá.

Trong số 14 triệu dân của miền Nam Việt Nam, phải tính đến khoảng 400.000 người Khơ Me (hay Cao Miên), sống chủ yếu ở các tỉnh thuộc miền Tây Nam Bộ, 700.000 người Trung Quốc sống tập trung chủ yếu ở Chợ Lớn và hơn 600.000 người bao gồm những nhóm tộc người khác nhau sống trên các vùng cao nguyên. Trước đây người ta gọi chung họ là "mọi", chúng tôi sẽ không dùng thuật ngữ này vì trong tiếng Việt nó bao hàm một ngụ ý không hay, và sẽ dùng các từ “cư dân” hay “nhóm tộc người" của Tây Nguyên.

Ngay từ đầu, có thể lưu ý rằng, khác với phần lớn các nước chậm phát triển, Nam Việt Nam là một miền đất giàu nông sản, với một sản lượng lương thực rất dư thừa.

Miền Nam sẽ không phải trải qua những khó khăn cực kỳ lớn về cung cấp lương thực như miền Bắc; chỉ cần bằng sự viện trợ của mình, Hoa Kỳ đã có thể dễ dàng khởi động việc công nghiệp hóa để biến Nam Việt Nam thành một cái "tủ kính" thật sự, một cực hấp dẫn đối với các nước khác ở Đông Nam Á. Thế nhưng, lịch sử lại đã quyết định một cách khác.

Dự định của chúng tôi là vạch lại tiến trình lịch sử của miền Nam Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1963, một lịch sử đầy ắp sự kiện, bởi lịch sử của những chế độ bị khủng hoảng triền miên thu hút sự quan tâm của các sử gia và ký giả nhiều hơn là những nước được sống trong yên bình. Có thể phân biệt thành ba giai đoạn trong cái thời kỳ ngắn ngủi chỉ kéo dài được tám năm này:

1. Từ ngày 21 tháng 07 năm 1954 đến ngày 28 tháng 04 năm 1956, quân đội Pháp vẫn còn đóng ở Nam Việt Nam. Trong khi Chính phủ Hoa Kỳ buộc nước Pháp phải từ bỏ xứ sở này để trao quyền điều khiển vào tay họ, chính quyền Diệm dần dần loại bỏ tất cả các nhóm thân Pháp, khi cần còn dùng cả vũ lực. Bộ máy quân sự của Mỹ và các thể chế của chính quyền Diệm được thiết lập.

2. Sau khi quân đội Pháp rút, Hoa Kỳ lên ngôi ông chủ độc tôn, chính phủ Diệm từ chối không chịu tổ chức tổng tuyển cử như đã dự kiến trong các hiệp định đình chiến. Những hiệp định này bị lâm vào thế bất khả thi, một phần vì đó là ý muốn của Hoa Kỳ, một phần do sự chối bỏ trách nhiệm của một trong số những đối tác chủ yếu có trách nhiệm thi hành hiệp định là Pháp. Phía Pháp đã cẩn thận rút hết quân đội của minh trước thời hạn tổng tuyển cử tháng 07 năm 1956.

Thế là bắt đầu "thời đại hoàng kim" của chính quyền Diệm có thể tha hồ thi thố các dự định của minh, dưới sự chỉ đạo của những cố vấn Hoa Kỳ. Nam Việt Nam trở thành tài sản riêng của gia đình Diệm và như chính miệng của Diệm nói, biên giới của Hoa Kỳ trải rộng đến tận vĩ tuyến 17. “Thời đại hoàng kim” này kéo dài đến cuối năm 1960, là thời điểm được đánh dấu bằng sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng.

3. Bởi vì nhân dân Việt Nam đã nhanh chóng phản ứng; và chế độ này càng tự cảm thấy mình bị mất lòng dân thì lại càng ra tay đàn áp, mà càng ra tay đàn áp thì cường độ những cuộc đấu tranh của nhân dân lại càng lên cao.

Ngày 11 tháng 11 năm 1960, một số quân nhân tổ chức một cuộc đảo chính không thành với ý định lật đổ Diệm, một bằng chứng cho thấy toàn thân chế độ này đang bị lung lay.

