Đầu tư chứng khoán: cần biết luật chơi
Trong những tháng đầu năm, thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều biếnđộng, lúc nóng, lúc lạnh gây sựchú ý đặc biệt của các nhà đầu tư. Để làm sáng tỏ vấnđề này, Tạpchí Nhà Quản lýđã có cuộc trao đổi với TS.Trần Đắc Sinh, Giám đốc Trung tâm giao dịch chứng khoán tp. Hồ Chí Minh.
PV:Trongnhiều tháng gần đây, đã nổ ra cơn “sốt nóng” cổ phiếu, song sau đó cổ phiếu tụt xuống dốc thảm hại đến mức có chuyên gia cho rằng: “Một màu đỏ tang tóc, một cú sốc lớn đối với những nhà đầu tư mới gia nhập thị trường”. Ông nhận xét gì về hiện tượng trên?
Ông Trần Đắc Sinh: Thịtrường giao dịch tập trung những tháng đầu năm 2006 đã chứng kiên sự lên điềm nhanh chóng của chỉ số Vn-Index. Sau một thời gian dài xoay quanh mức 300 điểm, Vn-Index đã vượt ngưỡng 400 điểm vào phiên giao dịch ngày
Chúng ta có khá nhiều lý do giải thích cho sự tăng trưởng. Kết quả hoạt động kinh doanh khả quan của các Công ty niêm yết năm 2005 và những tháng đầu năm 2006 là nền móng vững chắc cho sự tăng trưởng từ giá trị nội tại của Công ty. Khung pháp lý, các chính sách, quy định được cải tiến mạnh mẽ cùng những nỗ lực của Chính phủ trong việc gia nhập WTO tạo ra một môi trường đầu tu thuận lợi cho nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thịtrường bất động sản đóng băng, giá vàng không ổn định và đồng đôla suy yếu đã dấy một luồng tiền lớn từ tiết kiệm và đầu tư bất động sản sang đầu tư cổ phiếu. Cùng với những đánh giá rất khả quan về cơ hội đầu tưvào thị trườngchứng khoán Việt
Một yếu tố góp phần không nhỏ trong những diễn biến vừa qua trên thị trường, đó chính là tâm lý của các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Nguồn lợi lớn từ việc giá cổ phiếu tăng cao trong một thời gian ngắn đã thu hút thêm nhiều nhà đầu tư đến với thị trường. Trong số họ có rất nhiều người hiểu biết rất ít hoặc hoàn toàn chưa hiểu biết gì về thị trường. Họ đầu tư theo đám đông, theo phong trào. Và chính yếu tố tâm lý này đã làm đợt sóng trên thị trường chứng khoán lớn hơn mức cần có của nó cũng như kéo dài hơn thời gian lẽ ra cần có của nó. Và chính vì vậy, thị trường đã có sự tự điều chỉnh. Cần nhấn mạnh rằng, các nhà quản lý chúng tôi không can thiệp vào các diễn biến trên thị trường. Sự điều chỉnh hoàn toàn theo cung và cầu về chứng khoán. Dư cung sẽ kéo giá chứng khoán xuống, giá cả sẽ được điều chỉnh về quanh mức giá hợp lý mà bên mua và bên bán đều chấp nhận được. Và tôi nghĩ rằng, mức giá đó sẽ gần (hoặc thấp hơn một chút) với giá trị thực tế của các chứng khoán trên thị trường.
Tôi không tin chúng ta sẽ về lại mức 300 điểm, vì như phân tích ở trên, chúng ta có những cơ sở vững chắc cho sự tăng trưởng, thị trường sẽ chỉ điều chỉnh bới các nhiễu xạ và ở mức đó, tôi tin thị trường chúng ta lại tăng trưởng bền vững.
PV:Diễn biến này theo ông có gì bất thường? Liệu đầu tư cổ phiếu có đang trở thành một “phong trào” và phần thua thiệt luôn thuộc về người không biết “luật chơi”?
