Phi mâu thuẫn có phải bao giờ cũng là quy luật của tư duy đúng đắn?

06:09 SA @ Thứ Sáu - 24 Tháng Ba, 2006

Để phản ánh chính xác hiện thực khách quan trong tư duy (dưới dạng các khái niệm, phán đoán... ), con người cần phải tuân thủ một số nguyên tắc hay quy luật nhất định. Một trong những quy luật đó, theo Aritstốt, là "phi mâu thuẫn”. Nội dung của quy luật phi mâu thuẫn có thể tóm tắt như sau: hai mệnh đề phủ định nhau thì không thể đều đúng.

Khái niệm "mâu thuẫn" nói ở đây là “mâu thuẫn trong tư duy” hay "mâu thuẫn logic". Mâu thuẫn logic có nghĩa là vừa khẳng định đồng thời lại phủ định ngay một mệnh đề (quan điểm, quan niệm, lý thuyết, giả thuyết...) nào đó. Nếu ký hiệu A là một mệnh đề bất kỳ, thì mâu thuẫn logic có dạng AĀ (đọc là: vừa là A vừa không là A). Các mệnh đề cái bảng vừa màu đen vừa không màu đen, mặt trời vừa tồn tại vừa không tồn tại, chiến tranh vừa lợi vừa hại, sức lao động vừa là hàng hoá vừa không là hàng hoá, là những ví dụ về mâu thuẫn logic. "Quy luật phi mâu thuẫn" như vậy, có thể trình bày theo cách khác là: mọi mâu thuẫn logic đều sai lầm.

Có phải mọi mâu thuẫn logic đều sai lầm không, nói cách khác, có phải phi mâu thuẫn bao giờ cũng là quy luật của sự tư duy đúng đắn không. Đây là vấn đề rất cơ bản của logic học.

Tác già của bài "Logic phi cổ điển - chuẩn mực logic hiện đại và tiên tiến nhất của tư duy trong Tạp chí Triết học, số 4/1990, viết "Người ta phân biệt rõ hai loại mâu thuẫn logic:

1/ Mâu thuẫn logicc tầm thườngchẳng hạn như có người khẳng định "tôi tin tưởng rằng không hề có niềm tin nào cả", loại mâu thuẫn này nhất thiết bị cấm trong tư duy đúng đắn.

2) Mâu thuẫn logic không tầm thường,thí dụ như mệnh đề “một vật thể đang chuyển động vừa ở một chỗ song vừa không ở một chỗ đó” là loại mâu thuẫn logic không thể cấm trong tư duy đúng đắn vì nó không biểu hiện sai lầm của tư duy, trái lại phản ánh mâu thuẫn biện chứng khách quan". “Công thức PAPkhông nhất thiết lúc nào cũng sai lầm, vì còn tùy thuộc tình huống cụ thể mâu thuẫn tầm thường hoặc không tầm thường".

Mệnh đề "vận động vừa ở chỗ này nhưng đồng thời lại không ở chỗ này" có dạng A hoặc Ā. Đó là một mâu thuẫn logíc, mâu thuẫn logic này không biểu hiện sự sai lầm của tư duy. Chính F.Engghen và Lênin đã quan niệm như vậy. Engghen viết: "Bản thân sự vận động đã là một mâu thuẫn, ngay như sự di động một cách máy móc và đơn giản sở dĩ có thể thực hiện được cũng chỉ là vì một vật trong cùng một lúc vừa ở nơi này lại vừa ở nơi khác, vừa ờ cùng một chỗ duy nhất lại vừa không ở chỗ đó". Trong "Bút ký triết học", khi dẫn lại ý kiến của Hêgen "vận động có nghĩa là vừa ở chỗ này nhưng đồng thời lại không ở chỗ này", Lênin đã nhận xét bên lề: "đúng!".

Không phải mọi mâu thuẫn logic đều sai lầm. Quan niệm đúng đắn này trước hết là của Hêgen, F.Engghe và sau là Lênin. Theo chúng tôi, có thể minh chứng thêm cho quan niệm ấy bằng một mệnh đề như: “Vận động vừa liên tục vừa gián đoạn”,"vi rút vừa là hữu sinh vừa là vô sinh", "thảo trùng vừa là động vật vừa là thực vật", “vượn người vừa là vượn vừa là người", "sức lao động trong thời kỳ quá độ từ CNTB lên chủ nghĩa cộng sản vừa là hàng hoá vừa không là hàng hoá.

Không phải mọi mâu thuẫn logic đều sai lầm. Điều đó cũng có nghĩa rằng không phải phi mâu thuẫn bao giờ cũng là quy luật tư duy đúng đắn .

Logic học là khoa học dạy cho con người phương pháp tư duy đúng đắn. Logic được Arítstốt xây dựng coi phi mâu thuẫn là quy luật của tư duy đúng đắn. Logic học ấy vì thế, không phải bao giờ cũng đúng đắn.

