Thiên đường đầu tiên

04:22 CH @ Thứ Sáu - 28 Tháng Ba, 2008

Tôi tin rằng nhân cách xã hội. Nhân cách văn hoá của một đứa trẻ được quyết định ngay từ sự cảm nhận đầu tiên về cuộc sống xung quanh nó.

Đứa trẻ chui ra từ bụng mẹ có thể xem như một cuộc "quăng thân" vào chốn mạo hiểm, nơi mọi tai ương luôn rập rình và không thể nào lường được. Những người thân thích nhất với nó, đồng thời cũng lại là những kẻ xa lạ đầu tiên là bố, mẹ, ông bà... Và với nó thế giới chỉ có chừng đó. Cái thế giới ấy hoặc là đáng yêu. thôi thúc nó sống và khám phá: hoặc là đáng sợ khiến nó luôn luôn muốn thu mình lại. nghi kỵ. thù hận và có cơ hội là tìm cách chống lại.

Quan sát những đứa trẻ hư hỏng. dù ở hoàn cảnh nào. đều thấy có chung một biểu hiện tâm lý: Không tin vào lòng chân thành. Mọi lời khuyên bảo cầu mong sự tốt đẹp cho chúng đều vượt" ra ngoài. Điều này đa số có nguyên nhân từ gia đình.

Trước khi hiểu về tư cách công dân của mình đứa trẻ cần được chuẩn bị vô số hành trang mà chỉ có gia đình mỏi giúp được.

Khép mình vào các nguyên tắc

Những gia đình có truyền thống đạo lý, văn hóa luôn luôn là những gia đình có nguyên tắc sống. Đứa trẻ được làm quen với nguyên tắc chủ yếu thông qua thái độ của người lớn với hành vi của mình. Sẽ không ai ngoài người thân của chúng đủ kiên nhẫn và hứng thú làm việc đó. Những trật tự của đồ vật trong nhà. ngoài vườn, trên giá sách. trên tường... chính là những ngụ ngôn vô ngôn nhưng vô giá hướng chúng tôi kỷ luật, thẩm mỹ... Hành vi của người lớn trở thành những minh họa sống động, kích thích trí tò mò và vì thế tính mẫu mực của những hành vi sống đó là vô cùng đắt giá. Cũng chỉ có bố, mẹ, ông bà mới không cảm thấy nặng nề khi gắn cho mình ý thức thường trực về điều đó.

Khả năng tiếp nhận và cưỡng lại

Thực chất đây là cảm ứng văn hoá được nuôi dưỡng một cách từ từ, dài lâu mà ngoài môi trường gia đình ra sẽ không ở đâu làm nổi. Quan sát bọn trẻ được đưa vào các trường giáo dưỡng, dễ nhận ra rằng chúng luôn luôn thụ động trong việc bặt chước những gì người lớn bày cho. Khi bắt chước (thường là phải gắng gượng) chúng luôn có xu hướng "diễn" nhiều hơn là nhu cầu tự thân. Bởi vì các nhu cầu ấy chúng không có. Vì thế một đứa trẻ không được sống trong môi trường gia đình lành thanh sạch sẽ khiếm khuyết vĩnh viên phần quan trọng nhất làm nên nhân cách văn hóa của chúng. Chúng sẽ rất lúng túng khi không biết tiếp nhận cái gì và cưỡng lại cái gì - Chúng không có cảm ứng văn hóa. Cảm ứng này thực chất là dung hợp, tiếp nhận với cái được mọi người thừa nhận đồng thời cưỡng chống lại những gì bị coi là xấu mà không cần có một quá trình phân tích. Nó không thể dạy đơn thuần mà phải sống bằng các giá trị rồi chuyển sự sống ấy cho bọn trẻ. Mọi thứ sẽ "thấm" qua chúng.

Ý thức trong danh dự

Có lẽ đây là phẩm chất hàng đầu mà một đứa trẻ có được thông qua giáo dục gia đình. Xét cho cùng thì con người chỉ khác nhau về mặt văn hoá ở chỗ trọng và không trọng danh dự. Điều kiện bắt buộc phải có để tạo nên phẩm chất này là sự trung thực. Có rất nhiều bi kịch gia đình mà nguyên nhân bắt nguồn tử những hành vi thiếu trung thực. Một đứa trẻ tiếp nhận từ bố mẹ qua hành động sống, qua việc thể hiện những suy nghĩ nhiều hơn hàng trăm lần những gì mà người lớn nói với chúng. Bạn tôi. một nhà văn khá thành công khi sáng tác cho thiếu nhi, đã rất có lý khi nói rằng, xã hội chỉ dạy được bọn trẻ những kinh nghiệm sống chứ không thể dạy chúng nói thật. Nếu trước đó chúng đã có những kinh nghiệm (chủ yếu từ cha mẹ) về cái lợi của sự nói dối!

Danh dự được tạo dựng từ truyền thống, lòng tết, từ vô số những ứng xử hàng ngày... mà chỉ trong môi trường gia đình mới đủ sức chi phối suy nghĩ, nhận thức của đứa trẻ, gắn cho nó bổn phận phải sống sao cho đáng.

