Tình trạng hôn nhân
Thưa tiến sĩ Adler,
Hôn nhân dường như có tính bền vững khác thường như một thiết chế của con người, bất chấp mọi sức ép và tình trạng căng thẳng mà nó phải chịu từ xã hội hiện tại của chúng ta. Có cái gì về chính bản chất của hôn nhân giải thích cho điều này không? Những xã hội trước đây có xem hôn nhân là thiết yếu đối với việchoàn thiện cuộc sống, và xem tình trạng độc thân là khác thường? Những xã hội đó có gắn tình yêu với hôn nhân như chúng ta không?
J.M.
J.M. thân mến,
Người cổ đại và người sơ khai xem hôn nhân, như sự sinh ra và sự chết, là một trong những khoảnh khắc quyết định của đời người. Do đó nó được các nghi thức tôn giáo trang nghiêm nhất chăm lo, để đánh dấu “bước nhảy” quan trọng liên quan đến sự chuyển tiếp từ tình trạng độc thân đến tình trạng vợ chồng. Qua sự kết hôn được thừa nhận một cách trọng thể, cá nhân được trao quyền tạo dựng một cộng đồng nhỏ của gia đình và theo đó, tham gia tích cực vào việc duy trì cộng đồng to lớn của nòi giống.
Chúng ta thích nghĩ rằng chúng ta dửng dưng hơn về hôn nhân, và không bị ảnh hưởng bởi bất cứ cảm giác sợ hãi nào trước cái gọi là viễn cảnh của “một cuộc sống mới”. Nhưng hình ảnh chú rể bồn chồn và e sợ dường như vẫn còn trước mắt chúng ta, và những lời nói đùa của chúng ta về các lễ cưới và về hôn nhân nói chung có thể ngụ ý điều gì đó của sự nhận biết đầy lo âu về sự thay đổi mạnh mẽ được nói tới. Có lẽ hôn nhân, cũng như thời thanh niên, có thể bị biến thành một cái gì máy móc trong xã hội hiện đại, nhưng bản tính con người có thể cho thấy nó ngang ngạnh trước một biến đổi như vậy.
Trong những căn nguyên được tôn sùng của truyền thống tôn giáo của chúng ta, sự hợp nhất của người đàn ông và người đàn bà được coi là căn bản cho việc đạt được tính nhân bản trọn vẹn cũng như cho việc tiếp tục nòi giống người. “Thiên Chúa tạo ra họ có nam có nữ; và ban phước cho họ, và gọi tên họ là Adam (Con người) vào ngày họ được tạo ra.” Sự liên kết ý tưởng nền tảng này với lời dạy phải sinh sôi nảy nở được hiểu theo truyền thống là ngụ ý một mệnh lệnh thần thánh đối với việc hôn nhân. Đó là giáo lệnh đầu tiên của Thượng Đế đối với con người.
Trong đạo Do Thái cổ, không lập gia đình bị coi là khác thường và sai trái. “Một người không lập gia đình không phải là người trong ý nghĩa trọn vẹn,” Sách Talmud(1)nói. Một quan niệm tương tự thịnh hành tại Hy Lạp và La Mã cổ đại, là những nơi mà việc chưa lập gia đình được coi là sự lăng mạ nghịch đạo đối với các vị thần gia đình. Hơn nữa, sống độc thân dường như bị luật cấm đoán hoặc phải chịu những hình phạt nào đó ở La Mã cổ đại, ở Sparta(2)và các thị quốc(3)Hy Lạp khác. Quan niệm cổ xưa đó muốn nói rằng cá nhân không có quyền ngăn cản sự truyền lưu gia đình và đời sống chủng tộc được trao vào tay anh ta.
Ngày nay thật khó để chúng ta nắm bắt được quan niệm tập thể và công xã đối với hôn nhân này. Chúng ta có khuynh hướng nghĩ về nó gần như hoàn toàn là sự lựa chọn, sự ưa thích và quyết định cá nhân, là sự đồng thuận riêng tư giữa những cá nhân hơn là một biến cố long trọng liên can đến toàn thể cộng đồng. Và, trên hết, chúng ta liên kết nó với tình yêu lãng mạn, đúng như lời một ca khúc nổi tiếng “tình yêu và hôn nhân đi cùng nhau như con ngựa và cỗ xe ngựa.”
Việc tình yêu lãng mạn thường sẽ được hoàn thiện trong phạm vi quan hệ hôn nhân là ý tưởng tương đối gần đây trong xã hội Tây phương, một ý tưởng đã trở nên phổ biến chỉ trong những thế kỷ qua. Chắc chắn nó sẽ làm kinh ngạc những người Hy Lạp và La Mã cổ đại, họ hoặc là không coi sự hoàn thiện như thế là mối quan tâm chính của đời mình, hoặc tìm kiếm nó bên ngoài hôn nhân.
Hegel, triết gia Đức xử lý mọi vấn đề một cách hệ thống, đã cho chúng ta một cái nhìn hệ thống về tình yêu và hôn nhân. Theo đó, sự hợp nhất tự nhiên của người nam và người nữ để tiếp tục nòi giống có được phẩm chất đạo đức của hôn nhân khi nó dựa trên sự bằng lòng tự nguyện của hai bên và lên đến tột bậc “trong tình yêu, sự tin cậy và chung tay của họ trong toàn bộ cuộc sống như những cá thể.” Nhưng hôn nhân đòi hỏi một điều gì đó rộng hơn sự hoàn thiện cá nhân, vì nó là bước đầu tiên trong việc tạo ra một gia đình, hình thái nguyên thủy của cộng đồng nhân loại, điều đó được hoàn thiện sau cùng trong xã hội lớn hơn của nhà nước.”
Hegel liên kết giao ước đạo đức trọng yếu của hôn nhân với cái mà ông gọi là “tình yêu hợp đạo đức-pháp luật”, tương phản với cảm giác, dục vọng, lợi ích chủ quan đơn thuần mà chúng ta thường gọi là “tình yêu”. Do đó ông xem lễ cưới theo nghi thức, một yếu tố không thể thiếu được của hôn nhân thực thụ, như một sự thừa nhận cần thiết của xã hội, không phải chỉ như một thủ tục không cần thiết.
(1)Talmud: Sách Luật của người Do Thái gồm những văn bản cổ về luật và truyềnthống Do Thái.
(2)Sparta: một thị quốc của Hy Lạp cổ đại.
(3)Thị quốc (city-state): một quốc gia độc lập gồm có một thành phố có chủquyền và vùng phụ cận.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc Hiếu“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuBa yếu tố làm nên thành công của doanh nhân
29/07/2005Nguyễn Trần Bạt