Thói quen tư duy “cà - muống”!

06:07 CH @ Thứ Ba - 20 Tháng Chín, 2016

Có anh bạn Việt kiều hiếu thảo từ bỏ cuộc sống đầy đủ quen thuộc bên Mỹ, đưa mẹ về Hà Nội thuê một gian nhà nhỏ ở phố nhỏ để “phụng dưỡng”. Mới hỏi: “Phụng dưỡng thế nào?”. Đáp: “Cụ sống ở bển khổ quá, không có ai để nói chuyện. Về đây, đầu ngõ, sáng chiều cụ bắc ghế hóng nắng, hóng gió. Ai cũng bắt chuyện, được nói đủ chuyện trên đời. Đó là cách phụng dưỡng cụ tốt nhất”.

Người Việt mình sởi lởi, thích đưa chuyện, mua chuyện, tán chuyện... nên các hãng điện thoại di động mới phát tài bậc nhất thì phải. Bán máy nhiều mà thẻ cũng nhiều. Trên đất nước ta mỗi phút có triệu triệu cuộc “buôn dưa lê” dài sông rộng biển. Càng thất nghiệp, rỗi rãi, rảnh rang, nhàn tản... gọi là “vô công rồi nghề” càng ham chuyện. Từ dân thất học đến thức giả đều “buôn dưa lê”. Hàng cao đạo nhất ưa “chữ nhàn” và “cao đàm khoát luận”. Đối thoại từ thượng cổ đã là phương pháp tư duy hiệu quả nhất.

Chả trách gì dân ta được liệt vào loại thông minh, nhanh trí! Chưa chắc đâu cô ơi! Nếu phân tích, nghiên cứu các cuộc “Ngư tiều vấn đáp” của các tầng lớp cao thấp khác nhau, tôi cá sẽ tìm ra một mẫu số chung truyền thống dân tộc trong phương pháp tư duy của người nước mình. Ấy là “dây cà ra dây muống”, “đang chuyện nọ xọ chuyện kia” rồi cuối cùng “tổng kết”, “gút lại” là cười xòa, cười trừ, “hòa cả làng”!

Xin vài thí dụ điển hình: Các bài tổng kết các hội nghị - hội thảo thường hỗn hợp đủ mọi ý kiến đến mức không ai theo dõi nổi và kết luận thì chung chung đến mức mọi người đều ngủ. Vô duyên và hàm lượng thông tin suýt bằng không là các vị MC và BLV thể thao. Cô MC đi từ chuyện đời tư của nhân vật (một nữ khoa học gia mới có công trình nông học được ứng dụng tốt) tới quan niệm về yêu đương cách nay 40 niên, sang nữ quyền hiện tại, tạt qua bà Hồ Xuân Hương, trở về nước - phân - cần - giống, lạc vào ca dao “dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”, rồi khoa học gia hiện đại không khô khan nên cũng quan tâm tới thời trang và nhạc trẻ... v.v và v.v...

BLV thể thao có giọng hụt hơi hét lên “không vàà... oo!” dù ai cũng thấy bóng không vào, sau đó là lý lịch câu lạc bộ, tính cách dân tộc của cầu thủ, nét văn hoá đặc trưng của người Italia, Đức, Anh, Pháp và Serbia... Sau nữa là cảm xúc thi ca: Bóng là quả trái phá, là mũi tên, là cánh én, là cả bài hát ru để ru ngủ đối phương nữa... rồi bừng tỉnh trở lại với giọng nấc ậc “khôô..g vàà..oo!” và kết luận đầy minh triết: “Bóng đá là như thế”. Nghe phát điên nên không ít người phải tắt tiếng để không bị quấy rối. Tư duy giải trí tính gì!

Đây là một tham luận khoa học của một PGS hẳn hoi tại một hội nghị khoa học to về văn hoá đô thị ngàn năm, có thể đọc trong kỷ yếu khoa học: Tác giả trích thơ Nguyễn Trãi và cô bán chiếu gon ở Hồ Tây, trích “Long thành cầm giả ca” kể chuyện ái tình cùng “Văn tế thập loại chúng sinh” đầy nhân tình của Nguyễn Du.

Rồi Nguyễn Công Trứ với ca trù “Hồng Hồng Tuyết Tuyết”, tiếp nối là nhịp chày Yên Thái nói về công nghệ của đô thị cùng Tiếng chuông Thiên Mụ chứng tỏ Phật giáo hoạch phát ở đất kinh kỳ, rồi sau nữa là thần Siêu làm Tháp Bút “tả thanh thiên” bên hồ Gươm cùng Văn miếu với Chu Văn An chứng tỏ đạo Khổng cũng hoạch phát chả kém. Nếu Nho học là cương là dương thì Phật giáo nhu là âm. Thủ đô đủ cả âm dương mà tài hơn nữa là trong âm có dương và ngược lại cơ! Hỗn-tổng lại là: Hậu sinh chúng ta phải cố mà giữ cho được cái truyền thống trong cái nọ có cái kia ấy của cha ông!

Quá cao siêu. Sáng nay ra chợ em nghe được đoạn đối thoại như rứa của hai bà nội trợ: “Đừng có mua giá đỗ. Có khuẩn e-coli đấy. - Lo hão, đấy là giá đỗ bên Đức mới có coli. Mà Đức nó giỏi khoa học công nghệ lắm nhé! Xe ôtô BMW bền phải biết. Máy móc gì cũng xuất khẩu nhất thế giới. Người mình sang đấy cũng giỏi lây. Có anh chàng con nuôi gốc Việt làm bộ trưởng rồi phó thủ tướng thì phải. Người mình cũng giỏi lắm chứ nhưng cứ phải ra nước ngoài mới thành đạt vì giáo dục đào tạo của họ tốt”. Tôi đang khổ về chuyện xin vào lớp 1 cho cháu ngoại đây. Thằng Ben đó hả, bà chị cẩn thận nó hơi quá kí rồi đó nghe. Béo phì là ảnh hưởng đến chỉ số thông minh IQ lắm.

