Thiếu nợ, Sri Lanka giao cảng chiến lược cho Trung Quốc

09:47 CH @ Thứ Bảy - 09 Tháng Sáu, 2018

Bất kể việc Sri Lanka khẳng định Trung Quốc sẽ chỉ sử dụng cảng Hambantota vào mục đích dân sự, nhưng bản hợp đồng cho thuê cảng chiến lược này trong 99 năm của Sri Lanka vẫn khiến các nước trong khu vực lo ngại...

Cảng Hambantota thuộc bờ biển phía nam của Sri Lanka - Ảnh: AFP

.

Sau một thời gian chật vật vì nợ tiền doanh nghiệp Trung Quốc, cuối tuần qua, Chính phủ Sri Lanka rốt cuộc đã chính thức bàn giao quyền sử dụng cảng biển chiến lược Hambantota cho Trung Quốc theo hợp đồng thuê có thời hạn 99 năm.

Trước đó, hồi tháng 7, Công ty China Merchants Port Holdings của Trung Quốc đã chấp thuận bỏ 1,12 tỉ USD mua 70% cổ phần tại cảng Hambantota. Trong ngày 10-12, China Merchants Port Holdings đã thanh toán 30% cho Chính phủ Sri Lanka để nhận quyền vận hành cảng.

Cái giá từ đầu tư "khủng"

Những năm qua, cùng với chiến lược triển khai sáng kiến Vành đai và Con đường, Trung Quốc tăng cường sự hiện diện của họ tại Ấn Độ Dương. Bắc Kinh đã đổ nhiều tỉ USD để xây dựng các cơ sở cảng biển, quy hoạch những tuyến thương mại trên biển để khuếch trương năng lực và quy mô tiếp cận thị trường về sau.

Khi cuộc nội chiến 27 năm của Sri Lanka kết thúc năm 2009, tổng thống nước này khi đó là ông Mahinda Rajapaksa đã mong muốn lột xác Hambantota - vùng quê nhà nghèo khó của ông - trở thành trung tâm du lịch và thương mại đẳng cấp thế giới. Và khi đó Trung Quốc lập tức bày tỏ "tình thương mến thương".

Thị trấn này nằm ở vị trí rất chiến lược, chỉ cách tuyến vận tải đường biển sống còn trên Ấn Độ Dương vài dặm về phía bắc. Đây cũng là tuyến vận tải đường biển mà hơn 80% lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc phải đi qua. Một cảng biển ở đây sẽ là yếu tố "điểm xuyết" quan trọng cho "chuỗi ngọc trai" mà Trung Quốc bắt đầu "xâu kết" lại dọc theo cái mà họ gọi là "Con đường tơ lụa trên biển".

Theo một số chuyên gia quốc tế, bản hợp đồng cho thuê cảng Hambantota có thể đặt ra một tiền lệ xấu cho Sri Lanka và những quốc gia khác cũng đang nợ tiền Trung Quốc. Theo đó, họ có thể chấp nhận những thỏa thuận liên quan tới việc phải hi sinh cả quyền chủ quyền ở một số vùng lãnh thổ hay tài sản quốc gia chỉ để... trừ nợ.

Ông Constantino Xavier, một học giả tại Tổ chức Carnegie India ở New Delhi, cho rằng sự lệ thuộc vì nợ nần của Sri Lanka với Trung Quốc dẫn tới bản hợp đồng cho thuê cảng biển chiến lược là hồi chuông cảnh tỉnh với một số quốc gia. Ông nói: "Các nước trong khu vực bắt đầu nhận ra những cái giá về lâu dài họ phải trả từ những cam kết đầu tư khổng lồ của Bắc Kinh".

Ấn Độ cảnh giác

Cùng với Sri Lanka, Bắc Kinh cũng đã có những chiến lược tạo ảnh hưởng rõ ràng tại Maldives, một quốc đảo khác cũng thuộc Ấn Độ Dương. Cuối tháng 11 vừa qua, hai bên đã đạt được một thỏa thuận tự do thương mại song phương, mở đường cho những liên kết và hợp tác sâu rộng hơn trong thời gian tới.

Động thái thâu tóm cảng Hambantota đã làm dấy lên những cảnh báo quan ngại với Ấn Độ. New Delhi lo ngại trước những bước đi kiểu khuếch trương sự hiện diện của Bắc Kinh cả về kinh tế lẫn chiến lược trong khu vực Ấn Độ Dương.

