Ra mắt Quỹ dịch thuật Phan Châu Trinh

08:23 CH @ Thứ Ba - 09 Tháng Giêng, 2007

Một năm sau khi NXB Tri thức thành lập, quỹ Dịch thuật Phan Châu Trinh được ra mắt và khởi động những dự án lớn với tham vọng hỗ trợ và quảng bá việc dịch thuật các tác phẩm có giá trị thuộc Tủ sách Tinh hoa Tri thức Thế giới. Bắt đầu từ 2007, giải thưởng dịch thuật mang tên nhà chí sĩ Phan Châu Trinh sẽ được tổ chức thường niên.

Quỹ dịch thuật Phan Châu Trinh trực thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, được thành lập không vì mục tiêu lợi nhuận, do bà Nguyễn Thị Bình, Nguyên Phó Chủ tịch nước làm Chủ tịch danh dự và ông GS.TSKH Nguyễn Hữu Tăng, Trưởng ban Dự án Tủ sách Tinh hoa Tri thức Thế giới làm giám đốc với sự tham gia của đông đảo các học giả uy tín trong và ngoài nước. Bằng nguồn vốn huy động được từ các tổ chức, cá nhân, quỹ sẽ tài trợ cho các dịch giả, các nhà xuất bản trong quá trình dịch thuật các tác phẩm có giá trị. Quỹ sẽ ra mắt vào 9/1/2007 tại Trung tâm Hội nghị Báo chí - 11B Lê Hồng Phong.

Ra đời từ năm 2005, Tủ sách Tinh hoa tri thức thế giới hướng tới mục tiêu dịch và xuất bản từ 500 đến 1.000 đầu sách kinh điển trong hệ thống tư tưởng thế giới. Đến nay, trên thị trường đã có mặt một số tác phẩm nổi tiếng như Những cuộc đời song hànhcủa Plutarque, Bàn về tự do của John Stuart Mill, Thế giới như tôi thấy của Albert Einstein, Cháu ông Rameau của Denis Diderot, Mỏ chim sẻ đảo của Jonathan Weiner… Sự ra đời và hoạt động của Quỹ dịch thuật Phan Châu Trinh sẽ là hậu thuẫn tin cậy cho các dịch giả thực hiện tham vọng chiếm lĩnh kho tàng tri thức nhân loại này.

Bắt đầu từ năm 2007, Giải thưởng Sách dịch Phan Chu Trinh sẽ được Quỹ Dịch thuật trao hàng năm vào ngày 19 tháng 12 cho các tác phẩm dịch có giá trị lớn của thế giới; có đóng góp to lớn cho sự phát triển, mở rộng tri thức của người Việt Nam. Giải thưởng Sách dịch Phan Châu Trinh gồm có 1 giải thưởng lớn (trị giá 20 triệu đồng) và 4 giải chuyên ngành (15 triệu đồng mỗi giải) dành cho các lĩnh vực như Khoa học tự nhiên, Triết học, Xã hội học, Kinh tế học, Pháp luật - chính trị.

Ngoài ra, Quỹ dịch thuật Phan Châu Trinh còn dự định tổ chức các cuộc hội thảo, các buổi giới thiệu sách thường kỳ nhằm đưa tri thức nhân loại đến với đông đảo độc giả.


Dịch phẩm Phê phán Lý tính Thuần tuý của Bùi Văn Nam Sơn được Hội đồng giải thưởng lựa chọn với sự nhất trí tuyệt đối (7/7). Immanuel Kant được coi là cha đẻ của trường đại học hiện đại với quan niệm rằng đó là nơi khai sáng con người - nơi đào tạo những con người có khả năng sử dụng lý trí một cách tự do. Tác phẩm nền tảng của triết học và giáo dục học Khai sáng này được Bùi Văn Nam Sơn chuyển ngữ một cách nhuần nhuyễn và chính xác, cùng những chú giải công phu rất có ích cho người đọc. Theo Hội đồng giải thưởng, Phê phán Lý tính Thuần tuý của Bùi Văn Nam Sơn là một đóng góp to lớn cho sự nghiệp giáo dục Việt Nam, khi chúng ta đang cần nghiên cứu các phương pháp, kinh nghiệm và triết lý giáo dục một cách hệ thống để xây dựng một nền giáo dục tiên tiến ngang tầm quốc tế.

Hội đồng giải thưởng “Tinh hoa Giáo dục Quốc tế” đã quyết định trao giải thưởng năm 2006 cho dịch phẩm “Phê phán Lý tính Thuần túy” của triết gia Đức Immanuel Kant do Bùi Văn Nam Sơn chuyển ngữ và được nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2004.

Giải thưởng Tinh hoa Giáo dục Quốc tế do Quỹ Dịch thuật Phan Chu Trinh và Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp tổ chức, nhằm biểu dương, khuyến khích và quảng bá các dịch phẩm xuất sắc trong lĩnh vực giáo dục, có tác dụng lớn đối với sự nghiệp phát triển nền giáo dục chất lượng cao của Việt Nam.

Hội đồng giải thưởng bao gồm các học giả, dịch giả, nhà giáo xuất sắc được Khoa Quốc tế - ĐHQGHN và Quỹ Dịch thuật Phan Chu Trinh quyết định hàng năm. Các thành viên Hội đồng giải thưởng có toàn quyền đề xuất và đánh giá dịch phẩm trên ba phương diện: tầm quan trọng của tác phẩm, chất lượng bản dịch, và tác dụng đối với nền giáo dục Việt Nam.

