Tiền...là như thế nào?
Chúng tôi chuyện trò với nhau, mấy người bạn (vốn là dân trí thức, kĩ thuật, văn chương... này nọ) đề nghị tôi điểm vài kiến thức cơ bản về Tiền...(vì nó chẳng mới gì) nhưng họ thấy thiên hạ ai ai cững cần tiền, thích tiền, lao vào kiếm tiền...thì muốn hiểu rõ hơn tí... Cũng tốt, tôi đồng ý và viết ra, coi là giải trí cho mình...
Kể từ sau khi nhân loại có nền ‘kinh tế hàng hóa’
- Khi nền kinh tế và nhu cầu trao đổi hàng hóa phát triển, nên ban đầu là kim loại được đúc và giấy được Nhà nước in ấn, ban hành thống nhất để thay thế cho những ‘vỏ sò / lá bồ đề....’ trong thanh toán và mua bán giữa con người với nhau cho những nhu cầu khác nhau ...Tiền với những mệnh giá, thành hệ giá trị quy ước, đo lường giá trị trong sản xuất, kinh doanh...cùng với mọi yếu tố đầu vào đầu ra của quá trình đó, thiết yếu trong cơ chế thị trường. Cung / Cầu của hàng hóa sản phẩm dịch vụ về lý thuyết cần cân bằng với Cung / Cầu của Tiền.
- Mỗi quốc gia có những đồng tiền riêng. Sau này giao thương giữa các nước phát triển, ra đời hối đoái ( quy đổi tiền nước này với nước khác ). Rồi thấy, sức mạnh kinh tế, sự giàu có, tính ổn định, sự ảnh hưởng.. của mỗi nước cũng mỗi khác, nên người ta có khuynh hướng sử dụng nhiều trong thanh toán và dự trữ bằng những đồng tiền của những quốc gia mạnh. Dần dà những đồng tiền của nước yếu thường ‘neo’ vào những động tiền của nước mạnh. Nên chính sách kinh tế, các vấn đề của nước mạnh sẽ có ảnh hưởng đến đồng tiền của nước khác.
- Nhu cầu sống của các hộ gia đình, của quốc gia, của sản xuất kinh doanh luôn thường xuyên, đi trước , lại có khuynh hướng ngày càng gia tăng....bản thân điều đó tạo nên lạm phát của tiền. Đã thế, nhu cầu con người không chỉ thuộc về hàng hóa, sản phẩm hữu hình mà cả vô hình...nên tiền phản ánh tổng Cung - Cầu rất lớn, thậm chí ảo của toàn xã hội, muốn thỏa mãn phải có sẵn và nhiều tiền. Vì thế lạm phát càng là tất yếu. Nhất là khi sinh ra các dạng thức ‘tiền ảo’ như cơ man các loại thẻ có tác dụng tín dụng chẳng hạn..để đảm bảo chi tiêu và kích Cầu.
- Vì lạm phát, tiền luôn có nguy cơ và khuynh hướng mất giá. Điều đó khiến Nhà nước nghĩ đến in thêm Tiền ( là giải pháp dễ và ngay ) để duy trì nhu cầu chi tiêu của mình...lại càng gây lạm phát hơn. Như thế ảnh hưởng xấu đến dân sinh, nên cố gắng kiềm chế trong giới hạn ( mức lạm phát < mức tăng trưởng ). Song le, do có nhập và xuất khẩu, nên từng thời kỳ Nhà nước thêm biện pháp hành chính điều chỉnh hối đoái tiền nước mình với nước đối tác sao cho có lợi, đảm bảo mức sống, tăng dự trữ. Giá trị thực của đồng tiền bị ‘méo mó’ nên lòng tin vào nó thay đổi.
- Tiền phải lưu chảy cùng với nhu cầu vận hành đầu vào đầu ra của hệ thống sản xuất kinh doanh, cũng như hàng ngày không ai không phải chi tiêu ít nhiều. Tiền được gọi là ‘dòng sông huyết mạch’ của nền kinh tế. Do vậy có hiện tượng giống như : 1. thấp và cao huyết áp, máu sạch máu bẩn, thiếu hay thừa, đóng cục, tắc mạch như của người / 2. Bên lở bên bồi, lũ, lội, lụt, xoáy sinh ra bởi dòng chảy trong môi truwofng ‘luân vũ’ / 3. Nhu cầu phải làm hồ chứa, đập thủy điện, tưới tiêu...cho muôn nhu cầu khác nhau của ‘các cánh đồng kinh tế’
- Vì muốn ổn định giá trị của Tiền, nên Vàng từng là ‘bản vị’ , từ đó mới xác thực được hơn các kế hoạch và bài toán kinh tế. Nhưng như thế thì : 1. Tiền nó không phản ánh đúng giá trị về các hoạt động kinh tế thực / 2. Nước lớn ( như Mĩ ) chả thích gì vì không đủ Vàng, phải mua của nước có nhiều Vàng...hóa ra bị chi phối bởi nước nhiều Vàng. Rồi nước nào cũng tích Vàng, thành thử sẽ bị đầu cơ ghê gớm ( vì tính khan hiếm ). Thả nổi đi ! Cùng sức mạnh chính trị, ngoại giao, quốc phòng, kinh tế...gọi là ‘tập quyền lực’ để đồng USD phổ cập thế giới, do FED chi phối...chả tốt hơn với Mĩ sao !!!