Sau ngày đó, chính quyền Diệm chỉ còn là một cái bóng, duy nhất còn lại sự thống trị của Hoa Kỳ và dần dần biến thành một cuộc can thiệp vũ trang thật sự. Một cuộc chiến tranh không tuyên bố, theo cách nói của Thời báo New York, bắt đầu ở miền Nam Việt Nam. Cuộc chiến tranh này vả chăng đã được Chính phủ Kennedy chính thức hóa ngày 08 tháng 02 năm 1962, khi họ thành lập một bộ chỉ huy quân sự của Mỹ ở Sài Gòn.

Về phía mình, nhân dân Việt Nam đứng trước nguy cơ có thể bị tiêu diệt, bắt đầu có những biện pháp tự vệ: đấu tranh vũ trang xuất hiện kết hợp với đấu tranh chính trị, và ngày 20 tháng 12 năm 1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Cuộc chiến tranh không tuyên bố này vẫn đang tiếp diễn.

Việc nghiên cứu những sự kiện xảy ra từ năm 1954 sẽ cung cấp cho chúng ta ý niệm về một lối thoát khả dĩ cho một tình hình nguy hiểm như ở miền Nam Việt Nam thời đó.

Nam Việt Nam lúc đó là một trong những khu vực nhạy cảm của thế giới, tại đây cuộc đối đầu Đông - Tây, những xung đột nổ ra từ phong trào giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội đang diễn ra dưới những hình thức nghiêm trọng và nguy hiểm nhất, chứa nguy cơ đe dọa đến nền hòa bình thế giới.

Nghiên cứu một vấn đề mang tính thời sự và nóng bỏng như thế là việc chẳng mấy dễ dàng. Tư liệu thì tản mạn và nằm trên mặt các báo chí hàng ngày nhiều hơn là trên các trang sách. Với những gì có thể tập hợp được từ trong các ấn phẩm của Việt Nam, Pháp và Mỹ, chúng tôi đã thử chỉ ra một số cột mốc, cố gắng thử cung cấp chút ánh sáng cho nhưng ai đang phân vân tự hỏi về tương lai của đất nước này.

Bởi vì đất nước này là đất nước của chúng tôi, nên xin bạn đọc đừng ngạc nhiên nếu những dòng dưới đây đôi khi có ít nhiều nhuốm màu cảm xúc. Chúng tôi đã cố gắng hết sức để khách quan càng nhiều càng tốt, nhưng lẽ tự nhiên, trái tim của một con người làm sao có thể không rung động khi phải kể lại những tai họa đang giáng xuống quê hương mình, hay khi mô tả lại những chiến tích anh hùng của đồng bào mình. Tính khách quan lịch sử đâu phải là sự bàng quan lạnh lùng trước bất hạnh của những con người.

Paris, tháng 03 năm 1963

Nguyễn Khắc Viện

1 Các cơ quan chính thức cung cấp những con số sau đây về dân số năm 1960:
Nam Bộ 63% tương dương với 8.760.933
Đồng bằng miền Trung 31% tương đương với 4.329.761
Tây Nguyên 6% tương đương với 604.823
Không nên ảo tưởng về sự chính xác của những số liệu này. Không một cuộc điều tra dân số nào được tiến hành, lý do đơn giản mà chính quyền miền Nam chưa bao giờ kiểm soát được toàn bộ vùng nông thôn, nơi tập trung đến 85 % dân số.


Lời giới thiệu tác phẩm "Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ"

GS. Dương Trung Quốc

Độc giả Việt Nam từng biết đến Nguyễn Khắc Viện với nhiều tác phẩm có giá trị như. Bàn về đạo Nho, Vệt Nam một thiên lịch sử; Từ sinh lý đến dưỡng sinh, Tìm hiểu tâm lý trẻ em... trong đó, có nhiều tác phẩm viết bằng tiếng Pháp giới thiệu đất nước, lịch sử, nền văn hoá truyền thống và con người Việt Nam đến bạn bè thế giới.

Khi bác sĩ Nguyễn Khắc Viện qua đó tôi có viết một vài báo nhỏ trong đó tôi ví ông như một cây sậy dáng dấp nghiêng nghiêng nhưng không bao giờ rạp đổ. ẩn chứa trong cái vẻ bề ngoài yếu ớt ấy lại là một bộ óc tư duy mạnh mẽ. Ngoài những hoạt động xã hội, ông còn nổi tiếng là một nhà báo, nhà văn hoá đa tài.

Ngoài năng lực ngoại ngữ thông thạo, tri thức uyên bác, Nguyễn Khắc Viện còn có bút pháp sắc sảo của một nhà báo lão luyện, ông đã có công lớn giúp cho các bạn đọc nước ngoài hiểu biết sâu sắc về đất nước và con người Việt Nam.

Miền Nam Vệt Nam từ sau Điện Biên Phủ là tác phẩm cuối cùng ông viết ở Pháp trước khi về định cư ở Việt Nam. Có lẽ cũng vì thế mà nhiều bạn đọc trong nước, kể cả trong giới sử học vẫn chưa được biết đến.

Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ viết về bối cảnh của miền Nam Việt Nam kể từ sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Đó là thời kỳ mà cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã thắng lợi, Hiệp định Genève được ký kết với điều khoản nước Việt Nam tạm thời đi chia cắt làm hai miền ngang vĩ tuyến 17 và cuộc Tổng tuyển cử hoà bình thống nhất nước Việt Nam sẽ diễn ra 2 năm sau đó.

Điều đáng nói là sau gần nửa thế kỷ được đọc lại tác phẩm của Nguyễn Khắc Viện, chúng tôi, những người viết sử chuyên nghiệp phải ngả mũ khâm phục những điều ông viết. Tính hấp dẫn không chỉ thể hiện trong cách hành văn sinh động và sáng sủa (cho dù đã qua bản dịch) mà còn thể hiện ở lối tư duy rất biện chứng khi lựa chọn, sắp xếp các dữ kiện tạo cho người đọc sự tin cậy rằng "lịch sử đã diễn ra đúng như vậy".

45 năm sau đọc lại cuốn sách này, chiêm nghiệm lại những gì đã diễn ra tiếp sau những gì Nguyễn Khắc Viện đã viết, tôi càng thấy khâm phục ông. Điều đó cũng có nghĩa là càng thấy cuốn sách của ông có giá trị, cái giá trị lâu bền của một pho sử, cho dù chỉ là lịch sử của một thời kỳ ngắn ngủi. . .


Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ là một thiên phóng sự dài và tư liệu chủ yếu được trích dẫn từ nguồn báo chí xuất bản tại Pháp. Qua tác phẩm, Nguyễn Khắc Viện đã khéo kết hợp các nhận xét tinh tế, các suy nghĩ của bản thân với cách phân tích sâu sắc để độc giả nước ngoài có thể hiểu rõ hơn về con người miền Nam Việt Nam ba năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, sự can thiệp của Mỹ, những hành động vụ lợi của chính quyền Diệm và những cố gắng của nhân dân Việt Nam để thi hành Hiệp định Genève… Bằng tấm lòng yêu nước sâu sắc, với những tư liệu được lấy từ “trong lòng” đối phương, tác phẩm ra đời đã tranh thủ được sự ủng hộ của dư luận quốc tế đối với Việt Nam, trước khi dân tộc ta bước vào cuộc kháng chiến lần thứ hai.

Nguyễn Mạnh Hùng
Giám đốc Công ty CP Sách Thái Hà

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhà trường xưa và nay

    25/03/2019Bác sĩ Nguyễn Khắc ViệnXã hội mới đòi hỏi có một nhà trường mới, luận điểm dĩ nhiên ấy, nói lên thì dễ nhưng suy nghĩ cho ra và thực hiện được một nhà trường mới lại rất khó. Có thể nói những nhược điểm của nhà trường hiện nay là do tiếp tục thực hiện một kiểu mẫu nhà trường cũ trong một xã hội mới. ...
  • Phận đàn bà ngày nay

    04/03/2019BS. Nguyễn Khắc ViệnThế nào là phận? Phận đàn ông, phận đàn bà, phận làm con, làm tôi, làm vua; đó là cái phận mà cuộc sống trong xã hội dành cho mỗi người. Có thân phận, bổn phận, danh phận, chức phận, phận sang, phận hèn, và nếu có ngẫu nhiên chen vào là số phận...
  • Nhớ lại ngày giải phóng Thủ đô 50 năm trước

    10/10/2017Cố GS Trần Quốc VượngMê mải và say sưa là chính khí Hà Nội ngày Giải phóng Thủ đô. 50 năm nhìn lại, nửa vui nửa. buồn. Mà tôi thường tự nhận là người "lạc quan - buồn"...
  • Người tiểu nông và quan lại