Nguồn:Evan
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phan Châu Trinh và lòng tin vào sức mạnh của tri thức văn hóa

    17/03/2016Nguyên NgọcNgày 24/3 vừa qua, chúng ta có một kỷ niệm lớn: 80 năm ngày mất của Phan Châu Trinh và sau đó mấy hôm, ngày 4/4 kỷ niệm 80 năm đám tang vĩ đại của ông mà Nguyễn Ái Quốc trong báo cáo gửi Quốc tế cộng sản hồi đó đã viết: “trong lịch sử người An nam chưa hề được chứng kiến một sự kiện to lớn như vậy bao giờ”...
  • Phan Châu Trinh và sự thức tỉnh dân tộc thế kỷ XX

    03/11/2015Đỗ Hòa HớiVề Phan Châu Trinh, trước đây đã có nhiều người nghiên cứu, nhất là về vai trò, vị trí của ông đối với phong trào cách mạng đầu thế kỷ. Tuy nhiên, do phương pháp, trình độ nhận thức, cững như do hạn chế về tư liệu mà sự đánh giá về ông cũng có nhiều điểm chưa thỏa đáng. Vấn đề Phan Châu Trinh trong điều kiện cho phép hiện nay đặt ra trước các nhà nghiên cứu nhiều khía cạnh mới mẻ. Trong bài viết này tác giả cố gắng tìm hiểu những đóng góp của ông vào sự thức tỉnh dân tộc đầu thế kỷ XX như là một thử nghiệm, một sự lựa chọn con đường phát triển cho dân tộc...
  • Tư tưởng lập hiến của Phan Châu Trinh

    17/04/2015Phan Đăng Thanh"Còn như theo cái chủ nghĩa dân trị thì tự quốc dân lập ra Hiến pháp, luật lệ, đặt ra các cơ quan để lo chung cho mọi người... ". Tư tưởng lập hiến tiến bộ của Phan Chu Trinh được tác giả trình bày khá đầy đủ, cụ thể trong bài viết này.
  • Tư tưởng canh tân sáng tạo nền văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX của chí sĩ Phan Châu Trinh

    26/09/2014Đỗ Hòa HớiVới sự nghiệp đổi mới, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa và hiện đại hóa văn hóa dân tộc đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Qua tìm hiểu chí sĩ Phan Châu Trinh, chúng tôi thấy ông là một tấm gương mạnh dạn canh tân và sáng tạo nền văn hóa dân tộc vào thời điểm đầu thế kỷ XX.
  • Cần xây dựng tủ sách kinh điển

    18/10/2006Nguyễn Cảnh BìnhHiện nay, điều rất thiếu và yếu cho việc nghiên cứu là thiếu những cuốn sách và tri thức nền tảng của thế giới, đặc biệt là các nền tảng về khoa học xã hội. Ngay cả các giáo viên và sinh viên ngành xã hội cũng không đủ điều kiện tiếp cận nguồn tư liệu này. Vừa thiếu sách, vừa yếu ngoại ngữ... và dù có giỏi cũng không dễ dàng đọc và hiểu hết ngay được...
  • Ra mắt Tủ sách Tinh hoa tri thức thế giới

    22/12/2005Kiều MinhSáng nay (19/12) tại Hà Nội, NXB Tri thức vừa công bố 3 tác phẩm đầu tiên được dịch và xuất bản trong Tủ sách tinh hoa thế giới tại Việt Nam. Gồm cuốn: Những cuộc đời song hành của Plutarque; Bàn về tự do của John Stuart Mill và Thế giới như tôi thấy của Albert Einstein...
  • Phan Châu Trinh toàn tập

    05/10/2005Bộ sách “Phan Châu Trinh tòan tập” vừa ra mắt nhân dịp giỗ lần thứ 79 ngày mất của nhà chí sĩ họ Phan (24-3-2005). Hội khoa học lịch sử VN, trực tiếp là giáo sư Chương Thâu, nhà sử học Dương Trung Quốc và bà Phan Thị Minh - hậu duệ của cụ Phan Châu Trinh - đã sưu tập tòan bộ trước tác của cụ Phan và lần đầu tiên công bố đầy đủ nhất trong ba tập sách với tổng cộng hơn 2000 trang in khổ lớn...
  • Về sự cần thiết xây dựng tủ sách kinh điển

    22/07/2005Nguyễn Cảnh BìnhKhông phải ngẫu nhiên mà gần đây, rất nhiều người thể hiện mối quan tâm đặc biệt đến dịch thuật như Nguyên Ngọc, Ngô Tự Lập và mới đây nhất là Nguyễn Quang A khi muốn phát triển tủ sách SOS2 nhằm góp phần xây dựng một “hệ điều hành” cho xã hội Việt Nam. Hiện nay, thị trường sách dịch ở Việt Nam đang bùng nổ với vô số các sách dịch được xuất bản ồ ạt nhưng chất lượng và nội dung đều có những vấn đề cần phải xem xét. Vì vậy, chúng ta cần thảo luận kỹ càng về hệ thống sách dịch ở Việt Nam: cần dịch những cuốn sách nào với những nội dung nào và có lộ trình, phương hướng đúng đắn mới tránh khỏi sự lãng phí và lệch lạc không đáng có.
  • xem toàn bộ