Quốc thể

10:16 CH @ Thứ Bảy - 19 Tháng Mười Hai, 2015
Một nước, khi đã thành lập, khi đã có tổ chức, thường được coi như một người có đủ tư cách, đứng biệt lập, có quyền thống trị trong bờ cõi. Đối ngoại, nghĩa là đối với các nước khác, thì nước ấy có quyền sống, sống độc lập và tự chủ. Đối với trong, nghĩa là đối với người trong nước, thì quyền thống trị kia là quyền sống của nước đứng trên quyền sống của mọi người trong nước.
Quyền thống trị ấy, là quyền chung của hết thảy mọi người trong nước, chứ không phải của riêng ai, lẽ ấy theo lý có vẻ đương nhiên lắm. Nhưng quyền ấy phát biểu ra thế nào? Ấy chính vì sự phát biểu ấy mà mỗi nước có thể có một quốc thể riêng.

Khi nào quyền thống trị ấy thu cả vào trong tay một người, là ta đứng trước một nước quân chủ. Nếu quyền ấy ở trong tay một giai cấp ít người, thì nước là một nước theo chính thể quyền quý. Còn khi nào quyền thống trị ở trong tay cả toàn thể dân chúng, thì đó là một nước dân chủ.

Một nước quân chủ có thể ở dưới chế độ chuyên chế. Nghĩa là vua giữ hết cả các chính quyền, độc đoán quyết định. Lúc ấy thường vua viện thuyết thiên mệnh ra để tự coi mình là chúa tể trong nước. Quốc gia, tức là ta đây, vua Louis XIV bên Pháp đã nói vậy. Còn ở bên Á Đông, vua chúa ngày xưa thường nêu lên câu: ‘’Thay trời trị dân’’ thật cũng không khác gì các vị đế vương Pháp cả.

Vua Pháp Louis XIV

Nhưng cũng có khi chính thể quân chủ không chuyên chế quá quắt đến bực ấy. Có khi vua cũng tự biết mình không phải là con trời mà chỉ là người được cả nước ủy cho cái quyền thống trị lón lao. Những lúc ấy, chế độ quân chủ không còn là chuyên chế nữa. Là vì vua đã chia quyền chính hoặc với một số ít hoặc với toàn thể dân chúng. Và chế độ ấy sẽ trở nên chế độ quân chủ lập hiến, khi nào có một hiến pháp định rõ quyền hạn của vua và của thần dân.

Trong một nước theo chính thể quyền quý, một giai cấp ít người chia cầm quyền chính. Thường thường, là những con cháu giòng giõi một vài quý tộc nắm lấy quyền thống trị, nhưng cũng có một đôi khi là những người giàu có, những người cao tuổi, hay là những kẻ giáo đồ. Trong chính thể này, quyền lập pháp thường là quyền chung cho cả giai cấp quyền quý, còn quyền hành pháp thì giao cho một vài người thay mặt cả giai cấp.

Sau cùng là chính thể dân chủ. Trong chính thể ấy, quyền thống trị là quyền của dân. Nhưng dân là gì? Câu hỏi mới thoạt nghe có vẻ giản dị nhưng thực ra là rất khó trả lời. Nếu dân chúng là toàn thể xã hội và nếu ai nấy đều có quyền dự vào đời công, thì dân, tức là hết thảy mọi người trong nước, đàn ông cũng như đàn bà, người lớn cũng như trẻ con, người giàu cũng như người nghèo, người tài giỏi cũng như kẻ ngu dốt, người có đức hạnh cũng như kẻ phạm tội.

Nhưng nếu ai nấy đều dự vào đời sống của nước, không phải là ai nấy đều dự vào một phần bằng nhau. Kẻ có tài trí giúp xã hội được nhiều hơn kẻ ngu đần, người chăm làm có lợi cho xã hội hơn người lười biếng. Vậy một chính thể quả là dân chủ ắt phải ý đến những sự khác nhau ấy.

Ở đây mới thấy bắt đầu khó khăn. Ai nấy đều công nhận rằng cần phải nhận biết người lớn, trẻ con, người lương thiện với kẻ bất thiện, và thường là bằng lòng không muốn cho dự vào việc công con trẻ, vì chưa đủ tư cách, và kẻ bất thiện, vì đã phạm tội. Nhưng đến tuổi nào thì trẻ con biến thành người lớn? Phạm tội gì thì không được dự vào việc công? Kẻ phạm tội với người lương thiện, lắm khi cũng rất khó phân biệt; còn con trẻ, có đứa tính khôn hơn nhiều người lớn. Lại còn đàn bà có nên cho dự vào việc công hay không? Đó cũng là một điều khó giải quyết. Hiện giờ, đối với vấn đề ấy, người ta thường nghĩ rằng tất cả mọi người trong nước đã đến tuổi trưởng thành và không bị tội nặng đều được dự vào chính quyền.

Chính quyền ấy dân hoặc thân ra cầm lấy hoặc bầu lấy người thay mặt thi hành. Nên Thụy sĩ, trong một vài tổng, tất cả dân hàng tổng đều họp lại để quyết để quyết định về một vấn đề quan trọng; và ngày xưa, ở bên Hi lạp, một vài nước nhỏ cũng dùng cái lối ấy. Nhưng bây giờ, lối ấy hầu như bị bỏ dần, vì người ta thấy nó bất tiện: ở các nước rất nhỏ còn có thể được, chứ ở một nước có vài triệu người thì không sao hội họp toàn thể dân chúng để bàn bạc được. Vì vậy nên mới sinh ra chế độ đại biểu: Dân bầu lên một số người thay mặt mình để làm việc công. Chế độ này khởi thủy ở nước Anh rồi lan dần ra khắp Âu châu. Những đại biểu ấy thường họp lại thành Nghị viện để quyết định những việc quan hệ, còn thì bầu lấy một số ít người để cầm quyền hành chính: đó là chế độ nghị viện.

Chế độ nghị viện không phải là bắt buộc ở trong một nước cộng hòa. Nhiều khi chế độ ấy ở một nước quân chủ: thí dụ như nước Anh, nước Thụy-điển, nước Na-uy. Trong những nước ấy, vua không dự vào chính phủ, quyền định đoạt là do ở nghị viện; vua đứng trên mọi phái đảng; và cầm cân nảy mực cho đại đa số khỏi nén thiểu số và cho thiểu số khỏi chống lại đa số một cách bất hợp pháp. Nhưng nước quân chủ theo chủ nghĩa dân chủ là một sự hiếm; thường thì là những nước cộng hòa như nước Pháp.

Trong ba quốc thể kể trên, quốc thể nào có giá trị hơn? Đó là một câu hỏi thuộc về chính trị mà mỗi đảng phái trả lời một cách khác hẳn nhau. Tuy nhiên, có một điều ta có thể nhận thấy trong thực tế, là thể quân chủ chuyên chế nay không còn ở trên mặt đất nữa. Cái thuyết coi vua chúa như những vị siêu đẳng thần, trời đày xuống trần để cai trị muôn dân, không ai còn dám bênh vực nữa; nó bị xua đuổi như những sự mê tín vô lý khác. Một điều nữa, là các nước hiện giờ đều thiên về thể dân chủ, cả những nước độc tài như Đức Ý, đều hết sức tìm cách tỏ cho người ngoài biết là chính phủ được lòng tín nhiệm của đại đa số nhân dân trong nước. Còn những nước quân chủ, thì nhiều nước không còn có gì phân biệt với nước dân chủ nữa, ngoài một ông vua không còn giữ lại một mảy quyền gì của các vua chúa đời xưa.
Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mười Điều của Tinh thần Quốc Gia

    19/12/2019Nguyễn Tất ThịnhTôi hay đọc, tìm hiểu về các Quốc gia và quan sát những nơi đã đến, để chiêm nghiệm về quá trình lịch sử hướng tới văn minh ở đó. Tôi muốn tổng kết lại những điều dưới đây như một thực tế đã nhìn thấy, cũng như bộc lộ sự khao khát về xã hội tươi đẹp của mình. Mười Điều bao gồm từ chính trị, đến làm ăn, cách sống của một Đất nước, trong đó từng người ở vị trí của họ...
  • Giáo sư không phải "giá trị quốc gia"

    28/03/2018GS Hoàng TụyGS, PGS là 1 nhiệm vụ ở cơ sở ĐH cụ thể, chứ đâu phải "giá trị quốc gia" đến mức phải để Bộ trưởng GD-ĐT bổ nhiệm?". GS Hoàng Tụy thất vọng khi cầm trên tay bản quy định mới về tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm GS, PGS ban hành ngày 31/12/2008. Trao đổi với VietNamNet, ông cho rằng đây là "cải tiến nửa vời, có nhiều điều không hợp lý, không hiệu quả".
  • Sự thịnh vượng và nghèo khó của các quốc gia

    14/10/2016Thành công thật sự không bao giờ là một sự tình cờ. người thành công có một văn hóa tiến bộ kết hợp sự ham học và vận dụng liên tục...
  • Tản mạn về quốc gia và chính khách mẫu mực

    26/10/2015Bùi Quang MinhKhông phải một thành tích tốt là có từ bổng lộc hay gia sản nhiều, nhưng bổng lộc/gia sản đã nhiều thì chúng ta phải mong chờ thành tích tốt nhất... bởi đất nước ta còn rất nghèo. Xin được cung cấp vài nét sơ qua về cuộc sống của một vị chính khách và ở một quốc gia trên thế giới hiện nay...
  • Phiếm bàn về trình độ của mỗi quốc gia

    01/10/2015Nguyễn Tất ThịnhTôi cho rằng, trình độ của mỗi Quốc gia phụ thuộc vào Ba yếu tố cơ bản : ( Dân Trí + Chính trị + Giá trị văn hóa Dân tộc ) đạt đến đâu trong mặt bằng Văn minh Nhân loại và có khả năng mạnh hay yếu để đưa con Tàu Quốc Gia tiếp tục phát triển như thế nào.
  • Quốc gia thức tỉnh

    07/03/2015Nguyễn Tất ThịnhNhân dân cam phận hạng ba không thể có một Quốc gia hạng hai, may lắm chỉ có giới lãnh đạo đồng hạng, như thế thì Quốc gia dần tụt hạng tư…Chỉ cần Nhân dân vươn tầm đứng dậy !!! Thế mà đã có một lần ngày xưa sinh ra Thánh Gióng đấy !!!
  • Các quốc gia đều tránh va chạm với Trung Quốc

    25/09/2014Nhật Nam (Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ)Tất cả các quốc gia vừa phải, thậm chí các quốc gia lớn cũng đều tránh va chạm với Trung Quốc. Không phải là người ta sợ Trung Quốc, nhưng người ta tránh va chạm với Trung Quốc để tránh những rắc rối không cần thiết. Việt Nam cũng vậy, những chữ trong tuyên bố của chúng ta cũng rất bình tĩnh...
  • Lãnh đạo Quốc gia

    20/09/2014Nguyễn Tất Thịnh'Nhân kiệt như Sao buổi sớm' nghĩa là luôn có! Vấn đề là Xã hội có thể phát hiện ? Nhân dân có quyền bình chọn? Nền chính trị có tầm định vị được họ vào chỗ xứng đáng? Sau đó mới trở thành 'Lãnh đạo xuất sắc' được! Cho dù có thể một Ngôi Sao nào đó lao thẳng vào Trái Đất gây nên những 'biến động' to lớn với Quốc gia, thậm chí tầm Thế giới! Sao như thế thường là Nhân vật siêu thường , hoặc Thánh nhân! Nếu có thế sẽ luôn gây ra thiệt hại lắm thay!
  • Dân tộc hào vượng, Quốc gia hùng cường

    12/08/2014Nguyễn Tất ThịnhChúng ta không muốn tự hào vì thế kỷ nào cũng có chiến thắng trong chiến tranh ! Chiến tranh xảy ra nhân dân luôn là bị thua thiệt nặng nề, dai dẳng và dính nhiều di căn nhất ! Chúng ta học hỏi cách không để xảy ra chiến tranh không phải bằng tâm lý chấp nhận kẻ bạo cường, cam phận đội vòng kim cô ma mị , mong tồn tại trong thân phận thấp hèn, bị khinh rẻ trong thế giới văn minh. Đó chính là phải KHAI TÂM, PHÁT LỰC, TẠO THẾ, MỞ ĐẠO cho từng người Dân...
  • Quản trị Quốc gia - Một việc của toàn dân

    23/06/2014PSG, TS Phạm Duy NghĩaQuốc gia được quản trị không chỉ bởi Chính phủ. Muốn phòng và chống tham nhũng, làm sạch và mạnh bộ máy nhà nước, chí ít cần tới sự tham gia của một nền kinh tế với các công ty minh bạch, một giới báo chí có trách nhiệm định hướng dư luận và ngàn vạn hiệp hội dân sự giúp người dân nhận biết và học cách bảo vệ lợi quyền. Sau hai thập kỷ đổi mới Việt Nam đã đi qua luật chơi mới giữa bốn tác nhân: Nhà nước, Thị trường, Báo chí và Xã hội dân sự...
  • Tùy bút về ‘Số Lớn’ của quần chúng Nhân dân

    30/05/2014Nguyễn Tất ThịnhQuần chúng Nhân dân chính là Số Lớn Vĩ đại ! Bất cứ điều nào muốn trở thành Lớn Lao, có giá trị với thời gian phải đi được vào Số Lớn, được Số Lớn chấp nhận, cộng hưởng… Ai thuyết phục được Nhân dân, người đó đã chứa trong mình chất ‘chính nhân quân tử’ , có lực lượng để làm chuyện Lớn. Bằng không anh có thể đang là Lớn sẽ bị sự định vị lại của Nhân dân nghiền nát thành cám lợn!
  • "Tại sao các quốc gia thất bại" dưới đánh giá của Bill Gates

    04/08/2013Theo Bill Gates, khi viết bài phê bình về cuốn sách nào đó, ông thường khen hơn là chê. Riêng với "Tại sao các quốc giá thất bại" lại là trường hợp ngoại lệ. Dưới đây là bài viết của Bill Gates về cuốn sách này...
  • Chữa chứng bệnh "không biết hợp quần"

    21/02/2012Phan Bội Châu (1927)Các chứng bệnh như trên kia là các chứng bệnh cá nhân. Bây giờ lại kể một chúng bệnh như sau này là bệnh chung về đoàn thể. Người ngoại quốc thường khinh bỉ người nước ta, có một câu rằng: "Không có một đoàn thể nào từ ba người trở lên"...
  • Bàn về tính hợp quần xã hội

    02/02/2011Nguyễn Văn TrọngTriết gia Nga S.L Frank là người đã đưa ra khái niệm “tính hợp quần”(sobornost) như là cơ sở tinh thần của xã hội. Theo ông thì tính hợp quần nằm trong bản chất xã hội của con người vì con người không chỉ là cái “tôi” đối lập với cái “ không phải tôi” như thế giới khách thể. Con người còn có đại từ ngôi thứ hai “anh, chị”, “các anh/ các chị” để chỉ những thực tế mà cái “tôi” xem là đồng đẳng với mình và hợp nhất với mình trong đại từ “chúng ta”...
  • Lãnh tụ Đảng nhiều thế hệ xa rời quần chúng, vô nguyên tắc, bất tài

    01/09/2010Đối với một Đảng cầm quyền, khi người bảo vệ hàng đầu cho các nguyên
    tắc mà nó dựa vào để sinh tồn và phát triển lại biến thành người đi đầu
    phá hoại các nguyên tắc đó, nếu không bị ngăn chặn kịp thời, chính đảng
    ấy sẽ đi đến vực thẳm của thảm họa...
  • xem toàn bộ