Sốt ruột

10:11 SA @ Thứ Sáu - 30 Tháng Mười, 2009

“Đọc báo cáo năm 2008 và năm 2009, chúng tôi thấy có nhiều đoạn hoàn toàn trùng khớp với nhau, đều ghi ngày 19.10. Có nhiều số liệu rất đáng buồn”, một đại biểu Quốc hội nhận xét khi thảo luận báo cáo của Chính phủ về tình hình và phương hướng kinh tế xã hội tại kỳ họp đang diễn ra.

Một đại biểu khác nêu: “Nhiều việc, nhiều sự kiện nêu ra cứ giống nhau từ năm này qua năm khác. Ta phân tích cho an lòng nhau chứ thực sự chưa phải cái Quốc hội cần”.

Một đại biểu khác đặt vấn đề: nói về thành tích lo cho dân nghèo, Chính phủ khẳng định tổng số chi cho an sinh xã hội năm 2009 này ước khoảng 22.470 tỉ đồng, tăng 62% so với 2008, “nhưng khi đọc lại tài liệu năm 2008 cho thấy, bốn tháng đầu năm chi cho an sinh xã hội 16 ngàn tỉ, như vậy chỉ tăng mấy phần trăm. Rõ ràng có nhiều con số, số liệu không đúng, không chính xác”. Có đại biểu tỏ ý nghi ngờ: báo cáo Chính phủ nói “triển khai thực hiện có hiệu quả nghị quyết lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn” thì làm sao có thể thực hiện trong năm 2010 được?” Một đại biểu khác phàn nàn về những con số “màu hồng” trong thành tích chống tham nhũng hoặc tỷ lệ giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo tới hơn 80% trong khi thực tế, theo ông, khác xa, và một số đại biểu còn đặt vấn đề phải xem lại hiệu quả của ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng cấp tỉnh.

Nhiều đại biểu đặt vấn đề vì sao kế hoạch tái cơ cấu kinh tế phải đợi đến năm 2011 mới triển khai mà không phải là ngay từ năm 2010, khi thách thức do suy giảm kinh tế đặt ra đã không nhanh chóng được biến thành cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế như báo cáo của Chính phủ cũng thừa nhận, khi kinh tế trong nước và thế giới có thể vừa thoát khỏi suy giảm và giá cả hàng hoá nguyên liệu trên thế giới chưa tăng quá cao,…

Có lẽ chưa bao giờ như ở kỳ họp này, nhiều đại biểu Quốc hội lại thẳng thắn bày tỏ sự sốt ruột như vậy về một số vấn đề lớn trong nhận định tình hình và phương hướng phát triển kinh tế xã hội hiện nay và sắp tới.

Sốt ruột cũng phải, bởi lấy thí dụ vấn đề tái cơ cấu kinh tế hay chuyển đổi mô hình tăng trưởng, vấn đề đã được nhiều chuyên gia kinh tế đặt ra từ một số năm trước chứ không phải đợi đến khi kinh tế thế giới và trong nước suy giảm như hiện nay. Chỉ cần nhìn hệ số ICOR tăng đều đặn từ năm này qua năm khác trong khi ta vẫn vui mừng trước con số tăng trưởng; chỉ cần nghe nguồn than đá, nguồn dầu lửa sắp cạn kiệt, trong khi phát triển thuỷ điện ồ ạt như hiện nay dẫn đến hậu quả là rừng bị tàn phá ngày càng nhiều, lũ dữ ngày càng dữ hơn, sản xuất và đời sống nhân dân vùng hạ lưu các con sông ngày càng bất trắc hơn, và ngay cả một việc tưởng chừng đơn giản như ồ ạt móc cát dưới các lòng sông lên đem xuất khẩu cũng mang lại những hậu quả khôn lường… thì ai cũng có thể nhận thấy: mô hình tăng trưởng dựa vào khai thác cạn kiệt tài nguyên, gia tăng đầu vào để đạt con số tăng trưởng cao đã đến giới hạn cuối cùng của nó. Tiếp tục tăng trưởng theo mô hình này sẽ không hứa hẹn điều gì tốt đẹp. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia giàu tài nguyên nhưng chọn con đường phát triển sai lầm ở nhiều châu lục cũng đã chứng minh điều đó.

Vậy thì tại sao một nỗ lực thực sự nhằm tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng vẫn bị trì hoãn từ năm này sang năm khác? Tại sao nền kinh tế vẫn cứ tiếp tục tăng trưởng theo bề rộng, như một quán tính? Lực kéo nào đã kìm hãm nền kinh tế, không cho nó bước vào một giai đoạn phát triển cao hơn, chất lượng hơn? Mặt khác, chuyển đổi mô hình tăng trưởng không thể tách rời các lĩnh vực, thiết chế khác như giáo dục, bởi chính nền giáo dục chất lượng cao sẽ cung cấp cho nền kinh tế nguồn nhân lực chất lượng cao. Cùng với công nghệ, đó là cơ sở cho chất lượng tăng trưởng, cho hàm lượng chất xám cao trong mỗi sản phẩm làm ra, nhờ đó mà nền kinh tế từng bước thoát khỏi sự lệ thuộc vào việc gia tăng đầu vào và bán tài nguyên thô để tăng trưởng. Nhưng nhìn vào chất lượng nền giáo dục hiện tại, không thể không buồn.