Trên đây là một vài quan sát của chúng tôi chủ yếu dựa vào quá trình nghiệm sinh, về vai trò của gia đình đối với việc hình thành và hoàn thiện nhân cách một con người. Những năm tháng tuổi thơ thường để lại dấu ấn suốt cuộc đời. Và chúng ta gieo gì sẽ phải gặt đó không chỉ là một lối nói ẩn ý theo kiểu văn chương. Mỗi gia đình, về mặt số học, như một tế bào làm nên cái cơ thể phức tạp là xã hội. Nhưng về mặt tinh thần thì mỗi tế bào đó là một vũ trụ hoàn chỉnh và là cái vũ trụ đứng nghĩa nhất. Nó luôn luôn phải là khởi đầu tinh khôi, trong một trật tự hài hòa trước khám phá đầu tiên của đứa trẻ nếu chúng ta thật sự sống cho tương lai.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lý do kinh tế và di hại đạo đức

    01/12/2018Vương Trí NhànTrong sự bê bối về giáo dục hiện thời, ai cũng thấy là lỗi trước tiên thuộc về những người quản lý và hoạch định chính sách. Nhưng chẳng nhẽ những người lên bục giảng vô can chăng? Vậy thì lỗi của các thầy ở đâu? Tại sao không người trong cuộc nào lên tiếng?
  • Đôi điều về trách nhiệm cá nhân

    14/11/2018Nguyễn Ngọc BíchTrước các tổn thất vô hình và hữu hình mà xã hội đã chịu, vấn đề trách nhiệm cá nhân đang được công luận nêu lên. Qua hai lý do trình bày dưới đây, độc giả có thể chia sẻ lo ngại của tôi rằng vấn đề này còn phải mất nhiều năm nữa mới trở thành hiện thực.
  • Các giá trị Đạo đức

    21/05/2018Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng cho các ứng xử của con người và cộng đồng người thuộc về đạo đức, mà cái gốc của nó là cái thiện, một trong ba giá trị phổ quát nhất trong đời sống tinh thần của nhân loại: chân, thiện, mỹ...
  • Cá nhân: bao giờ ra khỏi bóng tối?

    04/11/2015TS. Nguyễn Ngọc ĐiệnVai trò của cá nhân trong xã hội Việt Nam chưa bao giờ được nhìn nhận đúng mức. Trong khi đó, lợi ích tập thể được coi là lợi ích chính thống, được chính thức thừa nhận ở tất cả các nơi có thể phát thông điệp nhân văn ra công chúng.
  • Tài năng và đạo đức

    14/03/2008Trương Phiên: "Con người tài giỏi phải đi đôi với đạo đức”. Mới nghe các bạn trẻ đừng vội cho là thời đại khoa học con người đã lên đến mặt trăng mà còn ngồi nói chuyện xưa cũ. Cơm ăn nước uống, cũ thật đấy, nhưng loài người còn tồn tại còn phải nói...
  • Đạo đức gia đình trong nền kinh tế thị trường

    22/05/2007Nguyễn Thị KhoaĐạo đức gia đình là toàn bộ những quan niệm về giá trị và quy phạm về hành vi của con người trong vấn đề hôn nhân và gia đình. Mọi cử chỉ, hành vi, thái độ của mỗi người về hôn nhân và gia đình vừa thể hiện bản chất đạo đức cá nhân, vừa cho biết bản chất đạo đức của mối quan hệ trong gia đình. Sự hình thành đạo đức gia đình không chỉ dựa trên những quy định của pháp luật, của phong tục tập quán và truyền thống dân tộc, mà còn dựa trên niềm tin và dư luận xã hội.
  • Về sự suy giảm giá trị đạo đức hiện nay

    16/01/2007Đinh Hùng TuấnNhững năm gần đây, không ít giá trị đạo đức đã bị xói mòn, suy giảm nghiêm trọng. Chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, tệ nạn xã hội, tệ tham nhũng, buôn lậu... có chiều hướng phát triển. Sự suy giảm giá trị đạo đức xã hội thực sự trở thành một trong những vấn đề nổi cộm trong đời sống xã hội ta hiện nay...
  • Giá trị đạo đức- giá trị bản thân và giá trị xã hội

    11/03/2006Ngô ToànĐạo đức là một hệ thống giá trị, một hiện tượng xã hội mang tính chuẩn mực, thể hiện mệnh lệnh, đánh giá rõ rệt...
  • Ý thức đạo đức phản ánh lĩnh vực nào của đời sống xã hội

    18/11/2005Trịnh Minh HổTrong những năm gần đây, vấn đề đạo đức với tư cách là đối tượng nghiên cứu của đạo đức học đã được bàn đến trên nhiều công trình bài viết chuyên khảo cúng như từ nhiều chuyên ngành liên quan. Mặc dù vậy không ít các vấn đề lý luận của đạo đức, trong đó có những vấn đề hết sức cơ bản vẫn tồn đọng và chưa được quan tâm giải quyết.
  • Nhân cách trẻ

    27/01/2004Mỗi thế hệ có một quan niệm của mình về nhân cách. Lớp già và lớp trẻ nhiều khi “xung khắc” cũng một phần vì nghĩ về nhân cách khác nhau, về ứng xử khác nhau. Nhân cách có nét chung phổ biến mà cũng có nét riêng đặc thù của mỗi lớp người, mỗi thành phần, thậm chí mỗi cá nhân...
  • xem toàn bộ