Ông Trần Đắc Sinh:Giá cả chứng khoán luôn biến động. Đó là một trong những đặc trưng của thị trường chứng khoán, trái ngược với tính ôn định của tiền gửi Ngân hàng hoặc trái phiếu. Sự biến động phụ thuộc vào thông tin, vào môi trường, khung pháp lý và rất nhiều yếu tố khác, trong đó có cả tâm lý đầu tư của những đổi tượng tham gia thị trường. Và không có gì làbất thường trong những diễn biến vừa qua của thị trường chứng khoán. Không chỉ tại thị trường chứng khoán Việt
Tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trong năm 2005 và những diễn biến gần đây trên thị trường chứng khoán đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của công chúng đầu tư thị trường chứng khoán đang trở thành tâm điểm của báo chí, của các diễn đàn và ngay cả trong các câu chuyện hàng ngày. Và chúng tôi rất vui mừng chào đón các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia ngày càng nhiều hơn vào thị trường chứng khoán. Trong vòng 5 tháng đâu năm 2006, số lượng tài khoản giao địch chứng khoán lên mức hơn 55.000 tài khoản, gần gấp đôi so với cuối năm 2005. Đây là sự gia tăng đáng kể về tài khoản trong thời gian qua. Ngoài ra, còn phải kể đến một số lượng không nhỏ nhà đâu tư giao dịch trên thị trường OTC. Tuy nhiên, theo tôi dùng từ "phong trào" đầu tư chứng khoán thì vẫn chưa thích hợp nếu đem so sánh lượng tài khoản này với dân số Việt
Thịtrường chứng khoán không phải là nơi đảm bảo lợi nhuận cho tất cả mọi người. Nói tù "luật chơi" thì rất vô cùng. Nhưng tôi nghĩ rằng, không phải ai hiểu biết hết các quy định, luật lệ cũng như những quy luật vận động trên thị chứng khoán cũng đều thu được lợi nhuận. Thịtrường chứng khoán là không thể đoán trước và tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, từ rủi ro riêng của từng công ty đến những rủi ro mang tính chất thị trường như lạm phát, lãi suất, danh sách. Tuy nhiên, tôi đồng ý rằng, những ai không nắm rõ những luật lệ quy định và sự vận động của thị trường sẽ chịu nhiều thua thiệt. Chính vì vậy, Ủy ban chứng khoán Nhà nước và các đơn vị trực thuộc, đặc biệt là Trung tâm Giao dịch chứng khoán luôn đưa công tác tuyên truyền, phổ biến hến thức về thị trường chứng khoán lên làm nhiệm vụ trọng tâm, coi đó là một trong những phương thức phát triềnthị trường. Chúng tôi có những bản tin tọa đàm về thị trường g chứng khoán trên truyền hình, có những buổi nói chuyện với nhà đầu tư được tổ chức định kỳ tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán, tổ chức hội thảo giới thiệu… Chúng ta cần huy động vốn trong dân chúng, nhưng chúng ta khuyên khích những đồng vốn đầu tư từ sự cân nhắc chín chắn, thận trọng, từ sự nhận thức đầy đủ những cơ hội và rủi ro, chứ không phải đầu tư bừa, ngắn hạn.
PV:Yếu tố tâm lý có tác động như thế nào với diễn biến của thị trường chứng khoán? Phải chăng đã có hội chứng “đàn cừu” trong giới đầu tư chứng khoán vốn có rất nhiều “tay mơ”?
Ông Trần Đắc Sinh: Như đã nêu trên, tôi nghĩ rằng yếu tố tâm lý có tác động lớn đến những diễn biến trên thị trường. Khi thị trường đang lên, nhà đầu tư sẽ có tâm lý chủ quan, họ sẽ ra những quyết định đầu tư dễ dàng, nhanh chóng hơn và yếu tố rủi ro không được đặt nặng. Thêm vào đó, khi phần lớn mọi người đều cho rằng tình hình thị trường là khả quan (và hành động mua bán của họ đã góp phần hiện thực hóa phần nào nhận định đó), sẽ rất khó đứng sang một bên và nói rằng thị trường sẽ đi xuống. Và bạn sẽ bị hòa lẫn vào đám đông đế. không tuột mất cơ hội so với mọi người. Người ta thống kê rằng, vào giai đoạn trước khi thị trường chứng khoán Mỹ sụp đổ vào năm 1929, chỉ có 1% các đánh giá phân tích về thị trường cho rằng, nên bán chứng khoán vào thời điểm đó. Ngược lại, khi thị trường đi xuống, việc bán tống bán tháo để hạn chế lỗ sẽ góp phần khuếch đại xu hướng của thị trường. Và một khi nó kết hợp với những mất căn bản mang tính chất nền tảng của thị trường, nó có thề dẫn đến sử sụp đổ của cả một thị trường.
