Sự vô hình hệ trọng giữa những đồng tiền

09:03 SA @ Thứ Hai - 05 Tháng Mười, 2015

Sự vô hình là cách nói tạm thời của tôi về thơ ca trong đời sống của chúng ta. Khái niệm thơ ca mà lâu nay không ít người, kể cả những người được gọi là nhà thơ, chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa hệ trọng của nó. Chúng ta liên tục có những chính sách đột phá về kinh tế để phát triển đất nước. Nhưng chúng ta lại quên đi sứ mệnh của tinh thần thơ ca trong đời sống.Chính vì thế mà chúng ta không lý giải được những bất ổn của chúng ta, những tổn thương trong chúng ta, những mâu thuẫn trong chúng ta và cả những thất bại hiện hữu trong đời sống và công việc của chúng ta.

Tôi muốn bắt đầu đề cập một cách sơ lược về điều tôi đang nói bằng một câu chuyện. Cách đây khoảng bảy năm, trong một lần ngồi uống cà phê với một đôi vợ chồng trẻ. Họ là những doanh nhân. Mỗi người có một chiếc xe hơi đắt tiền để đi làm hàng ngày. Tôi thực sự khâm phục họ cũng như tôi vẫn mong Việt Nam có nhiều tỉ phú đô la. Bởi tôi biết những người giàu như thế có những tác động quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia. Khi biết tôi là nhà thơ, họ chân thành nói rằng họ rất kinh trọng công việc sáng tạo nghệ thuật và các nghệ sĩ nhưng họ không có ý định đọc thơ và họ chưa hề cầm một tập thơ nào. Với đôi vợ chồng đó, thơ ca chẳng liên quan gì đến họ trừ những ngày đi học phải học thì họ mới đọc thơ. Nếu bạn là một nhà thơ mà bị người khác nói với bạn thơ ca chẳng hề có ý nghĩa hay tác dụng gì với công việc và đời sống của họ thì bạn có tự ái hay nổi giận không? Nhưng tôi không có trạng thái đó. Tôi không phải là kẻ có khả năng “tĩnh hóa” những cảm xúc của mình mà chỉ là tôi hiểu tinh thần thơ ca trong đời sống chúng ta.
Tôi mỉm cười và hỏi đôi vợ chồng doanh nhân trẻ một số câu hỏi:

- Có bao giờ bạn đi qua khu vườn thấy một bông hoa đẹp và bạn dừng lại khẽ kêu lên vì vẻ đẹp của nó chưa?
- Có chứ.
- Có lúc nào đang đi trên đường bạn chợt thấy buổi chiều nắng thật lộng lẫy và bạn muốn nhắn một tin nhắn cho người bạn yêu và nói “Anh nhớ em quá” không?
- Có chứ.
- Có khi nào bạn chợt thức dậy trong đêm khuya bởi một tiếng gì đó mơ hồ vọng tới không?
- Có chứ.
- Có bao giờ bạn cúi xuống hôn lên trán con mình và nói chúc con ngủ ngon và lòng bạn tràn ngập lòng yêu thương không?
- Có chứ.
- Có bao giờ bạn chảm thấy lòng trống rỗng hay xốn xang vì một điều gì đó không rõ không?
- Có chứ.
- Có bao giờ bạn thấy nhớ một gương mặt thân thương từ sâu thẳm ký ức của bạn không?
- Có chứ.

Thưa các bạn. Đấy chính là thơ ca. Hay nói chính xác hơn đó là bản chất của tinh thần thơ ca. Hay nói rộng hơn đó là tinh thần của đời sống con người. Còn những bài thơ cụ thể in trên giấy khổ A3, in trên báo, tạp chí hay trong một tập thơ chỉ là những văn bản nhỏ bé và nhiều thất bại của các nhà thơ mà thôi. Các nhà thơ là những kẻ luôn luôn tìm mọi cách để văn bản hóa những vẻ đẹp vô hình hay hiện hữu trong đời sống mà chúng ta đang sống. Bởi vậy, việc đọc một bài thơ hay không đọc chưa phải điều hệ trọng. Nhưng việc bạn mang những cảm xúc và tâm trạng như những câu hỏi của tôi ở trên, nghĩa là bạn đang sống trong chính một bài thơ kỳ vĩ nhất: Bài thơ cuộc sống. Bạn sẽ trở thành một người như thế nào và bạn sẽ sống một cuộc sống như thế nào khi không còn những cảm xúc và tâm trạng như tôi đang nói? Bạn sẽ tàn lụi và bạn sẽ suốt đời cảm thấy một sự bức bối và u buồn đâu đấy trong lòng bạn.