- Nền kinh tế thế giới mở liên thông và hội nhập...nên đồng Tiền nước nào được sử dụng nhiều nhất trong thanh toán, dự trữ...với quy mô càng lớn trong không gian kinh tế toàn cầu..thì hẳn nhiên Nhà nước sở hữu Tiền đó sẽ mang trong nó quyền lực kinh tế càng nhiều và mạnh với phần còn lại của Thế giới. Nên dù Nhà nước đó là con nợ hay chủ nợ thì tác dụng của hai điều đó ‘tốt như nhau’ . Dễ hiểu vì sao ‘đòn kinh tế’ của Mĩ lại hiệu nghiệm đến thế, và các nước mạnh còn lại cố gắng ‘để trứng nhiều giỏ’ và cố gắng làm đồng Tiền của mình mạnh hơn lên.
- ‘Thị trường đầy đủ’ là khái niệm chủ yếu nói về mọi hoạt động mang tính kinh tế của một đất nước, đều lấy Tiền ( cùng quy luật giá trị gần đúng của nó ) là phương tiện thanh toán, giao dịch, thước đo cho chi phí / năng suất / hiệu quả trong các dòng chảy đầu ra / đầu vào....nên Tiền là dung môi, là động lực vô cùng quan trọng của nền kinh tế. Nhưng Tiền gần như mua được mọi thứ vì thế ai cũng cố gắng có nó cho mưu cầu của mình, nên sự đầu cơ , tham nhũng, lưu chuyển các nguồn lực ( sạch / bẩn ) nảy sinh theo ( là hệ quả ngoại vi của Tiền, ngoài hệ quả nội tại của chính nó là lạm phát ). Nên các nước quản trị kém vừa sợ nó, vừa cực thích nó...để rơi vào sự thao túng của những kẻ mang quyền lực xấu...
- Cuối cùng là với người dân : nếu có chút tiền, tích trữ sẽ bị thời gian làm mất giá, nhưng đừng như thả từng chiếc lá vào hư vô cho sóng cuốn, nên gom lại đủ để thành con thuyền dù nhỏ...đủ đánh được cá ( những lợi ích kinh tế phái sinh cùng Tiền tại vùng nhỏ ), chú ý đến luồng lạch xoáy...( thuyền mà lao vèo vèo...nhanh hơn sự khua chèo...là đang trong nguy hiểm ). Ra cửa bể, biển lớn thì phải là dạng thức của CON TÀU... Có món Tiền thì làm Cổ đông đi, đừng cố làm thuyền trưởng dốt, chớ giao Tiền vào tay kẻ không có phẩm chất, tư cách ‘thuyền trưởng chính danh’.
Dưới đây tôi thấy vài diễn biến tâm lý về Tiền ( cũng là chút cảnh báo ) :
1. Có 10.000.000 đồng trong túi, 10 ngày sau còn nguyên không khoái bằng trước đó túi rỗng, bây giờ ‘tự nhiên’ thấy 100.000 đồng – Rồi rất bức bối nếu 100.000 đồng đó ‘tự nhiên’ mất đi, chứ không có cảm xúc về 10.000.000 đồng kia không sinh lãi
2. Nỗi đau khi giảm 50.000 đồng tiền lương, lớn hơn niềm vui khi tăng thêm 1000.000 đồng tiền thưởng. Tiền thưởng bị du di 1000.000 mà không biết, nhưng tính đếm rất kỹ tiền lương có thiếu 50.000 đồng không
3. Khi dùng Tiền thật để mua tiền âm phủ đốt thì đồng tiền đó đã là mất giá trị mọi nhẽ. Để những đồng tiền lẻ thừa mứa chứa chan nơi chùa chiền thì cả tiền lẫn Chùa đều không giá trị. Tự hỏi người ta có dùng usd hay Vàng để như thế không ?
4. Để có 10 tr đồng ‘của chùa’ chấp nhận mất hơn 10% . Nhưng vì cách như thế, sẽ mất 9 tr đồng còn lại vào những đầu cơ viển vông - Nhưng sau đó mất cả thói quen bỏ 1 tr đồng ‘mua cái sự khôn’ để sau đó làm ra được hơn 10 tr đồng
5. Con vịt luộc chín biến mất người ta có thể điên – Cả đàn vịt sống bay qua người ta lại tỉnh bơ. Nhưng đem ‘đàn vịt trời’ đó ra thành đánh cá cược / bài bạc....thì được thả mồi 1 con, cứ muốn tin sẽ được thêm 100 lần nữa – bị thua cả 100 lần cũng muốn vớt vát lại lấy 1 con
....
Chúc mọi người làm ra được nhiều Tiền !!!!!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Tôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015