Tăng cường miễn dịch tinh thần

10:08 CH @ Chủ Nhật - 09 Tháng Hai, 2020
Trong thời điểm hãi hùng rối loạn tâm can về dịch bệnh, vẫn có một chốn đi về tĩnh lặng, an nhiên, đấy là sách. Ngồi yên trong thư phòng, nhâm nhi một chén trà nồng, buông bỏ mọi ưu phiền ngoài đời, đắm mình trong những dòng chữ là một sự hưởng thụ tuyệt vời nhất và là cách miễn dịch tịnh lặng dễ dàng. Trong thời gian lão PP bị ca nương giam lỏng ở nhà vào thời điểm này cũng là lúc lão đắm chìm trong sách nhiều nhất suốt mười mấy năm qua.
.
Tác giả bài viết Peter Pho (tức lão PP)
.
Bất giác bắt gặp trên mạng một hình ảnh giống lão, nhưng còn thánh thiện hơn lão vạn lần. Một chàng trai trẻ nhiễm bệnh nằm chăm chú đọc sách trên giường bệnh tại bệnh viện lưu động ở Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Quốc tế Vũ Hán.
.
.
.
Trong khi dịch bệnh như ác quỷ đang hoành hành, bầu trời Vũ Hán mây xám bao trùm, xung quanh anh, mọi người vội vã đi lại, sự lo lắng sợ hãi tràn ngập không gian, tất cả tâm tư của mọi người đều tập trung vào một điểm đó là dịch bệnh. Nhưng, chàng trai với nét mặt bình thản, tịch tâm, vững vàng, vẫn chăm chú vào những con chữ, anh ta hầu như quên bẵng đi mình đang nhiễm bệnh nguy kịch, quên đi ma bệnh hung ác đang giang rộng nanh vuốt trước mặt anh và thần chết đang lăm le rình rập trước cửa mạng sống của anh. Sự khác biệt giữa anh và hoàn cảnh xung quanh tạo ra một bức tranh phản nghịch bi hùng đầy thi vị. Giữa cái sống và cái chết, giữa sợ sệt run rẫy và điềm tĩnh hiên ngang. Sự hưởng thụ con chữ hiện rõ trên khuôn mặt anh càng như một tia nắng xuân xuyên qua trời đông ảm đạm, như tia hy vọng le lói ở phía cuối đường hầm của sinh mệnh.
.
Bức ảnh này đã được lan truyền nhanh trên mạng, mọi người đều cảm thấy giật mình rung động. Qua tìm hiểu biết được anh là một giáo sư tại Đại học tại tiểu bang Florida, Hoa Kỳ. Hướng nghiên cứu của anh là kính hiển vi điện tử có độ phân giải cao. Trong khi về thăm bố mẹ ở Vũ Hán thì anh và người bố đều mắc bệnh, anh vẫn bình thản như không, cũng không oán giận ai, không trách móc mình về không đúng lúc, cười vô tư và nói:”
.
Bây giờ tôi cảm thấy ổn. Tôi không bị sốt nữa, nhưng vẫn còn ho. " anh ta nói rằng anh thường thích đọc sách, anh mua cuốn sách này trong một hiệu sách sau khi trở về Vũ Hán. Được biết cuốn sách anh đang đọc là cuốn "Nguồn gốc của trật tự chính trị: Từ thời kỳ tiền nhân loại đến cách mạng Pháp". (The Origins of Political Order: From Pre-Human Times to the French Revolution) Tác giả Francis Fukuyama sinh ngày 27 tháng 10 năm 1952, một học giả người Mỹ gốc Nhật. Tiến sĩ Khoa học Chính trị của Đại học Harvard, hiện đang làm việc tại Đại học Johns Hopkins, Viện Nghiên cứu Quốc tế Tiên tiến Paul Nietzsche, Schwartz Lecture, Giáo sư Kinh tế Chính trị Quốc tế. Lão PP cũng đã được lướt qua cuốn sách này tại một hiệu sách ở Thẩm Quyến.
.
.
Ở một nơi bao phủ bởi dịch bệnh, có những âm thanh náo động ồn ào, những bước chân vội vã, những nỗi sợ hãi cùng tận và bi quan ngập tràn, trong bối cảnh binh hoang mã loạn vẫn bình tĩnh hưởng thụ kiến thức trong sách. Thế mới biết chỉ những người yêu sách tha thiết mới có một bản lĩnh như vậy.Sách là ngôi nhà hoàng kim, là thánh địa của tâm hồn, trốn vào đây sẽ bình tâm như vại, sẽ hút được linh khí, tiếp được sức mạnh, tăng cường sức miễn dịch để kháng cự lại ác bệnh. Từ đó suy ra, phương pháp hiệu quả nhất để chống lại vi-rút là "vững vàng tinh thần, lặng lẽ chống chọi" chống lại vi-rút thông qua tự miễn dịch bằng tâm hồn và trí tuệ.
.
Ngoài khả năng miễn dịch về thể chất, khả năng miễn dịch về tinh thần cũng là một nguyên lý mạnh mẽ. Khi các tế bào trong cơ thể chiến đấu kiên cường chống lại virus, sức mạnh và hy vọng tinh thần được truyền tải từ sách vở có thể khiến cơ thể tạo dựng một con đê vững chắc chống chọi và chiến thắng bệnh tật.
.
Lỗ Tấn có nói: “Nếu còn sống sót, tất nhiên tôi vẫn sẽ học tập”. Dịch bệnh tấn công chúng ta, và hoảng loạn là vô ích. Nếu sách có thể làm trái tim tĩnh lặng, vững vàng, tôi cho rằng nó là một liều thuốc tốt, một nguồn đề kháng hiệu nghiệm.
.
Nhìn thấy anh ta như vậy, từ sự yên tĩnh trên khuôn mặt và sức mạnh kiến thức từ cuốn sách, tôi tin rằng những ngày dài khó khăn nhất sẽ qua, mọi thứ sẽ ổn định, mặt trời vẫn chiếu sáng và cuộc sống sẽ tốt đẹp trở lại. Virus có dữ dội đến mấy nó cũng không thể đánh bại những người yêu sách (Cứ tin sẽ nhiệm).
.
Hôm nay bạn đã đọc sách hoặc ít nhất đã đọc một bài nào đó của lão PP chưa? Ừ nhỉ, mình hỏi cũng lạ, đọc đến chữ cuối cùng trong bài này thì một năng lượng vô hình đã được chuyển tải vào linh hồn bạn, sức mạnh miễn dịch của bạn đã gia tăng, chúc mừng bạn!
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sống lạc quan, tại sao không?

