Tiền bạc có thể làm con người chết sớm

Theo Medical News Today
01:53 CH @ Thứ Năm - 19 Tháng Tư, 2018

Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên rằng áp lực, căng thẳng liên quan đến tiền bạc có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của mỗi con người. Tuy nhiên, lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu cho thấy việc mất đi sự giàu có của cá nhân có thể làm tăng đáng kể nguy cơ tử vong...

Qua nhiều năm, nhiều nghiên cứu đã khảo sát mối quan hệ giữa sự giàu có và sức khỏe cá nhân.

Nghiên cứu mới được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu thuộc Viện Y học Tây Bắc Illinois và Đại học Michigan ở Ann Arbor cho thấy trong một khoảng thời gian 20 năm, hơn một phần tư những người ở độ tuổi trung niên và người lớn tuổi ở Hoa Kỳ đã trải qua những “cú sốc tài sản tiêu cực”.

Tác động của cú sốc tài chính tiêu cực

Trong nghiên cứu này, cú sốc tài chính tiêu cực được định nghĩa là mất 75 phần trăm của sự giàu có cá nhân trong khoảng thời gian 2 năm. Mặc dù tổn thất đã tăng lên trong thời kỳ suy thoái kinh tế (từ năm 2007 đến đầu năm 2010), con số này vẫn tồn tại trong tất cả các loại kinh tế khác nhau.

Nghiên cứu, do Lindsay Pool dẫn đầu, một giáo sư y học y khoa dự phòng tại Trường Y khoa Feinberg ở Chicago, IL, đã được xuất bản trong tuần này tại JAMA. Nó là nghiên cứu đầu tiên nhìn vào mối quan hệ giữa cú sốc tài chính tiêu cực và tuổi thọ.

Nhóm nghiên cứu đã lấy dữ liệu từ Nghiên cứu Y tế và Hưu trí do Viện Quốc gia về Người cao tuổi thiết kế. Việc thu thập dữ liệu bắt đầu vào năm 1992 và họ đã đánh giá một nhóm đại diện bao gồm hơn 8.700 người lớn, người từ 50 tuổi trở lên, 2 năm 1 lần ở Hoa Kỳ.

Những phát hiện làm cho đọc không khỏi ngạc nhiên; theo giáo sư Pool, “Chúng tôi nhận thấy rằng mất đi khoản tiết kiệm cá nhân có ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe lâu dài của một người”.

Trên thực tế, tỉ lệ những cá nhân bị sốc tiêu cực có thể chết trong 20 năm tiếp theo cao hơn 50% so với những người không.

Khi họ nhìn vào những người có nghèo đói về tài sản, hình ảnh cũng ảm đạm; nguy cơ tử vong trong 20 năm là 67%.

Tuy nhiên, như giáo sư Pool chia sẻ, “Nhưng phát hiện đáng kinh ngạc nhất là khi ai đó đã từng giàu có và tự dưng mất đi tài sản đã gây tổn hại cho tuổi thọ của họ nghiêm trọng như là họ chưa bao giờ giàu vậy”.

Tại sao những người này có nhiều nguy cơ chết hơn?

Tất nhiên, trong một nghiên cứu xem xét kết quả của hàng ngàn người trong một xã hội, điều này gây ra là khó khăn để đưa ra kết luận hoàn toàn chính xác, và có ít khả năng là một câu trả lời đúng với tất cả mọi người.

Các tác giả nghiên cứu tin rằng có thể có hai nguyên nhân bao trùm. Giáo sư Pool giải thích rằng, “Những người này bị ảnh hưởng về sức khỏe tâm thần vì tổn thất về tài chính cũng như chế độ chăm sóc sức khỏe của họ không được bảo đảm nữa bởi vì họ không thể đủ khả năng chi trả”.

Những kết quả này ủng hộ các nghiên cứu trước đó nhằm điều tra hậu quả của cuộc suy thoái kinh tế; họ đã tìm thấy những thay đổi có thể đo được trong các thông số sức khỏe ngắn hạn, như huyết áp, trầm cảm, lạm dụng chất gây nghiện, và chức năng tim bị suy giảm.

Rõ ràng là những kết quả này tạo ra những thách thức cho các chuyên gia y tế. Giáo sư Pool cho hay: “Điều này cho thấy các bác sĩ lâm sàng cần phải có nhận thức về hoàn cảnh tài chính của bệnh nhân. Đó là điều họ cần để hỏi để biết liệu bệnh nhân của họ có nguy cơ cao tổn hại về sức khỏe hay không.”

Giáo sư mong muốn tiếp tục cuộc điều tra này và đào sâu vào nguyên nhân: “Tại sao người ta lại chết?” và “liệu chúng ta có thể can thiệp tại một vài thời điểm cụ thể nào đó để đảo ngược quá trình gây nguy cơ tử vong đó không?”

Nguồn:Dân trí
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ý nghĩa của tiền bạc

    20/09/2016Minh Huệ & AlphabooksTrong tiểu thuyết Atlas Shrugged xuất bản năm 1957 với đề tài là "vai trò của trí tuệ trong sự tồn tại của con người", Ayn Rand đã đưa ra những khái niệm mới mẻ về giá trị của tiền bạc. Rằng ham mê tiền bạc không phải là nguồn gốc của mọi tội lỗi. "Sự ham mê tiền bạc tức là nhận thức được rằng tiền được làm ra nhờ năng lực của con người và là phương tiện để đổi lấy những gì xứng đáng nhất"...
  • Quyền lực, tiền bạc, hạnh phúc: Tại sao không có cả ba?

