Tám xuyên lục địa
Chuyện trong nhà chưa biết ngoài ngõ đã hay. Tám vặt sở thành một dịch bệnh của người trẻ công sở. Tại sao người trẻ lại thích tám như thế?
Đặt câu hỏi rồi chẳng bao giờ trả lời được. Người ta bảo đấy là tập tính làng xã hay tư duy tiểu nông có sẵn trong máu của dân mình. Ừ, đầu làng mất gà, cuối làng đã đồn um. Làng này có kẻ chửa hoang, cách mười làng người ta cũng biết. Hôm trước công ty có chuyện xích mích, vậy là một tiếng sau đã có thông tin rò rỉ qua hai, ba, bốn công ty khác. Đường dây tám chạy nhanh hơn điện được connect bằng các phương tiện: điện thoại, tin nhắn, email, chat... và cập nhật bởi những "thông tín viên" đầy trách nhiệm! Cứ như thể không tám thì cuộc sống nó mất đi… màu đời?
Nếu có ai đó đứng ra làm điều tra thống kê tỉ lệ người trẻ công chức, công sở đã đốt tiền và thì giờ cho việc tám vặt thì tôi đồ rằng con số ấy đáng gây sửng sốt cho tất cả chúng ta. Và có lẽ cũng sửng sốt hơn nếu chúng ta nắm trong tay một con số tỷ lệ nhân viên bị buộc thôi việc vì... cái sự tám xuyên lục địa. Những chuyện linh tinh kiểu: Thằng X hôm nay phát biểu lôm côm trong cuộc họp , con Y bữa nay đi lãm mặc cái váy chuối khủng khiếp, bà Z ở công ty tao vừa ly dị chồng hay bữa nay tao mới cãi sếp , sếp tớ là người có đầu óc bã đậu…Vân vân và vân vân. Và mọi thứ bắt đầu từ chỗ "chán quá!", tính từ thường thấy trên cửa miệng và cửa… mạng của nhiều “ông tám bà tám” chuyên nghiệp.
- Sự hy sinh và nhiệt huyết của tôi bao giờ cũng thật vĩ đại. Tính cách của tôi bao giờ cũng nổi trội. Và tài năng đóng góp của tôi quả thật luôn luôn tỏa sáng thế mà thiên hạ mù cả rồi. Chẳng ai chịu nhận ra.
- Thật là bi kịch. Bi kịch như thằng Chí!
Xu thế khẳng định mình, phủ định người khác sau lưng thậm chí chơi dồn tâm lý chiến cho nhưng đối thủ cạnh tranh bằng cách tác động bên ngoài, cô lập đối phương, nói xấu sếp, ca thán vệ môi trường làm việc… tất cả được áp dụng chỉ để đạt mục đích nói cho sướng cái mồm, hay nhòm ngó và không bao giờ thỏa mãn cống hiến. Vì tám, người ta có thể hy sinh một vài thứ, nhưng không sao. Cái sự "phiu-ling" của tám đang trở thành bệnh dịch chung chứ riêng gì ta. Cứ thử lên Y!M tám với một ai đó, thế nào chúng ta cũng có người hầu chuyện cho coi. Vi ai cũng muốn đóng vai người biết luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu và thậm chí “những thứ mà cậu gặp thì tớ cũng gặp rồi, này nhé, công ty tớ…”. Tám một hồi, chỉ có ông tám và bà tám là đạt đỉnh, là những tài năng mà thẳng ai biết để… phát hiện! Chán cho những ảo tưởng tài năng bị lãng quên!
Những công ty, công sở Việt Nam hiện nay làm việc vẫn còn nặng tính gia đình, tình cảm và ơn nghĩa. Cái lệ làng ấy nảy sinh nhiều sự bằng mặt không bằng lòng. Và không phải người trẻ nào cũng nhận ra. Tám là một thực trạng bệnh dịch khá nguy hiểm nảy sinh trong môi trường làm việc còn nhiều uẩn khúc, chưa minh bạch và dân chủ . Tuy nhiên hình như đó cũng là một thứ dục vọng thấp hèn mà không phải người trẻ nào cũng muốn bỏ để xây dựng môi trường làm việc văn minh hơn, ít làng xã đố kỵ và nhập nhằng hơn!
Nói về chuyện tám xuyên lục địa, đến đây kẻ viết bài này chợt giật mình:
Chẳng biết mình có đang tám quá trớn không nhỉ?
Văn hoá công sở: "Tám" gì nơi công sở?
Hương Duyên, báo Lao Động
Không biết từ bao giờ từ "tám" đã được thiên hạ dùng để thay thế cho các hành động chia sẻ thông tin, tán gẫu tán phét, tụm năm tụm ba... "Tám" nơi công sở cũng bao hàm nhiều ý nghĩa "thượng vàng hạ cám" như thế.
"Tám" theo mùa
Đây là một dạng "tám" thu hút nhiều người tham gia nhất, nam có nữ có, lính mới có, rồi cả sếp, cả nhân viên đều tham gia tuy mức độ nhiệt tình có khác nhau. Kiểu "tám" này ăn theo những sự kiện nổi bật được các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin, mang tính xã hội cao.
Chẳng hạn như trong công ty tôi, mấy ngày này chị em đồng nghiệp hay tụm năm, tụm bảy ta thán về vụ nước tương, nước mắm, rồi thì 3 MCPD. Ai cũng dặn dò nhau là hãy cẩn thận, ăn uống hay nấu nướng...
Gần đây, nóng hổi nhất, thu hút giới nhân viên văn phòng nhất là: Chứng khoán. Ôi thôi thì... mới gặp mặt nhau ở thang máy là nghe đầy tai những: Cty X hôm nay rớt rồi, biết chưa? Cty Y sắp lên sàn rồi đó...
Vô tới văn phòng, vừa ngồi xuống ghế là có chị "bay" tới: Nghe nói em có bạn làm ở ngân hàng A hả, liên hệ giùm chị được không. Bạn tôi ca cẩm không biết cô đang làm việc tại một văn phòng của công ty truyền thông hay là đang trong một sàn chứng khoán nữa.
"Tám" cố định
Loại này thường xoay quanh chuyện gia đình, chồng con, bồ bịch, đại khái là chuyện hôn nhân gia đình. Những đề tài được cho là muôn thuở này thu hút phần lớn là các chị em. Các cô thường bắt cặp với nhau dạng như "em kể chị nghe chuyện của em, rồi chị lại tâm sự chuyện của chị cho em biết".
Ngoài những dạng "tám" nhỏ lẻ như thế này còn có các thể loại "tám" cần nhiều chị em tham dự đó là khi "tám" về nhan sắc, thời trang, xu hướng làm đẹp. Chuyện của các "sao" cũng mất nhiều thời gian của các cô không kém. Nào thì: "Nhỏ này cặp với đại gia A nè, nhờ vậy tụi nó mới có tiền, chứ đi diễn không thì lây đâu ra mà sắm xe hơi... Cả chuyện "nâng ngực sửa mũi" của giới nghệ sĩ cũng được các cô mổ xẻ rất chi li...
Xét về mặt nào đó thì "tám" cũng có nhiều cái lợi. Nhưng mặt tiêu cực thì nhiều hơn: Quỹ thời gian làm việc bị hao hụt; sự tập trung cho việc chung giảm sút... Dường như, những nhà quản lý nhân sự cũng đành "bó tay" trước nhu cầu "tám" của nhân viên mình.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan Đăng