    26/02/2020Chu Thị ThủySống lạc quan là liều thuốc bổ cho sức khoẻ của bạn. Bỏ qua lỗi lầm của người khác và cả thói quen tán gẫu, sống lạc quan, sống cho hiện tại không chỉ làm cho bạn thêm yêu đời mà còn làm mọi người xung quanh bạn vui vẻ. Một trong mười điều sau bạn đã có chưa?
  • Sống và Chết ở Vũ Hán

    09/02/2020Phóng viên Caixin Global, Kỳ Vũ dịchTrong một cuộc phỏng vấn vào thứ ba với Caixin, bác sĩ Peng đã mô tả kinh nghiệm cá nhân của mình khi lần đầu tiên gặp phải căn bệnh này vào đầu tháng 1 và nhanh chóng hiểu về khả năng chết người của nó và sự cần thiết của các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt...
  • Sống chung với tin đồn thất thiệt thời dịch corona

    03/02/2020Dũng NguyễnCó thể nói, tin tức giả mạo và không đúng sự thật đang cản trở những nỗ lực về phòng, chống dịch bệnh có nguy cơ lan rộng thành đại dịch này...
  • Hãy lạc quan, bình tĩnh trước cơn đại dịch

    03/02/2020Bác sĩ Nguyễn Thanh SangNói gì chứ về dập dịch thì người Việt Nam mình đồng lòng lắm. Dịch SARS 17 năm trước, Việt Nam là quốc gia đầu tiên công bố dập dịch thành công.
  • Không sợ Corona! Mọi người hãy sống mạnh hơn nó!

    03/02/2020Nguyễn Tất ThịnhChúng ta không co cụm ! Không tiêu cực ! Không thụ động ! Không bó tay!
  • Chỉ lạc quan khi có Khả năng lao động cho Tương Lai tươi sáng

    20/04/2018Nguyễn Tất ThịnhNhư phương châm viết của tôi : sự thật, tâm thành, hữu ích ! Các câu chuyện đều nhằm tới vấn đề XH, nên đọc qua thấy mệt, nhưng nhìn rộng trong cuộc sống thấy mừng vì sự thật tôi viết dưới đây càng ít đi, và người ta đã biết rõ nguyên nhân của nó…Hơn nữa ngày càng nhiều người có khả năng xã hội hóa lao động hữu ích của mình hơn để không sợ tuổi tác...
  • Lạc quan với "Thế hệ tôi"

    07/09/2013Lan HươngNhững con người ích kỷ, mê công nghệ và lười lao động - đó là phác thảo sơ nét về thế hệ Tôi. Nhưng liệu có nên bi quan về họ không?
  • Tôi đã lạc quan hơn về giới trẻ

    14/04/2008Cẩm TúNổi tiếng với Đất nước đứng lên khi mới 23 tuổi, nhà văn Nguyên Ngọc còn được biết đến bởi những đóng góp vào thành tựu của văn học Việt Nam thời kỳ Đổi Mới, khi ông giữ chức Phó tổng thư ký Hội Nhà văn, Tổng biên tập báo Văn nghệ.
  • Trường thọ ước vọng lạc quan

    18/01/2006TS. Lương Chí ThànhCó những câu hỏi và ước vọng luôn ngự trị mỗi chúng ta: Câu hỏi sâu thẳm nhất là tại sao chúng ta tồn tại và ước vọng sâu thẳm nhất là muốn sống mãi. Về câu hỏi thì không dễ trả lời và xin dành cho các nhà triết học, xã hội học, tâm lý học… nhưng về ước vọng thì có thể giải đáp, đưa ra những giải pháp để mỗi chúng ta có quyền lựa chọn cho chính mình.
  • xem toàn bộ