Quyền lợi của dân... đứng sau

07:29 SA @ Thứ Tư - 30 Tháng Năm, 2012
Lãng phí, thất thoát, thua lỗ gây mất hàng trăm ngàn tỉ đồng ở các tập đoàn - tổng công ty nhà nước đang là vấn đề nóng nhất trên nghị trường hiện nay. Trong khi tiền thuế của dân không được giám sát chặt chẽ, bị tiêu xài hoang phí thì việc miễn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) cho người dân, quyền lợi của dân trong nhiều vấn đề vẫn đứng sau hoặc không được nhắc tới.

Lạm phát, lãi suất cao, chi phí đầu vào tăng vọt... đã đẩy hàng loạt doanh nghiệp (DN) tới phá sản, nền kinh tế rơi vào đình đốn giảm phát. Đó là lý do để Chính phủ thông qua việc miễn, giảm thuế cho DN, hỗ trợ họ vượt qua khó khăn. Chưa nói đến "liều lượng" thiếu - đủ nhưng phải khẳng định chính sách này là hết sức đúng đắn và thiết thực. Quan trọng hơn, nó cho thấy Chính phủ, các bộ, ngành đã "nhìn" thấy và thừa nhận thực trạng khốn khó của các DN hiện nay. Tất nhiên, đã "chẩn" ra bệnh thì thuốc nếu chưa đủ liều, sẽ tăng liều.

Trong bổi cảnh đó, người dân cũng bị tác động trực tiếp và nặng nề bởi lạm phát, chi phí tăng cao giống như DN. Thậm chí, cuộc sống của họ còn nặng nề, áp lực hơn bởi còn chịu cảnh tát giá theo xăng, theo điện, theo tin đồn... diễn ra thường xuyên; dịch vụ y tế, giáo dục... cũng tăng vọt; mức lương lỗi thời... Hơn ai hết, hơn bao giờ hết, họ rất cần những chính sách hỗ trợ dù lớn, dù nhỏ. Những chính sách này, ngoài giá trị mang tính định lượng, nó còn thể hiện sự chia sẻ và cũng là mục tiêu "an sinh xã hội" mà Chính phủ đề ra. Nghị trường Quốc hội đang nóng nhưng ít ai nhớ đến việc miễn thuế TNCN cho người dân. Việc miễn thuế TNCN cho người dân lúc này hoàn toàn "thấu tình, đạt lý". Nó cũng là một trong những yếu tố tăng thu nhập cho người dân, phục vụ mục tiêu kích cầu, tháo tồn kho của Chính phủ.

Hay trong điều hành giá xăng dầu, tiêu chí là đảm bảo hài hòa lợi ích của ba bên Nhà nước, DN, người dân. Đó là lý do, xăng dầu thế giới phải giảm giá vài lần, hoặc phải giảm thật mạnh, người tiêu dùng trong nước mới được tính đến. Còn không thì bất chấp việc phản đối, bất chấp kêu gọi sự "sòng phẳng" hay chia sẻ, người dân vẫn cứ phải đợi. Đợi tăng thuế nhập khẩu để đảm bảo nguồn thu. Đợi DN đảm bảo lợi nhuận, mới tới lượt họ. Nhưng ai cũng biết, tăng/giảm giá xăng dầu kéo theo hàng loạt các loại giá cả hàng hóa, dịch vụ sẽ ngay lập tức thay đổi theo, dễ dàng bóp "nghẹt" khoản thu nhập eo hẹp của người dân.

Điều đáng lo ngại hơn chính là giảm niềm tin, là tâm lý bi quan của người dân vào tương lai, nếu chúng ta vẫn tiếp tục "hành xử" theo kiểu quyền lợi người dân đứng sau và rất khó để nói đến kích cầu tiêu dùng, vực dậy kinh tế và đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội như Chính phủ đề ra.


Nguồn:Thanh Niên
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • “Ngoài lợi ích của nhân dân, của dân tộc, Đảng không có lợi ích gì khác!"