    15/09/2017Nguyễn Khắc ViệnNhà nước phong kiến tuyển chọn quan lại cao cấp qua các kì thi, mở cho mọi người tham gia (trừ phường hát và tất nhiên trừ phụ nữ). Việc khảo hạch gồm có những bài bình văn sách, đạo đức, chính trị, làm thơ, soạn các biểu chương hành chính.
  • Cách mạng tháng 8 và người trí thức

    02/09/2016Mai ThụcKỷ niệm 63 năm Cách mạng tháng Tám – “Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” tuổi 63, người trí thức bừng tỉnh trước nền kinh tế thị trường hội nhập toàn cầu diễn ra trên đất nước ta như một cơn lốc xoáy. Rất lâu rồi, bây giờ mới có những hội thảo, những chuyên đề về vai trò của trí thức. Mọi người đồng thanh xác định vị trí của trí thức trong các ngành...
  • Nho sĩ và trí thức hiện đại

    12/09/2009Nguyễn Khắc ViệnGiống như quan lại thời xưa, mấy nghìn trí thức được đào tạo dưới thời thuộc địa ở các trường đại học bên Pháp hay ở Hà Nội đều sống xa nhân dân. Chúng tôi là những người thành thị thuần túy trong một nước mà 95% dân sống ở nông thôn. Khi các nho sĩ ra lời kêu gọi, cả nước từ Nam ra Bắc đều hưởng ứng, vì sống trong làng, hàng ngày, nhà nho có quan hệ mật thiết với nông dân. Chúng tôi thì bị chìm giữa đất nước, không có kim chỉ nam, không có gậy chỉ đường.
  • Giới thiệu tác phẩm Nguyễn Khắc Viện

    31/08/2009Nhiều tác phẩm của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện cho đến nay vẫn còn những giá trị lớn lao. Bất cứ đối tượng nào, từ người già, thanh niên đến trẻ em đều có thể thấy qua tác phẩm của ông bóng dáng một người bạn, một người thầy, một người ông với kiến thức uyên thâm và tấm lòng nhân ái.
  • Những chuyện chưa kể về Nguyễn Khắc Viện

    26/08/2009Văn HồngNguyễn Khắc Viện là một Nhà Văn hóa lớn. Hoạt động và ảnh hưởng của ông sâu rộng trên nhiều lĩnh vực: chính trị và văn hóa, y tế và giáo dục, người lớn và trẻ em... Tôi may mắn nhiều lần được nghe ông diễn giảng, lại nhiều lần đến nhà ông thỉnh giáo. Nhất tự vi sư, xin được nói đôi điều về ông, một bậc thầy.
  • Chiến tranh và phản chiến

    03/08/2009Tháng 4, tháng 5 - tháng của mùa hạ rực lửa - lửa thiên nhiên và với Việt nam là lửa của những trận chiến lớn: tháng 4-1968 chiến dịch Khe Sanh, 30-4-1975 Tổng tiến công đại thắng Sài Gòn (tp.HCM), 7-5-1954 chiến thắng Điện Biên Phủ, 9-5-1945 kết thúc những tháng năm ác liệt của Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhân dịp thời gian của những chiến dịch lớn này, chúngta.com muốn bàn về một đề tài của mọi con người, mọi dân tộc, là vấn đề sống còn của nhân loại. Thiết nghĩ đề tài này luôn nóng hổi tính thời sự với chúng ta, bởi vì: muốn sống hòa bình phải biết nhận diện và xa rời chiến tranh...
  • Tướng Giáp, Tướng McNamara và "bảo hiểm quốc gia"

    29/07/2009Hiệu MinhBáo chí đang bàn về thế hệ lãnh đạo tương lai cho đất nước. Con người họ, với tài năng và nhân cách là sự đảm bảo cho hình ảnh và cả an ninh quốc gia. Nếu được dịp bỏ phiếu trực tiếp cho họ nghĩa là người dân đã thực sự mua bảo hiểm cho đất nước.
  • Những hồi ức sống động...

    27/04/2009Việt VănSau 34 năm, chiến tranh VN đã thành quá khứ, nhiều vết thương được hàn gắn, nhưng những ký ức về chiến tranh không thể nhạt phai đối với những người đã từng có mặt trong cuộc chiến tranh...
  • xem toàn bộ