    19/06/2016Nguyễn ThảoThế hệ chúng ta đã thay đổi rất nhiều. Việc nhận thức về những thứ mà mình mong muốn đạt được đang làm lu mờ mục đích cuối cùng. Một số người tìm kiếm quyền lực, một số chạy theo đồng tiền bằng mọi giá, và quan trọng hơn, nhiều người đã quên ý nghĩa thực sự của hạnh phúc, đó là tình yêu...
  • Dạy thế hệ trẻ biết tôn trọng trí tuệ hơn tiền bạc, quyền lực

    13/07/2015Phạm Ngọc Điệp dịchNhân dịp Ngày hội STEM1, GS. Pierre Darriulat đã có bài phát biểu về vai trò quan trọng của việc chuẩn bị kiến thức và các phẩm chất cần thiết cho thế hệ trẻ để họ có thể phát triển tài năng của mình nhằm giúp đất nước giải quyết các thách thức và phát triển trong môi trường toàn cầu hoá hết sức khắc nghiệt...
  • Khi nào tiền bạc làm nên hạnh phúc?

    01/07/2014Đức LêĐúng là tiền bạc có thể làm người ta hạnh phúc. Nhưng với điều kiện ta phải có nhiều tiền hơn là những người xung quanh ta. Đó là kết quả của cuộc nghiên cứu mới đây nhất về hạnh phúc của nhà khoa học.
  • Tiền bạc, ruộng đồng, và... thân phận của người nông dân

    29/01/2012Nhà thơ Nguyễn Quang ThiềuVụ việc ở Tiên Lãng, Hải Phòng đã cho thấy một cách xử lý bất hợp lý của chính quyền địa phương với người nông dân. Điều hệ trọng hơn là chính quyền đã không hiểu và không có cảm xúc về lịch sử và công lao của người nông dân với ruộng đồng của họ...
  • Nguồn vốn của mỗi người: Năng lực, quan hệ, tiền bạc

    24/09/2010Nguyễn Thị Thùy Dương - Tâm Việt GroupDân gian ta có câu “Buôn tài không bằng dài vốn”. Trong thời đại kinh tế thị trường ngày nay, làm bất kỳ công việc gì cũng cần có vốn. Vậy vốn của một con người bao gồm những gì, đâu sẽ là nguồn vốn cần phát triển vào đầu tư để phát triển bản thân và vững vàng trong thời đại cạnh tranh khốc liệt và sự thay đổi diễn ra đến từng giây phút...
  • Tình yêu, hôn nhân và tiền bạc

    20/04/2006Bội Bội1. Anh không mua được tình yêu. Nhưng anh phải trả giả đắt cho nó.
    2. Nếu anh không muốn đọc để hiểu biết về tình yêu và hôn nhân, anh phải đọc hai cuốn sách hoàn toàn khác nhau.
    3. Anh không thể gắn giá cả vào tình yêu, nhưng anh có thể gắn tất cả trang sức bao quanh nó...
  • Tiền bạc có mua được hạnh phúc

    16/01/2006Trần Cao Dũng trích dịch từ bài của tác giả Mark SkousenĐồng tiền có thể cung cấp cho mọi người rất nhiều lợi ích: điều kiện sống tốt hơn, địa vị xã hội, du lịch, hưởng thụ, chăm sóc sức khỏe, giải trí vv..vv.. Cảm giác được sống trong sung túc, có một tài chính cá nhân vững chắc luôn mang lại sự toại nguyện vô bờ...
  • Tiền bạc và đời sống vợ chồng

    29/11/2005Theo ý kiến của một nhà tư vấn tài chính Mỹ, từ xa xưa, đàn ông và đàn bà đã có những quan niệm rất khác nhau về tiền bạc. Qua nghiên cứu và thảo luận những vấn đề chi phối cuộc sống, họ đã đưa ra 5 vấn đề then chốt liên quan đến tiền bạc, tác động đến đời sống vợ chồng.
  • Về chuyện tiền bạc

    18/07/2005Tiền bạc là vị sứ giả làm trung gian trao đổi các vật iùm cho mọi người, đó là ý nghĩa ban sơ của nó.
    Khi loài người phát triển sinh hoạt về mọi mặt thì ý nghĩa của tiền bạc thay đổi theo một cách tích cực hơn, tinh vi hơn.
  • Tôn vinh thầy cô bằng... tiền bạc?

    20/11/2003Nguyễn Anh DânGần đây, cứ đến tháng 11, nhiều cửa hàng lại tung ra những món quà độc đáo. Có những món quà mà người thu nhập thấp không bao giờ dám mua vì giá của chúng bằng cả tháng lương. Vậy thì ai là người mua những món ấy? Chắc chắn là những phụ huynh hoặc học sinh giàu có. Họ mua để tặng thầy cô giáo nhân Ngày nhà giáo VN 20-11.
  • xem toàn bộ