Con đường tư duy người mình đúng là “đường vô xứ nớ quanh quanh” rất cà - muống bà chị nhỉ!

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phong hoá suy đồi!

    12/04/2019Nguyễn Bỉnh QuânNày tôi nói cô nghe: Cứ giở báo ra là đập ngay vào mắt những tít lớn: Kinh hoàng (thực phẩm…), Tử thần (giao thông, xe khách…), Khủng khiếp (đồ chơi, games…), Ghê rợn (án tình, cướp của, bạo hành gia đình và trẻ em… ), Bức tử (sông, rừng…), Thê thảm (vùng lũ, vùng lở đất…), Thảm hoạ rình rập (khai thác tài nguyên, thuỷ điện…).
  • Mâm cơm và tính minh bạch trong làm ăn

    20/09/2017Phương Cẩm SaNgười Việt mình ăn cơm thế nào nhỉ? Một bữa cơm truyền thống được nấu và bày lên mâm. Mâm thường là bằng đồng hoặc nhôm, hình tròn. Mâm có thành mâm, bát và đũa của từng người được bày đều đặn lên xung quanh. Các món ăn được bày trong lòng của mâm. Đó là một mâm cơm truyền thống của chúng ta...
  • Suy nghĩ về đặc tính dân tộc Việt Nam

    13/07/2017Bùi Quốc ChâuNghiên cứu về tâm lý dân tộc là mặt việc thú vị đối với tôi. nhưng trước hết cũng xin nói rõ bài viết dưới đây không phải là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc về bản tinh của dân tốc Việt Nam: mà chỉ là một số nhận xét có tính chủ quan (ở đây tôi chỉ đề cập đến tính cách của người Kinh)...
  • Thu hẹp những cấm kỵ trong tự nhận thức

    05/01/2017Vương Trí NhànCông bằng mà nói, phải nhận biếng nhác, dối trá, tham lợi, cầu an, nịnh nọt, trơ tráo, rồi cái gì cũng cười, cái gì cũng cho là không quan trọng... là những thứ tính chung của loài người, nhìn vào dân nước nào cũng thấy. Mà cuốn sách tôi nói đây lại chỉ là một cuốn sách mang tính cách phổ thông, có lẽ là đã đăng tải làm nhiều kỳ trên một tờ báo nào đó bằng Trung văn trước khi in sách. Bởi vậy sẽ là vô lý nếu đòi hỏi nó phải có những phát hiện ghê gớm liên quan đến những khuyết điểm của người Trung quốc...
  • Mệt mỏi, bừa bãi, buông thả

    05/11/2016Vương Trí NhànGặp anh cán bộ nhà nước mình trong những phòng làm việc cổ lỗ của Hà Nội mới thấy vui. Thôi thì chỗ này một cô tám rưỡi mới giở gói xôi ra để ăn, chỗ kia ngay cửa ra vào là một anh tán chuyện với người yêu, cười hô hố trong điện thoại...
  • Chí Phèo - Thị Nở là biểu tượng văn hóa?

    15/09/2016Võ Thị HàXung quanh vấn đề chọn một biểu tượng duy nhất đại diện cho nền văn hoá Việt Nam, lâu nay vẫn được coi là đậm đà bản sắc dân tộc, có không ít những ý kiến đưa ra. Đó có thể là Quốc Tử Giám, mặt trống đồng, là chim hạc, là bông sen nở, bông sen búp, hoa đào, là chiếc áo dài, nón lá, là cái cổng làng, là con trâu, thậm chí là phở. Xét về bản chất, đó chỉ là những khía cạnh của văn hoá.
  • Nhận Dạng một Cộng Đồng

    15/05/2015Nguyễn Tất ThịnhNếu mạnh dạn nhìn vào điểm xấu thì như uống thuốc Kháng sinh (không thích, nhưng cần thiết). Tôi liệt kê sơ nhận xét của mình về 10 phương diện lớn của một Cộng Đồng Việt Nam…(mỗi phương diện gắn tạm với 3 dấu hiệu chính…được gọi bằng chính cách nói của Cộng Đồng, mang tính hình ảnh và liên tưởng…)
  • Chí Phèo hiện thân bản ngã Việt?

    24/10/2014Đỗ Ngọc YênTrong trò chơi ú tim săn tìm bản ngã, Chí Phèo là hình tượng duy nhất trong văn học Việt Nam đã làm được một việc phi thường là đi lùi để tự trở về với bản ngã chính mình. Cuối cùng cái lương thiện mà Chí Phèo đòi chính là bản ngã Việt đích thực, cái luôn tiềm ẩn và thường trực trong vô thức của hắn...
  • Quan trọng cửa trước, coi thường cửa sau

    04/08/2010DiLiTính “ăn ngay nói thẳng” hay tính “thẳng thừng” là một cách dịch nhẹ nhàng của từ “bluntness” vì từ này còn có nghĩa là “tính lỗ mãng”. Thoạt đầu, tôi ngạc nhiên khi có người nói rằng người Việt có tính “ăn ngay nói thẳng”, vì tôi thấy người phương Tây mới thường không che giấu ý nghĩ của mình...
  • xem toàn bộ