Thông tin là yếu tố cần thiết để có thể ra quyết định đầu tư, tuy nhiên, nó không đồng đều giữa các nhà đầu tư. Với cùng một thông tin được công bố ra thị trường, mỗi người có một cách xử lý, đánh giá khác nhau. Cộng thêm với lượng tiền bạc và công sức mỗi người sẵn sàng bỏ ra để tìm kiếm và xử lý thông tin cũng khác nhau. Các nhà đầu tư có tổ chức các định chế tài chính lớn sẵn sàng thuê chuyên gia tư vấn giúp họ ra quyết định đầu tư. Họ sẵn sàng đi tới các Công ty để tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh, nói chuyện về các phương hướng, kế hoạch... Với những mối quan hệ và vị thế của mình, họ dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu các thông tin liên quan. Nhà đầu tư nhỏ lẻ thì không. Chính vì vậy mà trên thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung, người ta đều chăm chú theo dõi các động thái của các nhà đâu tư lớn đề những quyết định đầu tư tương tự. Phải chăng đây được gọi là “hội chứng toàn cầu"? Như vậy thì sẽ rất nhiêu cừu khi mà cả thế giới đều theo dõi nhất cử nhất động của Warrant Buffet hay George Soros. Chỉ khi những người "chăn dắt đàn cừu” có ý định thao túng thị trường đó mới là vần đề đáng quan tâm.
PV:
Ông Trần Đắc Sinh:Không nóng, không lạnh không phải là thị trường chứng khoán. Bở i nóng lạnh là sự phản ánh cácthông tin về nền kinh tế, doanh nghiệp, thị trường...Và các rủi ro vẫn luôn đồng hành trên thị trường chứng khoán cùng các cơ hội. Tôi nghĩ rằng, rủi ro lớn nhất tiềm ẩn trong diễn biến lúc quá nóng, lúc quá lạnh chính là sự mất phương hướng của thị trường. Nhà đầu tư sẽ không còn rõ đâu là giá trị thực của chứng khoán, đâu là giá trị bị nâng quá cao hay đâu là giá trị bị hạ xuống quá thấp. Giá thị trường không còn là sự phản ánh giá trị nội tại của Công ty. Các doanh nghiệp cũng hoang mang về tình hình thị trường, từ đó, lúng túng trong việc ra quyết định huy động vốn hoặc các quyết định kinh doanh khác. Như vậy, chức năng chính của thị trường chứng khoán nhằm tạo ra một kênh huy động, vốn cho nên kinh tế, cung cấp tính thanh khoản, cung cấp giá thị trường bị suy yếu. Và nó dẫn đến điều nguy hiểm nhất là sự mất lòng tin của công chúng đầu tư.
PV:Ông có những lời khuyên nào đối với những người đã, đang và sẽ tham gia đầu tư cổ phiếu?
Ông Trần Đắc Sinh:Tôi chỉ khuyên các bạn hãy thận trọng trong quyết định đầu tư của mình. Với tư cách là nhà quản lý thị trường, tôi luôn hoan nghênh mọi nhà đầu tư đến với thị.trường chứng khoán. Tuy nhiên, các bạn hãy ra các quyết định đầu tư trên cơ sở đã nghiên cứu đánh giá kỹ lưỡng các thông tin cần thiết. Và luôn tính đến yếu tố rủi ro trong các quyết định đầu tư của mình. Hãy trở thành một bộ phận của các doanh nghiệp, một bộ phận của nền kinh tế.
PV:Xin cảm ơn ông!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm Quỳnh