Ấn Độ đã bị áp đảo trước thế tiến công của Trung Quốc vào khu vực sân sau chiến lược của họ"

Ông Constantino Xavier học giả tại Tổ chức Carnegie India ở New Delhi

Bất chấp việc chính quyền Sri Lanka khẳng định việc doanh nghiệp Trung Quốc thâu tóm cảng biển Hambantota chỉ thuần túy phục vụ mục đích dân sự, nhưng có lẽ sự việc không đơn giản như vậy. Nguồn tin của báo New York Times cho biết Sri Lanka đang nợ các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc hơn 8 tỉ USD.

"Cái giá phải trả cho việc giảm bớt nợ vay của Trung Quốc có thể sẽ còn đắt hơn gấp nhiều lần so với gánh nặng nợ nần mà Sri Lanka đang tìm cách trả dần" - ông N. Sathiya Moorthy, chuyên gia nghiên cứu cấp cao về Sri Lanka tại Quỹ nghiên cứu Observer ở New Delhi, nhận định.

Hiện tại, Bắc Kinh mới chỉ có một căn cứ quân sự ở nước ngoài của lực lượng hải quân thuộc Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA). Đó là căn cứ quân sự ở Djibouti thuộc Cộng hòa Djibouti, một quốc gia nằm ở vùng Sừng châu Phi, chính thức khai trương tháng 8 năm nay. Vì lẽ đó, giới quan sát tại Ấn Độ lo ngại Bắc Kinh có thể sử dụng cảng biển Hambantota làm trạm cung ứng cho lực lượng hải quân nước này trong tương lai.

Cảm nhận rõ nguy cơ "lấn sân" của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương, chính giới Ấn Độ rõ ràng không thể làm ngơ trước việc các máy móc xây dựng của Trung Quốc hối hả hoạt động tại thủ đô Sri Lanka.

Để ứng phó nguy cơ bất cân xứng này, Ấn Độ đã hợp tác với Nhật Bản phát triển một cảng biển tại vùng bờ biển phía đông của Sri Lanka và hiện cũng đã bước vào các vòng đàm phán để giành quyền đầu tư vào một sân bay gần Hambantota.


Hơn 8 tỉ USD nợ công Sri Lanka vay Trung Quốc làm gì?

Hơn 8 tỉ USD nợ công đã được đầu tư cho những dự án hạ tầng cho tới nay đã không hề phát huy hiệu quả kinh tế cho Sri Lanka. Đó là tuyến xa lộ 4 làn đi ra từ thị trấn Hambantota trống trải tới mức những đàn voi hoang tràn xuống đường còn nhiều hơn xe cộ thực tế. Đó là sân bay quốc tế Mattala Rajapaksa, sân bay lớn thứ 2 tại Sri Lanka, vốn được thiết kế để phục vụ 1 triệu khách mỗi năm nhưng hiện chỉ giải quyết khoảng vài chục khách mỗi ngày.

Được mệnh danh là "sân bay vắng vẻ nhất thế giới, Mattala Rajapaksa hiện cho thuê các ga hàng hóa làm chỗ chứa gạo thay vì phục vụ các hoạt động hàng không. Có tới 350 nhân viên an ninh ở đây chủ yếu được huy động để... đuổi thú hoang.

Nguồn:Tuổi Trẻ
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Món nợ của ngành giáo dục

    26/06/2016Thảo HảoAi bảo chăn trâu là khổ? Không, chăn trâu sướng lắm chứ! Ðầu tôi đội nón mê như lọng tre. Tay cầm cành tre như roi ngựa, ngất nghểu ngồi trên mình trâu, tai nghe chim hót trong chòm cây, mắt trông bướm lượn trên đám cỏ. Trong khoảng trời xanh, lá biếc, tôi với con trâu thảnh thơi vui thú, tưởng không còn gì sung sướng cho bằng!"...
  • Quản lý nợ công ở Việt Nam: Bất cập từ... khái niệm

    25/07/2014Luật gia Vũ Xuân TiềnNhững vấn đề về nợ công của nước ta đã nhiều lần làm "nóng" nghị trường Quốc hội. Tuy nhiên, có khá nhiều câu hỏi về nợ công chưa được trả lời hoặc trả lời chưa thấu đáo như: Nợ công của nước ta hiện nay là bao nhiêu? Chiếm bao nhiêu % GDP? Nợ công "trong ngưỡng an toàn" hay đã tình trạng "báo động đỏ"?
  • Asiad 2019: bỏ cuộc sớm còn hơn để dân oằn vai gánh nợ