Phép biện chứng là logic học, đó là logic biện chứng. Logic biện chứng do Hêgen xây dựngvà được cải tạo (theo hướng duy vật bởi các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin là sự vượt bỏ lôgic học do Arítstốt xây dựng. Nếu logic học của Arítstốt coi mâu thuẫn logic là biểu hiện của tư duy sai lầm, rằng muốn biết một mâu thuẫn nào đó là đúng hay sai phải căn cứ vào tiêu chuẩn thực tiễn.

Logic học của Arítstốt cơ bản là lôgic siêu hình. Lôgic siêu hình hay phép siêu hình chỉ đúng trong một giới hạn hẹp. Điều này đã được F. Engghen khẳng định. Enghen viết: "Tư duy của nhà siêu hình học chỉ dựa trên những phản đề tuyệt đối không thể dung hòa nhau được: họ nói có là có, không là không, cái gì vượt ra ngoài phạm vi đó là chẳng có giá trị gì hết. Đối với họ thì một sự vật hoặc tồn tại hoặc không tồn tại, một sự vật không thể việc không thể vừa là nó lại vừa là cái khác... Phương pháp tư duy ấy mới xem thì có vẻ là hoàn toàn hiển nhiên vì nó vốn có đối với cái gọi là lẽ phải thông thường. Nhưng lẽ phải thông thường của người ta nếu cứ quanh quẩn trong lĩnh vực tầm thường giữa bốn bức tường của nó thì là một ông bạn rất đáng kính, song nếu nó liều lĩnh xông vào thế giới bao la của sự nghiên cứu thì lập tức nó sẽgặp phải những bước phiêu lưu thật là lạ lùng".

Logic biện chứng là sự vượt bỏ logic siêu hình. Chỉ có một logic học, tức logic biện chứng mới là phương pháp luận khoa học cho hoạt động nhận thức của con người, mới đúng là khoa học dạy cho con người phương pháp tư duy đúng đắn.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tri thức – Tư tưởng

    09/04/2019Nguyễn Trần BạtSự nâng cao dân trí, sự tiến bộ của nhân dân là thước đo trình độ phát triển của các quốc gia, đồng thời cũng là nguồn gốc của những đòi hỏi ngày càng cao, ngày càng khắt khe hơn đối với những nhà chính trị. Họ buộc phải có những phẩm chất cao hơn, đặc biệt là phải có trí tuệ cao hơn. Thời đại của những phương pháp cai trị ngu dân đã qua...
  • Nhận thức thế giới trong thời đại thông tin

    01/02/2018Nguyễn Trần BạtCon người có thể nhận thức thế giới hay không là một câu hỏi hóc búa không chỉ với các nhà triết học mà còn với cả nhân loại. Tuy nhiên, không chỉ giữa các nhà triết học duy tâm với các nhà triết học duy vật, mà ngay cả giữa những nhà triết học duy tâm với nhau hay giữa các nhà triết học duy vật với nhau cũng có những mâu thuẫn nhất định trong việc trả lời câu hỏi này. Vậy chân lý nằm ở đâu?
  • Cái khác...

    16/10/2015Lê ĐạtVật lý lượng tử khi đưa vào nguyên lý bất định đã buộc phải đổi mới cách tư duy loại trừ, từ lâu vẫn thống trị nhân loại. Bên cạnh hai vế đúng/sai nó đưa vào một vế thứ ba và chúng ta có một bộ ba mới đúng/sai/khác. Tôi khác anh không có nghĩa là tôi chống lại anh. Hơn nữa, tôi có thể bổ sung cho anh. Hệ quả lớn nhất của thuyết bất định là đề nghị dùng nguyên lý bổ sung thay thế nguyên lý loại trừ...
  • Bi kịch nhị nguyên và số phận con người

    18/05/2015Phan Bích HợpKhái niệm Nhị nguyên luận được dùng trong nhiều lĩnh vực của tri thức. Bất cứ một lý thuyết nào xác định sự phân ly không thể thu hẹp được giữa hai loại sự vật thì đều có thể gọi là thuyết nhị nguyên...
  • Giới hạn của nhận thức

    23/09/2014Đỗ Kiên Cường“Tự nhiên như người đàn bà ưu làm đỏm, khi thì phơi bày phần này, khi thì phơi bày phần khác trên cơ thể của mình. Và người chiêm ngưỡng kiên nhẫn đến một lúc nào đó sẽ nhìn thấy tất cả”. Đầu thế kỷ XIX, nhằm ca ngợi khả năng vô hạn của nhận thức, nhà khoa học Pháp lừng danh, hầu tước Laplace (1749-1827), được người đương thời xem là có đóng góp khoa học chỉ sau Newton, đã thốt lên nhận định bất hủ như vậy. Hỏi còn gì ve vuốt trí tuệ loài người hơn?
  • Về mối quan hệ giữa cái toàn thể và cái bộ phận trong triết học Hêgen

