Thiếu tác phong công nghiệp
Khái niệm “tác phong công nghiệp” dường như vẫn xa lạ với số đông người Việt. Sự chậm chạp và lề mề trong công việc vốn đã trở thành vết hằn ăn sâu vào máu thịt của từng người...
Với các nước phát triển, tuân thủ giờ giấc theo đúng luật định là một trong những nguyên tắc cơ bản, tiên quyết để đưa doanh nghiệp đi đến thành công, và nếu ở phương diện cá nhân thì đó là yếu tố đầu tiên để nhà tuyển dụng chọn lựa.
Không đảm bảo yếu tố này coi như tự loại mình ra khỏi vòng xoáy nghiệt ngã của thời đại công nghiệp.
Việt Nam đặt mục tiêu năm 2020 sẽ là một nước công nghiệp, nhưng điều này đang bị coi nhẹ, thậm chí trong tiềm thức ấu trĩ của nhiều người, đó đã là một căn bệnh trầm kha, vô hình trung tạo nên “giờ cao su” rất không đáng có, nếu không nói rằng sẽ tạo nên một cái nhìn phản cảm trong con mắt của bạn bè quốc tế.
Khái niệm “tác phong công nghiệp” dường như vẫn xa lạ với số đông người Việt. Sự chậm chạp và lề mề trong công việc vốn đã trở thành vết hằn ăn sâu vào máu thịt của từng người và chính vì thế, ở mọi lứa tuổi, mọi cấp bậc, địa vị trong xã hội lúc này hay lúc khác, sự trễ nải, lỡ hẹn là không tránh khỏi.
Đôi khi không vì một lý do gì thực sự chính đáng cả, mà xuất phát từ suy nghĩ đơn giản “muộn tí không sao”, đã làm lãng phí một khoảng thời gian khổng lồ trong quỹ làm việc hữu hạn của đời người.
Ở khắp mọi tỉnh, thành hàng ngày người ta đều có thể mục sở thị cảnh cán bộ, công nhân viên chức ở cơ quan, doanh nghiệp nhà nước (và nhiều khi cả tư nhân) đầu giờ làm việc buổi sáng đủng đa đủng đỉnh gọi đồng nghiệp, bạn bè đi ăn sáng, uống cafe rồi mới vào cơ quan làm việc. Rồi hình ảnh về những buổi hội nghị người này chờ đợi người kia, ban này đổ lỗi cho ban nọ...làm cho tính kỉ luật bị phá vỡ.
Hẳn chúng ta còn nhớ câu chuyện về tỉ phú người Mỹ Bill Gates khi làm rơi tờ 1 đô la đã không cúi xuống nhặt vì trong khoảng thời gian đó, ông có thể làm ra số tiền gấp nhiều lần thì mới biết người phương Tây họ quý trọng thời gian nhường nào.
Tác phong công nghiệp là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu để định giá một con người, thông qua đó để biết năng lực của một cơ quan và hơn bao giờ hết là để hiểu về con người và cả một đất nước. Hãy biết quí trọng thời gian khi chúng ta còn có thể và điều đó cũng chính là thể hiện sự tôn trọng mọi người.
Nguyễn Thiên Thảo
11, ngõ 4, Nguyễn Văn Trỗi, Vinh, Nghệ An
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường