“Tôi vẫn như người đi tìm vàng…”
Tuổi 75, dịch giả Thúy Toàn khiến nhiều người phải “nghiêng mình” trước sự đam mê và hết mình trong việc giới thiệu hàng loạt tác phẩm văn học Nga tại Việt Nam. Nhắc đến Quỹ hỗ trợ quảng bá văn học Việt - Nga vừa ra mắt, ông tự tin một cách đầy hứng khởi: “Dù bây giờ mới chính thức “mở cửa”, nhưng quỹ đã hoạt động bằng con đường “ngoại giao nhân dân” từ khá lâu, là nơi kết nối những người yêu mến nước Nga nói chung và văn học Nga nói riêng.
Cùng sự hợp tác và ủng hộ từ phía nước bạn và quan trọng hơn là vẫn còn rất nhiều người “có lòng” muốn ủng hộ, quảng bá văn học Việt – Nga. Ra mắt quỹ vào thời điểm này, theo tôi là hợp lý cả về mặt thiên thời – địa lợi - nhân hòa”.
Giới thiệu văn học Nga tại Việt Nam đã khó và có lẽ sẽ càng vất vả hơn trong chiều ngược lại”. Vậy quỹ có kế hoạch cụ thể nào trong thời gian tới?
- Suốt gần 100 năm đến nay, văn học Nga đã đóng góp cho sự hình thành và phát triển văn học tại VN. Không cần nói nhiều thì có lẽ ai cũng biết, văn học Nga là nền văn học vĩ đại với rất nhiều giá trị nhân văn, mà có lẽ chúng ta mới chỉ biết đến một phần nhỏ. Khi thành lập Quỹ hỗ trợ quảng bá, chúng tôi xác định không chỉ giới thiệu văn học Việt – Nga thời “đỉnh cao” của quá khứ, mà còn cả hiện tại và tương lai.
Ví dụ gần nhất, sắp tới quỹ sẽ phối hợp cùng Quỹ Văn hóa Nga (do tổng thống Nga thành lập) thực hiện dịch năm tác phẩm của Việt Nam ra tiếng Nga, gồm: 100 truyện ngắn đương đại Việt Nam, 100 bài thơ đương đại Việt Nam, tiểu thuyết “Mưa mùa hạ” của nhà văn Ma Văn Kháng và “Hồn bướm mơ tiên” của Khái Hưng. Đồng thời, năm tác phẩm văn học mới của nước Nga cũng sẽ được dịch song song ra tiếng Việt.
Một số tác phẩm văn học Nga gần đây của dịch giả Thuý Toàn. |
Muốn quảng bá văn học giữa hai nước, tất nhiên cần kinh phí và đội ngũ dịch thuật trẻ. Quỹ sẽ “cân bằng” hai yếu tố này như thế nào trong tương lai, thưa ông?
- Hiện kinh phí của quỹ sẽ do Nhà nước đầu tư một số nhất định, ngoài ra sẽ kêu gọi thêm từ phía cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước ủng hộ. Tôi cũng xin nhấn mạnh rằng, việc thành lập quỹ chắc chắn sẽ không nhằm mục đích kinh doanh để kiếm tiền. Ngoài ra, đội ngũ dịch thuật là một “mắt xích” tương đối quan trọng trong hoạt động của quỹ.
Tất nhiên, việc dịch thuật là một công việc đòi hỏi trước hết phải có tâm, thật sự yêu thích công việc và quan trọng nhất “có thực mới vực được đạo”. Muốn như thế, trước hết Nhà nước cần phải quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ, quỹ chỉ là chiếc “cầu nối”. Phía Nga cũng đã có những gợi ý và tạo điều kiện cho các dịch giả trẻ sang học tập ngắn hoặc dài hạn.
Vì vậy, tôi nghĩ, dưới sự chỉ đạo của Hội Nhà văn cùng Bộ VHTTDL và Bộ GDĐT, chúng ta sẽ có công việc và thu nhập đều đặn để đảm bảo đời sống cho người dịch, tuy không giàu, nhưng ít ra họ sẽ yên tâm cống hiến hết mình.
Phải nhìn nhận rằng, tiếng Nga nói riêng và văn học Nga nói chung không còn ở vị thế “độc tôn” ở Việt Nam như trước. Để giới trẻ tiếp cận và quan tâm đến văn học Nga, hiện cũng không dễ dàng?
- Quả thật, những người yêu nước Nga nhiều nhất vẫn chỉ ở độ tuổi ngoài 40 đến... 80 tuổi. Sẽ không còn lặp lại quá trình được đi đào tạo rầm rộ ở Liên Xô cũ như xưa, nhưng chúng ta sẽ đi theo “chiều sâu”. Người say mê văn chương nghệ thuật sẽ không bao giờ có hạn tuổi. Bản thân tôi cũng vậy, tôi vẫn như người đi tìm vàng, vẫn đi tìm cái đẹp, cái quý trong văn học của Nga.
Vì thế, tôi tin sẽ còn có những người tìm thấy ở văn học Nga một nguồn sáng tạo bổ ích, cần phải chia sẻ và quảng bá tại VN. Họ là những con em, những người VN đang công tác và sinh sống tại Nga, những thế hệ đang và sẽ tiếp tục được đào tạo tại Nga. Tất nhiên, số đó không còn nhiều.
- Xin cảm ơn ông và chúc cho Quỹ hỗ trợ quảng bá văn học Việt – Nga ngày một phát triển!
Dịch giả trẻ Nguyễn Thụy Anh: Điều mà tôi mong đợi và kỳ vọng nhất là thông qua hoạt động đa dạng của quỹ, sẽ có thể tập hợp được một lực lượng dịch giả nhiều thế hệ, có tâm huyết với văn học Nga, để công việc dịch thuật của họ được cổ vũ, hỗ trợ về cả tinh thần lẫn vật chất, có điều kiện chia sẻ với nhau các vấn đề về chuyên môn. Có như thế mới có thể đào tạo và bồi dưỡng một thế hệ dịch giả mới, có trình độ, có chuyên môn vững và nuôi dưỡng được đam mê với nghề. Việc này quan trọng hơn cả việc tổ chức in ấn, xuất bản các tác phẩm, vì nó cho một định hướng lâu dài đến tương lai. |
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị Quý