Tiếng nói trong khoảng cách

08:20 SA @ Thứ Hai - 14 Tháng Tám, 2017

“Uống say rồi khóc cuộc tình
Uống cuộc tình rồi khóc một mình dưới trăng”

Trương Chi đã trở thành cái tên của ảo vọng và khát khao về sự toàn vẹn trong tình yêu. Mối tình của chàng có khoảng cách vời vợi của dòng sông, có ảo ảnh mong manh trong trái tim đa cảm của nàng công chúa, có giấc mộng uyên ương quá mong manh trước những mâu thuẫn không bao giờ phai nhạt của cuộc sống con người.

Vì thế, tình yêu sẽ còn mãi như biểu tượng của một nỗi đau đẹp đẽ. Khởi nguồn của nỗi đau đó, không chỉ bởi bàn tay tạo hóa, mà còn vì Mỵ Nương đã trót yêu Trương Chi qua tiếng hát chứ không phải qua con người thật của chàng. Sự mong manh của tình yêu khi con người đến với nhau chỉ qua những thanh âm là vậy.

Thế giới hiện đại, khi điện thoại đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống, có gì đồng điệu từ nhân vật Trương Chi trong huyền thoại? Có lẽ đó sẽ là một câu hỏi rất khó. Chỉ biết rằng giờ đây. những tiếng nói trong khoảng cách là công cụ bao trùm lên mọi giao tiếp của cuộc sống thường ngày. Từ thủ thỉ yêu thương, rộn ràng bè bạn, dồn dập công việc, hay gia đình… tất cả đều có thể một phần được thực hiện bằng ngôn ngữ gián tiếp của điện thoại. Vì thế, khoảng không xác định trong những giao tiếp từ xa này bỗng trở thành những bí ẩn có thể đáng yêu, có thể phũ phàng, có thể mộng mơ mà cũng có thể đầy đau đớn.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tám xuyên lục địa

    13/02/2008Nguyễn Vĩnh NguyênChuyện trong nhà chưa biết ngoài ngõ đã hay. Tám vặt sở thành một dịch bệnh của người trẻ công sở. Tại sao người trẻ lại thích tám như thế?
  • Thiếu tác phong công nghiệp

    23/09/2007Khái niệm “tác phong công nghiệp” dường như vẫn xa lạ với số đông người Việt. Sự chậm chạp và lề mề trong công việc vốn đã trở thành vết hằn ăn sâu vào máu thịt của từng người...
  • Tám

    07/03/2007Nguyễn Thị Ngọc HảiNhững câu chuyện cứ nối nhau mãi không dứt, nói theo ngôn ngữ của đời sống gia đình, nơi phát ngôn tự do nhất, những điều hay điều dở, đúng sai cứ “thoải mái”. Cái “tám” được xả ngày nay cũng được nhận xét là có “ưu điểm” khi người “tám” stress. Những lời bình cũng vào loại thật thà nhất, vì chẳng có ai “kiểm duyệt”...
  • 6 đề tài đừng đem ra “tán” ở công sở

    08/10/2006Có những đề tài hoàn toàn không thích hợp để đem ra tâm sự với đồng nghiệp cùng cơ quan, cho dù bạn và những người ấy có thân thiết đến mức nào. Nếu cố tình lờ đi những “giới hạn” sau, bạn chẳng những tự rước tiếng xấu vào mình mà còn làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp sau bao nhiêu năm phấn đầu mới có được...
  • Kết nối kỹ thuật số: Biết chữ trong thế kỷ 21

    05/09/2006Barbara R.Jones-Kavalier và Suzanne L.Flannigan (Mỹ Hằng lược dịch - Tạp chí EDUCAUSE Quaterly số 2/2006)Trước thế kỷ 21, "biết chữ" được định nghĩa là khả năng biết đọc biết viết của một người. Nhưng bây giờ, trong thế kỷ 21 của chúng ta - xã hội đang tiến nhanh như vũ bão, bị bao bọc bởi truyền thông, được tự động hoá rất nhiều - thì đòi hỏi phải có một kiểu biết chữ mới, một kiểu biết chữ được định nghĩa rộng rãi hơn nhiều so với khả năng đọc và viết thông thường...
  • “Buôn dưa lê” dễ bê tiếng xấu

    30/08/2006Một lần ngồi lê đôi mách, một lần công việc của bạn bị đe dọa...
  • xem toàn bộ