    04/01/2006Nguyễn Ngọc KháVấn đề mối quan hệ giữa cái toàn thể và cái bộ phận đã được nhiều nhà triết học trước Mác xem xét, đặc biệt nó được nghiên cứu khá chi tiết trong triết học Hêgen...
  • Tìm hiểu thêm về khái niệm tư duy

    19/10/2005Phạm Hồng QuýTư duy là gì? Đây là một vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều ngành khoa học và nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Triết học nghiên cứu tư duy dưới góc độ lý luận nhận thức. Lôgíc học nghiên cứu tư duy ở các quy tắc tư duy đúng. Xã hội học nghiên cứu tư duy ở sự phát triển của quá trình nhận thức trong các chế độ xã hội khác nhau. Sinh lý học nghiên cứu cơ chế hoạt động thần kinh cao cấp với tư cách là nền tảng vật chất của các quá trình tư duy ở con người .Điều khiển học nghiên cứu tư duy để có thể tạo ra "Trí tuệ nhân tạo". Tâm lý học nghiên cứu diễn biến của quá trình tư duy, mối quan hệ qua lại cụ thể của tư duy với các khía cạnh khác của nhận thức...
  • Thử nêu mấy nét chủ yếu của phong cách tư duy khoa học hiện đại

    24/08/2005Phạm Duy HảiMột số ngành khoa học phi cổ điển đầu tiên đã ra đời từ cuối thế kỷ 19, song khoa học hiện đại chỉ thực sự ra đời do cuộc cách mạng vĩ đại trong khoa học tự nhiên đầu thế kỷ XX. Mở đầu là thuyết lượng tử, đến thuyết tương đối, và đặc biệt là cơ học lượng tử. Các lý thuyết khoa học vĩ đại này đã làm thay đồi căn bản lối suy nghĩ về tự nhiên và hình thành một phong cách tư duy khoa học mới, gọi là phong cách phì cổ điển...
  • Về sức khoẻ của tư duy

    19/07/2005Tương laiKhông khó khăn lắm để bắt gặp đâu đó quanh ta những người còn rất trẻ những cách suy nghĩ thì quá cũ kỹ, nhạt nhoà, ngược lại có người tuổi cao thậm chí rất cao, nhưng cách nghĩ lại rất trẻ trung, khoáng đạt. Tuy vậy, thực tế đó không bác bỏ một sự thật cũng rất dễ kiểm nghiệm là tuổi trẻ tiếp cận với cái mới, dễ dị ứng với sự trì trệ, không cam chịu với những cái đã quen đang bào mòn sức sống, lẽ sống. Họ không chịu dễ dàng dẫm theo những lối mòn làm chùn bước khát vọng khám phá. Đương nhiên, không phải người trẻ tuổi nào cũng có được cái đó, nếu giả dụ được cả như vậy, thì thật phúc lớn cho dân tộc!
  • 1 + 1 = 2?

    07/07/2005Phan Đình DiệuKhoảng ba chục năm trước đây, lần đầu tiên đọc báo thấy có người đặt câu hỏi đó, tôi cũng đã ngạc nhiên bởi tính “phi lý” của nó, và rồi từ chỗ hoài nghi sự hiểu biết của mình về chính những điều cực kỳ đơn giản như “số 1 là gì?”, “số 2 là gì?”, “phép + có nghĩa là gì?”, và từ đó phải tự xét lại xem mình đã hiểu “1+1=2” có ý nghĩa như thế nào mà mình tin là đúng?
  • Chúng ta thường gặp lỗi khi tư duy như thế nào?

    05/11/2004Bùi Quang MinhTrong lao động và cuộc sống hàng ngày, bất cứ với ai, ở đâu và vào lúc nào cũng đều cần phải có tư duy chuẩn xác, chân thực và đúng đắn. Để đến được sự chuẩn xác trong suy nghĩ, mỗi chúng ta đã trải qua không biết bao nhiêu suy nghĩ sai lầm, thiển cận, chủ quan, thiếu chính xác và không ít trong số đó đã phải trả giá đắt. Đây là bài viết phân tích một số lỗi căn bản của quá trình tư duy...
  • Chúng ta sợ suy tư

    14/05/2003Ngô Văn Tao phỏng dịch - Martin HeideggerHãy đừng tự dối mình! Chúng ta tất cả - kể cả những chuyên gia trí thức - thiếu suy tư và dễ dàng để đầu óc trống rỗng. "Để đầu óc trống rỗng" là trạng huống hiện hữu khắp nơi trong xã hội ngày nay...
  • xem toàn bộ