Có một lần tôi hỏi mấy người bạn rằng họ đang sống với lý do gì? Những người được hỏi bắt đầu nhìn lại phần đời sống họ đã đi qua trong nhiều năm và nhận thấy rằng: họ đã sống như một bản năng. Những điều tôi đang nói và câu trả lời của những người bạn là một hiện thực. Mặc dù, hầu hết chúng ta luôn luôn tìm cách chống lại hiện thực đó. Bởi chúng ta sợ hãi sự vô nghĩa do chính chúng ta làm nên. Chúng ta đã bị hiện thực giết chết. Bởi chúng ta không bao giờ chấp nhận hoặc chấp nhận với đầy ngờ vực một đời sống tinh thần kỳ diệu như ở Thiên đường ngay trên thế gian này. Chúng ta biện minh cho cái hiện thực tồi tệ của chúng ta bằng quá nhiều giá trị của đạo đức, của nghĩa vụ và của ý thức.

Đã có một lần tôi mơ thấy mình bay lơ lửng trên cao và nhìn xuống thế gian. Tôi chắc không chỉ mình tôi đã mơ như thế. Và từ trên cao tôi nhìn thấy chính tôi cùng biết bao người khác đang chen chúc trên những con đường trên mặt đất. Một cảnh tượng hỗn loạn và thật tội nghiệp hiện ra trước mắt tôi. Khi chúngta thoát ra khỏi chúng ta để quay đầu nhìn lại chính chúng ta, chúng ta mới thật sự kinh hãi về những năm tháng chúng ta đã sống và đang sống. Chẳng lẽ chúng ta, những kẻ được quyền cất giữ những giấc mơ đẹp, lại hiện ra thật tồi tệ và đày đọa đến như thế kia. Và trong đám đông bất tận đang chen chúc, đang nguyền rủa nhau, đang mưu mô, đang độc ác, đang lầm lạc, đang tuyệt vọng, tôi thấy những đôi mắt ngước lên. Họ đang cầu xin và mơ ước được đến Thiên đường một ngày nào đó. Và trong những người ngước mắt lên mơ đến một Thiên đường đã có quá nhiều người gục xuống bởi tuyệt vọng về chính điều họ mơ đến. Họ không đủ kiên nhẫn đợi chờ cái ngày họ được đến Thiên đường. Họ đã gục ngã trong bóng tối của vô vọng. Họ đã mắc một sai lầm lớn nhất khi họ nghĩ đến Thiên đường như một nơi chốn kỳ diệu đến kinh hãi ở phía thẳm xa kia.

Tôi nói với một người bạn rằng khi bạn cúi xuống bên người thân yêu của bạn và nói: Anh hạnh phúc biết nhường nào thì lúc đó một hình ảnh của Thiên đường xuất hiện. Khi bạn đốt những ngọn nến lên vào một buổi tối trong ngôi nhà của bạn và rót rượu vang đỏ vào những chiếc cốc pha lê cùng âm nhạc, cùng lời thì thầm kỳ diệu về những điều kỳ diệu nào đấy với bạn bè quanh bạn thì đấy là một hình ảnh của Thiến đường. Khi bạn thức dậy trong buổi sáng mùa xuân, bạn nhìn qua ô cửa và thấy hoa mận nở trắng trong vườn, bạn ngửi thấy mùi hương quyến rũ và tinh khiết vô tận của hoa mộc, bạn khẽ khàng bước vào khu vườn của bạn, lòng bạn vang lên giai điệu của đất trời và ngập tràn ánh sáng dương gian thì đó là một hình ảnh của Thiên đường. Bạn thử hỏi những hình ảnh kia, màu sắc kia, giai điệu kia, ánh sáng kia và những gương mặt than yêu kia có phải là những hình ảnh lộng lẫy nhất và yên bình nhất không? Bạn thử hỏi bạn có mong ước nào hơnlà được sống, được mở tâm hồn mình trước tất cả những điều kia không? Không. Không còn gì đẹp và yên bình hơn thế. Tất cả những cái đó không phải ở trên chín tầng mây. Tất cả những cái đó đang hiển lộ trước bạn kia, ngay từ khi bạn sinh ra, nói đúng hơn là từ khi bạn hiển lộ trên thế gian này. Nhưng bạn và bao người khác và cả tôi đã từng đi qua những hình ảnh ấy mà chúng ta không biết. Dục vọng quá lớn làm chúng ta mù quáng. Chúng ta không tìm được một hình ảnh lộng lẫy, một khoảnh khắc yên bình, một giai điệu diệu kỳ ngay trong thế gian chúng ta đang sống. Thiên đường không phải là một thửa ruộng bên cạnh một thửa ruộng khác là Địa ngục. Khi một con người nhận biết được vẻ đẹp tuyệt đỉnh của đời sống thì Thiên đường lại được mở rộng ra với một “diện tích” bằng người đó. Thiên đường chỉ không hiển hiện ở những nơi nào không có sự nhận biết vẻ đẹp của thời gian ấy và không gian ấy. Khi chúng ta nhận biết được những vẻ đẹp của thiên nhiên và của sự sống thì nghĩa là chúng ta nhận biết được Thiên đường. Thiên đường không phải là nơi chốn chúng ta được đến đó sau khi chết. Nó hiển hiện mọi nơi mọi lúc trừ nơi u tối và lú lẫn của con người.

