“Buôn dưa lê” dễ bê tiếng xấu
Một lần ngồi lê đôi mách, một lần công việc của bạn bị đe dọa
Một thói quen xấu
Theo các nhà phân tích tâm lý, "chuyện ngồi lê đôi mách trong cuộc sống tồn tại bởi sự tương tác lẫn nhau giữa các cá nhân trong trong cộng đống và thường do là một người nào đó làm với mục đích để mọi người thấy họ là ngườiquan trọng, để người khác thấy họ đang sở hữu thông tin".
Nếu bạn để ý, chủ đề nóng và được quan tâm nhất ở công sở là chuyện tình cảmcủa những người cùng cơ quan hay câu chuyện về ai sẽ bị đuổi việc, bị xưốngchức, cả bị chuyển đi, được cất nhắc... Thậm chí, không ít chuyện ngồi lê đôi mách được dựng lên do lợi ích của một hoặc một số người. Điều tai hại là một lấn tham gia việc này, là một lần bạn sa vào thói quen xấu và có nguy cơ ảnh hường đến vị trí nghề nghiệp và giá trị bản thân. Bạn không biết được rằng tính chính xác của thông tin khẳng định sự tín nhiệm của mọi người đối với bạn.
Peter Post, tác giả cuốn sách Những quy tắcxã giaođem lại sự thành công trongnghề nghiệp có ý kiến rằng chuyện ngồi lê đôi mách ở nơi công sở dù nhìn qua chỉ nhưlà chuyện nhỏ nhưng đã gây ra sự lộn xộn và chấn thương tinh thần nơi văn phòng.
Dừng lại
Hãy thúc đẩy những hoạt động giao tiếp hữu ích với đồng nghiệp, cấp dưới và cả cấp trên hơn tà chỉ ngồi và nói chuyện.
Hãy kiên quyết giữ chiếc lưỡi của mình. Trước khi nói ra vấn đề nào đó riêng tư của một người khác, bạn hãy cân nhấc xem thông tin đó có làm hại người đó hay không. Hãy có nguyên tắc với mỗi một câu nói của bạn bởi những câu nói đó có thể được người khác nhắc đi nhắc lại và thêu dệt thành chuyện ngồi lê đôi mách. Những câu nói tùy tiện có thể trở thành cây bu-mê-rãng (một vũ khí của thổ dân ôxtrâylia khi được ném vào mục tiêu nào đó có thể dội lại trúng vào chính người ném) tấn công vào vị trí của bạn.
Nếu bạn làm được điều này, dần dần những người xung quanh thấy bạn không hưởng ứng việc tán gẫu, họ sẽ không có cơ hội kéo bạn vào những câu chuyện vô bổ. Nhờ đó, bạn cũng sẽ cảnh giác được với khả năng người đưa chuyện có mục đích xấu và cố tình lôi kéo bạn bằng những thông tin không xác thực.
Nếu vô tình có những câu nói khiến đồng nghiệp tự ái, bạn hãy nhanh chóng xin lỗi họ với sự khiêm tốn chân thành. Ít nhất, điều nàysẽ cứu bạn khỏi tiếng xấu mà bạn vô tình mắc phải.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường