Quyền được khước từ

11:19 SA @ Chủ Nhật - 06 Tháng Mười Hai, 2009

Những ngày cuối tháng 11, Hà Nội trở lạnh khác thường. Người dân bảo mới phải dùng máy lạnh suốt mấy ngày, rét bỗng đùng đùng đổ xuống, đất còn phải nẻ huống chi da dẻ môi miệng. Lạnh như đã sang Giáng sinh, trở tay không kịp.

Hơn một năm mới ra lại Hà Nội, thấy phố xá đầy người, nói như Nguyễn Khải, ở Hà Nội ra đường là cùi chỏ chạm nhau. Dù Thủ đô đã bị loãng đi sau cuộc sáp nhập khiến ngoại thành có vành đai nông thôn mênh mông nhưng Hà Nội mà tôi gắn bó vẫn đất chật người đông như thường.

Hơn thế, chừng như Hà Nội đã vượt xa Sài Gòn về mặt sung túc. Rồi sẽ có tới bảy cây cầu bắc qua sông Hồng, rồi sẽ nhiều du khách ngoại quốc hơn nhờ những di sản văn hóa phi vật thể, rồi sẽ đại lễ Một ngàn năm Thăng Long...

Trong rất nhiều ngày lễ sinh ra từ sau cách mạng, trừ ngày Quốc khánh, theo tôi, Ngày nhà giáo Việt Nam là trang trọng hơn cả. Một vẻ đẹp văn hóa đặc trưng của tinh thần tôn sư trọng đạo.

Và Hà Nội là nơi thể hiện tập trung nhất sức mạnh của lễ. Không chỉ không khí mà là sức mạnh bởi nhiều thuận lợi. Vì mật độ thầy và trò ở đây cao nhất, vì hoa ở đây sẵn nhất và vì mùa đông vào dịp này thú vị nhất.

Ngắm người xe nườm nượp mà ước, giá như không có đội quân xe máy kia thì vỉa hè sẽ yên tĩnh và sẽ có vô số người ôm hoa đi trong se lạnh với đủ kiểu quần áo mốt miết không kém gì Paris.

Nhưng mà, như đã nói, quỹ đất ở những nơi chính thống Hà Nội không nở ra được nữa. Những con đường có từ thời thuộc Pháp vẫn nhỏ nhắn xinh xẻo y như vậy. Và vỉa hè không thể rộng hơn, thậm chí còn lổn nhổn đi vì bộ rễ của những hàng cổ thụ oanh liệt.

Vì vậy Hà Nội quá tải một cách vô phương cứu chữa. Nhiều đoạn phố cổ đã thành nơi bán sỉ hàng của các tỉnh phía Nam Trung Quốc khiến phố xá đặc nghẹt người buôn lớn. Ô tô lúc nào cũng cắn đuôi nhau chờ đường như những đàn bọ hung hầm hừ. Lũ xe máy tay ga bánh nhỏ mông to và chúa ngốn xăng lúc nào cũng dày đặc âm thanh bon chen gầm rú. Và rác, người mỗi thêm đông nên rác thải cũng thêm nhiều, nhìn đâu cũng thấy rác đọng nên người ta càng buông thả hơn. Thói thường là vậy. Cùng với bụi xây dựng thả ra một cách vô tội vạ, Hà Nội giống như một cái chụp bằng khói và bụi.

Nếu được quan sát từ trên cao vào ban đêm, chắc chắn ánh đèn nội đô sẽ bị che mờ bởi một quầng bụi không bao giờ dứt.Sau những ngày loay hoay với công cuộc sáp nhập để Hà Nội thành ra bây giờ, những người Hà Nội mà tôi yêu mến đang tự mỉa với nhau về danh hiệu Thành phố sạch vừa được bình chọn. Hà Nội mà sạch ư, những khóe miệng chua chát và những gương mặt buồn tự trọng. Hà Nội mà sạch thì ở đâu trong nước này chưa sạch?

Không khó gì cái việc làm cho một thành phố trở nên ngăn nắp, sạch đẹp. Bằng chứng là những nơi gần ta nhất, bạn Tàu bạn Lào bạn Thái, không đâu bụi và rác lấn át con người như ở bên mình. Không gì khó bảo bằng cọng rác và cũng không gì dễ dẹp bằng nó.

Tương tự, hạt bụi vô chính phủ thật nhưng không ai lại để bụi thản nhiên với sức khỏe của người dân như ở Hà Nội. Người ta còn bình luận thêm, rằng nếu các nhà quản lý bất lực với rác và bụi thì chí ít, họ cũng phải biết khước từ danh hiệu Thành phố sạch. Để chi, để cho cả nước biết rằng Hà Nội sẽ sạch, nghĩa là Hà Nội sẽ thay đổi, sẽ phấn đấu và sẽ có được vị thế ấy khi có thể.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Hà Nội, di sản nghìn năm và tốc độ của đời sống hiện đại

    09/02/2015Nguyễn Trương QuýBắt đầu câu chuyện về Hà Nội, người ta thường nghĩ ngay đến kho "di sản gạch ngói" hay là những thứ "văn vật", thời thượng hơn thì dùng từ "văn hoá vật thể" để chỉ những cấu trúc xây dựng của đô thị, trong đó chủ đề phố cổ luôn nóng hổi và dù nghe đã nhàm tai, đã biết quá rõ những gì gọi là đẹp đẽ, những gì trầm kha của một khu phố luôn được nhắc đến hằng đầu trong những nghị quyết về văn hoá xã hội thủ đô hay những hội thảo chuyên đề về Hà Nội, nhưng hình như vẫn chưa ra được đáp số.
  • Bộ mặt Hà Nội dưới bàn tay quy hoạch của người Pháp

    06/12/2009Kim ThiNhiều công trình kiến trúc tại Hà Nội đã được xây mới, hoàn toàn chịu ảnh hưởng của kiến trúc Pháp. Tuy nhiên, khu phố cổ vẫn giữ nguyên những đặc trưng của kiểu nhà truyền thống Việt Nam, hẹp và sâu. Nhìn vào quy hoạch của Pháp, cũng có thể thấy rõ mục đích muốn biến Hà Nội thành trung tâm quân sự và chính trị (trong tương lai), tạo điều kiện cho công cuộc khai thác thuộc địa.
  • Hàng quà ở Hà Nội ngày xưa

    29/07/2009Văn NgọcMỗi lần nhớ lại những hàng quà ngày xưa ở Hà Nội, là tôi lại nhớ lại cả một quãng đời thơ ấu. Nhớ lại những tiếng rao, tiếng động phố phường, mới ngày nào còn gần gũi ... Những tiếng xe cộ lúc sớm mai trên đường phố, những tiếng rao quà trong trưa nắng, những tiếng hát của người xẩm loà lúc phố xá lên đèn, tất cả những âm thanh đó, những hình ảnh đó, đã ghi khắc vào tâm hồn tôi.
  • Nếp sống làng quê giữa lòng phố xá

    03/03/2009Vương Trí NhànTrong khi người Hà Nội chưa đủ sức nâng mình lên, thì dân các vùng nông thôn chung quanh lại như là vẫn muốn kéo Hà Nội xuống, và đây mới thật là chuyện "hai lần thương khó". Có một lẽ công bằng mà không luật pháp nào quy định, song ai cũng thấy phải, ấy là Hà Nội chỉ trở thành đô thị thực thụ nếu nó có thể góp phần giúp cho cuộc sống các vùng chung quanh ngày một ổn định, người dân nông thôn thu nhập khấm khá tới mức nhìn về bà con của mình ở thành thị với con mắt thiện cảm và yên tâm ở lại quê hương "phục vụ" Hà Nội. Nhưng "ốc chưa mang nổi ốc" thì "làm cọc cho rêu" sao được?!
  • Tự nhiên như người Hà Nội

    08/01/2009Nguyễn Trương QuýChẳng rõ có phải vì mang thân là thủ đô tập quyền về đủ mọi mặt từ xưa đến nay (những đứt quãng không nhiều so với toàn cục) mà Hà Nội mặc nhiên được coi như là khuôn vàng thước ngọc cho các giá trị, nhất là văn hoá của đất nước. Cô gái đẹp thì ai cũng đồng ý là đẹp, nhưng được bầu làm hoa hậu thì khốn khổ, sẽ có ngay ý kiến bình luận liệu cô ấy có xứng đáng chưa, hoa hậu thì phải trả lời ứng xử tốt nữa...
  • Mở rộng Hà Nội: Nỗi lo giữ gìn văn hóa thủ đô

    13/05/2008Đan TâmViệc mở rộng Hà Nội cần được tính toán rất kỹ về nhiều mặt và có bước đi thích hợp nhằm thể hiện được thủ đô là tiêu biểu nhất cho chính trị và văn hóa của đất nước
  • Hà Nội ơi!

    25/03/2008Trung Trung ĐỉnhHà Nội ơi, khi nào người được sống bình an thanh lịch như ngàn năm văn hiến, đã từng có nhiều lúc nhiều thời sang trọng nhất trong thiên hạ...
  • Hà Nội nơi mở cửa những đổi mới văn hoá

    08/02/2006Nguyễn Vinh PhúcKhông kể chuyện xa xưa, khi ở đây từng diễn ra sự tiếp xúc và cải biến văn hoá Ấn Độ - Trung Hoa, mà chỉ kể chuyện 100 năm trở lại đây, việc hội nhập rồi phát triển cùng văn hoá thế giới cũng đủ nói lên Hà Nội là nơi mở đầu những đổi mới trong đời sống văn hoá...
  • Hà Nội “bớt” thanh lịch - Đừng đổ hết lỗi cho giới trẻ!

    15/01/2006Trong thời kỳ đổi mới, Hà Nội tiếp nhận nhiều luồng văn hoá khác nhau, thể hiện rõ nét nhất trong lối sống của giới trẻ. Nét thanh lịch của người Hà Nội đang có phần chìm lắng, và đó không phải là lỗi của riêng giới trẻ!
  • Xây dựng văn hóa người Hà Nội

    20/12/2005… Sẽ có nhiều việc phải làm. Bởi rất nhiều nét đẹp, văn hóa Hà Nội còn… lạo xạo những hạt sạn...
  • Hà Nội: Bao giờ “xuất khẩu”... thanh lịch?

    16/10/2005N.M.HàDịch giả Thúy Toàn trích lời một du khách nước ngoài từng đến HN năm 1987, nay quay trở lại: “Người HN bây giờ không thân thiện bằng người HN hồi đó. Phố xá HN hồi đó sạch sẽ và yên tĩnh hơn bây giờ nhiều”...
  • xem toàn bộ