    06/04/2014Thiên DiNhiều ý kiến phản hồi của bạn đọc về phiên điều trần ngày 18-3 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao & du lịch Hoàng Tuấn Anh xung quanh việc đăng cai tổ chức Asiad 2019, trong đó đề nghị sớm bỏ cuộc để người dân đỡ oằn vai gánh nợ...
  • Khi vay nợ nước ngoài không được quản lý

    28/03/2014Võ Tá HânTại sao chính phủ Indonesia lại có thể để cho tình trạng tư nhân vay nợ trở nên tệ hại đến như vậy? Nói chung tất cả đều bắt nguồn từ những năm đầu của thập niên 1980 khi chính phủ Indonesia thay đổi chính sách và khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân nắm vai trò chủ động trong guồng máy kinh tế quốc gia...
  • Phát biểu của GS. Nguyễn Minh Thuyết về Nợ công

    04/11/2010Thảo luận về ngân sách nhà nước lần này, tôi xin nêu một số ý kiến về nợ công, cụ thể là về 4 vấn đề như sau...
  • Vinashin nợ ai, ai nợ?

    03/11/2010... tài sản trên sổ sách hiện nay của Vinashin 103.774 tỉ. Như vậy tiền vay này nó đang nằm trong các tài sản, các dự án, cũng có thể có dự án thì hiệu quả và có dự án chưa hiệu quả. Phát biểu của ông bộ trưởng Vũ Văn Ninh chứa hàm lượng thông tin rất thấp, do đó chưa trấn an được ai...
  • Nỗi lo trả nợ

    20/10/2010Tư GiangTrong các báo cáo thẩm tra hàng năm, Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội luôn đề nghị Chính phủ “báo cáo chi tiết về tình hình vay nợ và trả nợ”. Những con số được công bố gần đây bởi ủy ban này cho thấy số nợ phải trả hàng năm là rất cao, tới 70.250 tỉ đồng (3,7 tỉ đô la) năm 2010, 58.800 tỉ đồng (3 tỉ đô la) năm 2009, và 51.200 tỉ đồng (2,6 tỉ đô la) năm 2008...
  • Nợ...

    06/08/2010Trí QuânCon tàu khổng lồ Vinashin của "nền đóng tàu đứng thứ 5 trên thế giới" mất lái, hải trình đứt gãy, nửa chìm nửa nổi. Thuyền trưởng bị bắt, để lại phía sau trôi nổi những phận người...
  • Các siêu dự án và nguy cơ nợ nần

    25/06/2010Nguyễn Quang AMột người, một doanh nghiệp thiếu vốn mà vay được tiền để làm ăn là một điều không dễ, song rất nên làm nếu công chuyện làm ăn có hiệu quả. Nếu các dự án có hiệu quả, tức là sau khi hoàn thành và trừ mọi chi phí vẫn còn lời, thì vay được càng nhiều để thực hiện các dự án như vậy càng tốt.
  • Nợ công - đừng để cháy nhà mới lo dập lửa

    25/05/2010Ts. Trịnh Tiến DũngVay nợ để phát triển là một cách huy động vốn cho phát triển quen thuộc trên thế giới. Không ở đâu trên thế gian này có thể phát triển mà không vay mượn. Số liệu thống kê cho thấy những nền kinh tế lớn nhất trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản... cũng chính là những con nợ kếch sù. Vay nợ không phải là điều đáng lo nhất.
  • "Trả nợ đời vẫn chưa xong"

    07/10/2009Ngân Hà thực hiệnGiáo sư Phạm Duy Hiển, cựu thành viên viện Nghiên cứu phát triển (IDS), nguyên viện phó viện Năng lượng nguyên tử quốc gia, viện trưởng viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, hiện là chủ tịch hội đồng khoa học cục Kiểm soát và an toàn bức xạ, hạt nhân. Tuy đã nghỉ hưu, ông vẫn hoạt động học thuật và cùng đồng nghiệp xuất hiện trên nhiều tạp chí khoa học quốc tế về hạt nhân nguyên tử, khí quyển, môi trường...
  • xem toàn bộ