Sự yên bình, nói một cách đơn giản nhất, chính là Thiên đường. Khi sự yên bình tràn ngập lòng ta, thì mọi đói khát, mọi bệnh tật, mọi mưu mô, mọi ngờ vực, mọi tăm tối, mọi tham lam, mọi độc ác… trong ta biến mất. Thiên đường là nơi chốn làm cho con người được sống như thế. Nhưng chúng ta đã không nhận ra được điều ấy. Chúng ta đã ao vào những trò chơi tồi tệ của quyền lực và dục vọng. Và trò chơi ấy đã lôi chúng ta đi một đoạn đường bằng cả cuộc đời mình. Chúng ta kết thúc cuộc đời chúng ta trong lú lẫn, trong hoang tưởng, trong dày vò, trong tính toán, trong đày đọa và trong tuyệt vọng. Và ngay cả đến lúc đó, chúng ta vẫn cầu nguyện để được bước vào lãnh địa của Thiên đường. Đấy là sai lầm ngớ ngẩn nhất của chúng ta.

Không có ăn, chúng ta sẽ chết và chẳng làm được một việc gì cho dù mơ ước của chúng ta kỳ vĩ đến đâu. Nếu chúng ta sống trong đói khát triền miên, chúng ta sẽ rơi vào vực thẳm của sự hoảng loạn thân xác. Nhưng nếu chúng ta chỉ sống trong một đời sống ngập tràn vật chất mà không có những vẻ đẹp, cho dù quá nhiều vẻ đẹp chúng ta chỉ cảm thấy thôi, thì chúng ta sẽ biến thành hoang thú.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Hậu khủng hoảng nghĩ về triết lý ứng xử với đồng tiền

    02/10/2017Diệu Linh (từ Ucraine)Khủng hoảng kinh tế là quy trình thông thường. Quan trọng là phải rút ra được những kết luận đúng từ lịch sử và không phí thời gian vô ích...
  • Những suy nghĩ của tôi về tiền và sự giàu có

    21/10/2016Nguyễn Tất ThịnhGiàu có trong sự nghèo khó của người khác, trong sự lụi bại của xã hội thì cái sự giàu có đó rất không yên ổn...
  • Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay

    27/09/2016Nguyễn Thế KiệtĐạo đức quan hệ với kinh tế là điều không ai nghi ngờ. Nhưng, trong quá trình chuyển đổi cơ chế hiện nay, do tác động của kinh tế, đạo đức biến động theo xu hướng tiến bộ hay thoái hóa, thăng hoa hay sa đọa? Phải chăng kinh tế phát triển thì trình độ đạo đức xã hội tự nhiên sẽ được nâng cao? Phải chăng quan niệm hiệu quả đồng nghĩa với chủ nghĩa sùng bái đồng tiền?
  • Người ta nghèo đi có thể là vì tiền

    12/04/2015Nguyễn Tất ThịnhĐã từ rất lâu người ta biết rằng Tiền là cực kì quan trọng, là thước đo của giá trị trong sự trao đổi của thị trường, dường như là cái có thể mua được mọi thứ đến cả Tiên cả Phật, làm người ta mạnh bạo lên…
  • Suy ngẫm về giá trị sống

    02/03/2015Matsushita KonosukeNếu ngồi ngẫm nghĩ tại sao chúng ta phải làm việc, có người cho rằng nếu không làm việc sẽ không có gì để ăn, nhưng tôi nghĩ không chỉ là như vậy. Không chỉ vì miếng cơm, mà để cho cuộc sống trong tương lai tốt đẹp hơn, mọi thứ đều phải bắt đầu từ ngày hôm nay. Vì vậy, con người phải lao động.
  • Suy nghĩ lớn và gương mặt của đồng tiền

    18/02/2014Hoàng Độ (thực hiện)Suy nghĩ là tự định hướng cho số phận ở nhiều cấp độ: nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng, bản thân. Suy nghĩ, hành động và kết quả thường là một thể thống nhất: gieo như thế nào, gặt như thế ấy...
  • Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục

    08/11/2010Nguyễn Đình TườngGiáo dục đạo đức trong gia đình. Đây là công việc hết sức quan trọng nhằm tạo tiền đề xuất phát cho giáo dục đạo đức trong nhà trường và ngoài xã hội, bởi gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng trong việc giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách cho mỗi người công dân ngay từ nhỏ cho đến khi trưởng thành.
  • Tiền

    01/05/2009Lê BầuNgay từ thời Pháp thuộc, khi tôi còn là một cậu bé mặc áo dài thâm, quần chúc bâu trắng, đi guốc mộc, đội mũ cát trắng, đi học tiểu học, tôi đã được đọc trên báo Truyền bá của Nhà xuất bản Tân Dân một định nghĩa về tiền...
  • Vong thân

    19/01/2009Nguyễn Văn TrungVong thân bày tỏ tình cảm con người đánh mất hay bị mất bản thân, bản ngã của mình. Mất ở đây không phải là không còn nữa, vì bị tan vỡ, trở thành không có nhưng là bị biến thể. Bản thân vẫn còn có, nhưng bị tách khỏi mình, trở thành khác mình và hơn nữa trở thành xa lạ, đối lập với chính mình.
  • Lạm bàn về văn hoá và kinh tế

    13/07/2008GS. Phạm Duy HiểnKhi đồng tiền trở thành cứu cánh trong nghệ thuật, chúng ta chỉ có thể chờ đợi một nền nghệ thuật khá lắm cũng chỉ làng nhàng, cũng như chúng ta đang có một nền đại học và khoa học làng nhàng.
  • Tạ Thị Ngọc Thảo và triết lý của doanh nhân Phật tử

    03/04/2008Tiếp tục những trăn trở của một người đi trước dành cho giới trẻ, chị Tạ Thị Ngọc Thảo chia sẻ với bạn đọc một cách sống và làm việc theo triết lý nhà Phật trong thời đại cạnh tranh ý tưởng...
  • Lạc thụ dụng

    16/03/2008Tạ Thị Ngọc ThảoLạc trong thụ dụng của từng doanh gia, nghiệp chủ không ai giống ai, lúc Khách tưởng doanh gia đang khổ, thì họ lại rất lạc; khi Khách ngỡ doanh gia đang lạc, thì họ lại rất khổ!
  • Phát triển bền vững trên nền tảng sự đồng tiến hóa giữa con người và tự nhiên

    22/07/2007Nguyễn Đình HòaHiện nay, khi mà vấn đề môi trường sốngđã trở thành một vấnđề toàn cầu, cả hai khuynh hướng hoặc là tuyệtđối hoá yêu cầubảo vệ môi trường đến mức cực đoan, hoặclà chỉ quan đến tăng trưởng kinh tế đều không đáp ứngđược nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại. Bởi phát triển bền vững, trongđó bảo đảm sự kết hợp hài hoà giữa mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội mục tiêu bảo vệ môi trường, là sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp với quyluật...
  • Tiền bạc có mua được hạnh phúc

    16/01/2006Trần Cao Dũng trích dịch từ bài của tác giả Mark SkousenĐồng tiền có thể cung cấp cho mọi người rất nhiều lợi ích: điều kiện sống tốt hơn, địa vị xã hội, du lịch, hưởng thụ, chăm sóc sức khỏe, giải trí vv..vv.. Cảm giác được sống trong sung túc, có một tài chính cá nhân vững chắc luôn mang lại sự toại nguyện vô bờ...
  • xem toàn bộ