    11/01/2011Đỗ Hoàng LinhTừ khi lãnh đạo Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao vai trò của quần chúng nhân dân trong việc xây dựng một chính đảng trong sạch vững mạnh :” Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên”...
  • Khát vọng của dân

    11/01/2011GS. Tương LaiNgười dân mong muốn Đại hội thể hiện rõ tính chiến đấu và sự trung thực của người cộng sản, không tránh né những vấn đề có tính nguyên tắc, công khai và minh bạch trong tranh luận chứ không dễ dàng xuôi theo những vấn đề đã được chuẩn bị sẵn...
  • Cán bộ là công bộc của dân

    06/11/2010Sưu tầmĐúng nửa tháng sau ngày đọc Tuyên ngôn độc lậpkhai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 17-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết một bức thư với tư cách "một đồng chí già" gửi "các đồng chí tỉnh nhà", quê hương của mình...
  • Ba cấp độ của Dân chủ

    04/11/2010Nguyễn Trần BạtTừ đầu thế kỷ XX, thậm chí đến những năm cuối cùng của thế kỷ XX, trình độ nhân dân, dân trí của Việt Nam chưa đủ để hiểu các cấp độ dân chủ của Hồ Chí Minh, chỉ mới đủ điều kiện để hiểu nền dân chủ cơ sở của Hồ Chí Minhnền dân chủ thái độ, thể hiện ở đạo đức và tác phong. Cấp độ thứ 2 của nền dân chủ Hồ Chí Minh là dân chủ cấu trúc. Hồ Chí Minh phải tạo ra, phải cấu trúc ra một nền dân chủ, và dùng cấu trúc ấy để huấn luyện xã hội và huấn luyện các đồng chí của mình thừa nhận dân chủ bằng sự có mặt của các bộ phận hoặc đại diện của các bộ phận dân chúng. Cấp độ dân chủ thứ 3 của Hồ Chí Minh là xây dựng nhà nước pháp quyền theo đúng nghĩa - xây dựng nền dân chủ phổ quát...
  • Nhà nước của dân, do dân, vì dân

    09/10/2010Một Nhà nước phải là một Nhà nước có Đức, dưới sự lãnh đạo của một Đảng là đạo đức, là văn minh. Một Nhà nước có Đức là nói đến một Nhà nước hướng tới bảo vệ và phục vụ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, đồng thời với việc trừng trị một cách nghiêm khắc những hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của dân tộc, của nhân dân...
  • Nói tiếng của dân

    27/06/2010Tư GiangMột lần, giám đốc vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát thuộc tỉnh Tây Ninh Nguyễn Đình Xuân nhận được một tin nhắn qua điện thoại di động: “Đại biểu Quốc hội gì mà đi phá nhà dân!?” Người nhắn tin là chủ một ngôi nhà xây dựng trái phép trong vườn quốc gia vừa bị ông Xuân bắt dỡ bỏ. Ông trả lời: “Không có đại biểu Quốc hội nào phá nhà của dân cả. Đó là giám đốc vườn quốc gia thực thi nhiệm vụ”.
  • Nhà nước của Dân, do Dân, vì Dân

    02/09/2009Nhà báo Hữu ThọTại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Bản tuyên ngôn độc lập lịch sử khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. So với lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, hơn nửa thế kỷ đã qua là một thời gian không dài, nhưng Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân vượt qua mọi thác ghềnh, giành lại và giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, từng bước thực hiện tự do và hạnh phúc của toàn dân...
  • Quyền lựa chọn của dân tộc

    20/08/2006TS Nguyễn Sĩ DũngQuyền thứ nhất được Bác Hồ long trọng tuyên bố 60 năm về trước là quyền độc lập. Với ý nghĩa này, ngày 2-9 đã trở thành Tết Độc lập của đất nước ta. Thế nhưng độc lập là gì?
  • Vai trò động lực của dân chủ đối với sự hoạt động và sáng tạo của con người

    02/06/2006GS. TS. Nguyễn Trọng ChuẩnDân chủ gắn bó chặt chẽ với quyền sống của con người, là nhu cầu không thể thiếu của từng cá nhân cũng như của cộng đồng người trong xã hội, nhất là trong xã hội văn minh, bởi vậy dân chủ có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy con người hoạt động và sáng tạo...
  • xem toàn bộ