Tiếng chuông đầu
Tuy nhiên, Lịch sử nước Nam không phải chỉ cho thấy những biểu hiện biếng nhác, yếu đuối, bất lực của nòi giống chỉ biết cúi đầu làm nô lệ.
Tuy nhỏ yếu trước một nước Trung Hoa hùng cường, nước An Nam đã phải mang ách đô hộ Trung Quốc, nhưng mặc dù sức yếu, đã nhiều lần nòi giống lưu lạc nhưng bất khuất này đã đứng lên chống lại nước Trung Hoa. Chính Hai Bà Trưng đã đánh đuổi bọn hung tàn và đến ngày nước An Nam đủ sức mạnh để buộc Trung Quốc phải giảm bớt tham vọng của mình, cũng là ngày đánh dấu cho người Giao Chỉ có một vị trí riêng biệt trong lịch sử của Viễn Đông. Những nước lân bang lại mang cống lễ đến dâng cho Đế chế Đại Nam. Từ một địa vị phụ thuộc, nước Nam đã trở thành cường quốc, và Gia Long, người dựng nước cuối cùng của lịch sử, mà ký ức vẫn còn mới nguyên đã chẳng thể hiện một nghị lực phi thường hay sao?
Quá khứ đã thể hiện những sự việc huy hoàng. Nhưng đứng trước một hiện tại nhu nhược, yếu đuối như vậy, tâm trí cũng ngại ngùng khi mơ về một Tiền Đồ.
Khi đó, bực bội về hiện tại, ta xếp va li và lên xe lửa đi Nha trang, sau đó thẳng ra Huế. Ta sẽ đi qua những vùng rất đa dạng và hùng vĩ, khi thì những ngọn đồi trồng cây không khác gì những ngọn đồi phì nhiêu bên Pháp, khi thì những vùng dừa bát ngát chạy dài theo bờ biển như bên đảo Tích Lan (Sri Lanca), khi thì những bờ vịnh với những bãi cát trắng không kém gì những bãi biểu đẹp nhất trên thế giới và tâm hồn ta lại lắng dịu vơi bớt nỗi giận hờn. Những “khám phá” bất ngờ về nét đẹp và sự giàu có của đất nước lại làm lai láng tình yêu Tổ quốc. Lúc đó, nỗi cảm xúc của ta lại càng sâu đậm hơn khi ta tiến gần tới thủ đô, tên gọi thân yêu ngân lên như tên của một nấm mồ yêu quý mà ta đến đó dò tìm bầu không khí cách xa trần tục, để cho tâm hồn chìm đắm và vỗ về những mong ước tươi đẹp chưa thành đạt. Đến nơi ta sẽ ngạc nhiên để cho cảm giác chậm chậm và dần dần đọng lại.
Ta trầm trồ vẻ đẹp uy nghi của cửa Nam Quan, đến bổi chiều tà, ta sẽ chờ người kỵ mã ngự lâm giương cao chiếc cờ hiệu màu vàng phất phơ trước gió. Lòng ta bỗng dưng tràn ngập một tình yêu lai láng say sưa trước cảnh trí thanh tao, trước những đường nét tuyệt mỹ, trong sáng của núi non, nhẹ nhàng như những đường nét bút lướt nhẹ tren tranh vẽ mà những đường cong vàng óng bên cạnh đó càng làm rõ nét của vẻ đẹp. Ta băng qua cánh đồng Huế rất đẹp để viếng thăm các lăng tẩm, nơi đó, thay vì gặp cảnh xấu xa ghê tởm như thường lệ của cõi chết, ta lại thấy nơi đây hình tượng sống động và hùng tráng lạ thường đã hun đúc nên tâm hồn của mỗi vị vua chúa.
Và tâm hồn ta lại thấy rung động nhận thức ra điều sai lầm của mình. Các lăng tẩm, không hề đánh dấu một cái gì đã chấm dứt, mà lại vạch ra cho ta thấy cái gì có khả năng thực hiện, và ấn định cho những thế hệ hiện nay, nhiệm vụ phải lo nghĩ đến tiền đồ, phải sáng tạo như những người đi trước. Thủ đô đã tìm được ở Huế một sự cân bằng chớ không phải đã tìm ra nấm mộ ở đó. Thủ đô mang lại cho ta một niềm tin nơi vận mệnh của nòi giống, vì nó đã cho ta thấy sự ổn định và nền thống nhất đã đạt được đó là nền tảng vững chắc cho một công trình mới.
Vô hình trung ta sẽ lẩm bẩm chậm rãi câu nói của Anatole France: “Các ngươi có thấy không, ta tuy già nhưng vẫn đẹp, các con hiếu thảo của ta đã thêu lên những chiếc áo dài của ta, nào những đỉnh tháp, những gác chuông, những vọng gác, những vòng thành hình hoa văn… Những cái đó sẽ qua đi, nhưng ta còn ở lại, ta là ký ức của chúng. Hãy nhìn kia những vòi nước, bệnh viện, chợ búa, mà những người cha đã truyền lại cho con cháu. Các anh hãy làm việc cho con cháu anh cũng như tổ tiên anh đã làm cho anh. Mỗi viên đá của tôi sẽ đem lại cho anh một điều tốt đẹp và dạy cho anh một bổn phận sau này”.
Dĩ nhiên, nhận thức về nhiệm vụ bỗng nhiên bừng dậy rõ rệt trong lòng ta. Ta không còn nguyền rủa thời đại của ta, nguyền rủa xã hội nữa. Ta lắng nghe lòng tràn ngập yêu thương, những ký ức của thời quá khứ đã chảy êm đềm trong đố kỵ của nhà nho già cô đơn. Trong đêm đen, bỗng dưng một làn gió thoảng lay động ta lắng tai nghe tiếng thì thào nhẹ nhàng của gió, tiếng nói đậm tình yêu. Trong đầu ta, trí tưởng tượng cũng thức dậy theo nhịp đưa của tiếng gió, và trên trời những ngôi sao cũng bắt đầu lấp lánh. Màn đem bỗng trở nên đẹp đẽ và lòng ta thấy rạo rực một niềm vui sướng khó tả, mong đợi ngày mai sẽ đến.
Gà còn chưa gáy sáng, mà đâu đây, trên cánh đồng còn đang ngon giấc, một tiếng động ngân lên bất thình lình, mơ hồ như sự rung chuyển ban đầu của Trái đất, mờ ảo như loài cây cỏ vừa tượng hình trên những vùng đất mới, đục như giòng nước phù sa mang nặng chất phì nhiêu.
Tiếng chuông đầu của “La Cloche Fêlée”
Ghi chú:
Báo tiếng Pháp “La Cloche Fêlée” (Chuông Rè) do Nguyễn An Ninh sáng lập ra số đầu tiên ra ngày 10/12/1923. Báo ra được 19 số thì phải tự đình bản ngày 14/7/1924 vì bị chính quyền thực dân Pháp bóp chết bằng nhiều thủ đoạn tàn bạo.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị Quý