Vì thế, để không phải tiếp tục sốt ruột qua nhiều kỳ họp nữa, các đại biểu Quốc hội đang đứng trước nhiệm vụ và thách thức tìm cho ra nguyên nhân mấu chốt của sự trì hoãn chuyển đổi mô hình tăng trưởng và mối liên hệ của nó với các thiết chế khác.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Số thật, số ảo và thiết chế minh bạch

    30/03/2016Tư GiangVài ngày trước phiên điều trần trước Quốc hội ngày 30 tháng 5 năm 2009, bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Võ Hồng Phúc yêu cầu các chuyên gia tính toán chính của bộ lên phòng làm việc của mình. Ông muốn nghe họ khẳng định lại hai con số tối quan trọng của nền kinh tế là tổng phương tiện thanh toán và tổng tăng trưởng tín dụng trong năm 2007
  • Phiếm bàn về câu thành ngữ “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”

    25/11/2010Vũ ThoảngKhuôn phép gia đình; Lẽ sống và đạo đức; Ngôi vị và trọng trách của con người trong cuộc sống gia đình, trong cộng động xã hội... Quá trình thực tế đời sống và xã hội, "Thượng bất chính, hạ tắc loạn" đã trở thành thành ngữ, câu nói cửa miệng của nhân dân ta từ lâu đời.
  • Chính khách và lòng dân

    23/10/2010GS. Tương LaiQuý Khang Tử hỏi Khổng Tử về chính trị. Khổng Tử đáp: “ Chính dã, chính dã. Tử suất dĩ chính, thực cảm bất chính?”. Chính trị là chính đính. Ông lãnh đạo dân một cách chính đính thì ai dám không chính đính. Nhưng, thế nào là chính đính? Nói kỹ e dài dòng, xin lại dẫn Khổng Tử cho gọn và súc tích, lại khá cập nhật.
  • Sự "vô nghĩa" của pháp luật!

    23/04/2008Lê Thanh PhongTheo báo cáo của Bộ Tư pháp tại phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 19.4, năm 2007 có 311.443 án dân sự tồn đọng, không thi hành được, chiếm 48% số vụ việc...
  • Đọc bài "Quốc hội ta vĩ đại thật" của chủ tịch Hồ Chí Minh

    31/03/2007Trần Lưu Sơn (Sở Tư Pháp Tỉnh Hà Nam)Với bút danh T.L chủ tịch Hồ chí Minh viết bài”quốc hội ta vĩ đại thật” đăng trên Báo Nhân dân, số 2304, ngày 10-7-1960. Trong không khí chuẩn bị cho ngày bầu cử quốc hội khoá XII chúng ta cùng đọc lại bài viết của người...
  • Cải cách phân quyền chi tiêu

    20/05/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngThượng sách mà không ít địa phương sử dụng trong quá trình chạy Dự án xin tiền TW là “lấy mỡ nó, rán nó”. Hậu quả là một tỉ lệ lớn “mỡ” của TW bị “rán” ngay trên đường từ địa phương đến Hà Nội và từ Hà Nội trở về...
  • Đại biểu Quốc hội có nhất thiết phải am hiểu luật?

    09/01/2006Đoàn Tiểu LongCác đại biểu Quốc hội vì thế không nhất thiết là luật gia, mà trước hết phải là chính khách. Điều quan trọng nhất họ cần nắm được, đó là tâm tư, nguyện vọng của các cử tri đã tín nhiệm cử họ làm đại diện...
  • Năng lực thể chế

    03/01/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngNăng lực thể chế là năng lực của các cơ quan nhà nước hoàn thành các chức năng hiến định của mình. Chức năng nào thì năng lực ấy. Chức năng càng phức tạp thì năng lực phải càng cao hơn. Rủi ro lớn nhất ở đây là: Hiến pháp chỉ có thể trao cho một cơ quan nhà nước các chức năng, chứ không thể trao cho cơ quan này các năng lực tương ứng...
  • Mô hình giám sát chính quyền bằng tư pháp ở Mỹ

    17/12/2005Đặng Minh TuấnVi hiến là những tình huống có thể gặp trong thực tiễn. Ở nhà nước pháp quyền, quan trọng là phải tìm ra các biện pháp để giới hạn và chống lại sự lạm quyền hay lộng quyền của Nhà nước mà xâm phạm đến các quyền con người. Bài viết tìm hiểu về mô hình giám sát chính quyền bằng tư pháp tại Mỹ...
  • Lập pháp hướng tới pháp quyền

    16/11/2005Bùi Ngọc SơnHàng loạt cố gắng hiện nay như: "nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội", "đổi mới quy trình lập pháp", "tăng cường năng lực lập pháp"?.. là những việc cần làm để ngành lập pháp có thể cho ra những sản phẩm tốt hơn. Nhưng, một chiếc cày bằng đồng cũng không hiệu quả nhiều hơn một chiếc cày bằng gỗ là bao...
  • Quốc hội thảo luận: Giáo dục bức xúc còn hơn cả tham nhũng!

    11/02/2003Ý đồ cải cách giáo dục là đúng nhưng cách làm rất lung tung"...
  • xem toàn bộ