Phát kiến của Engen về sự hình thành tiếng nói của loài người và chiếc chìa khóa của việc dạy tiếng

06:18 CH @ Thứ Bảy - 12 Tháng Tám, 2006

Lần đầu tiên trong lịch sử tư tưởng nhân loại, đưa vào thành tựu của nhiều khoa học, với trí tuệ bác học, Engen đã miêu tả, lý giải, luận chứng được một cách đúng đắn nhất sự hình thành con người, một sinh vật xã hội khác về chất vớitổ tiên của nó là loài vượn trong tác phẩm hết sức nổi tiếng: Vai trò của lao động trong quá trình vượn biến thành người.

Chính trong tác phẩm này, phát kiến của Engen về sự hình thành tiếng nói của loài người có một giá trị lý luận và thực tiễn vô cùng quan trọng trong việc dạy tiếng - tiếng mẹ đẻ cũng như tiếng nước ngoài. Phát kiến này đem lại cho khoa học dạy tiếng chiếcchìa khoáđể giải quyết những vấn để cơ bản của mình trong quá trình phát triển. Một giá trị như thế từ tác phẩm kinh điển có khi ta chưa thấy hết, thậm chí lãng quên. Bài viết này muốn đưa ra một số ý kiến về giá trị đó.

Sau khi đã nêu lên đầy đủ lý lẽ vững chắc về sự xuất hiện tiếng nói ở con người nguyên thuỷ, Engen viết: "Tóm lại con người đang hình thành ấy đã đi đến chỗ thấy cần thiết phải nói với nhau cái gì đó). Con người có được tiếng nói, bởi vì nó có những điều phải nói với nhau. Ở đây, lời văn của Engen giản dị, bình thường, nhưng giá trị nội dung tư tưởng của nó rất lớn. Con người nguyên thuỷ, cùng với việc khám phá, nhận thức thế giới tự nhiên, xã hội và bản thân mình để sống và lao động đã buộc phải có một phương tiện cao hơn, khác hẳn về chất với tín hiệu của tất cả các động vật khác để trao đổi thông tin, tích luỹ kinh nghiệm. Phương tiện đó phải là tiếng nói, kết quả của một sức kích thích về lượng thông tin ngày một phong phú và phức tạp của một nhu cầu hoạt động rất đặc thù của sinh vật xã hội là lao động. Lao động, dù là lao động thô sơ nhất, cũng là hoạt động có công cụ, có đối tượng nhất định, có sự hình dung trước kết quả trong đầu óc của chủ thể, có sự chờ đón kết quả với sự theo dõi những biến đổi của sự vật, hiện tượng theo quy luật. Lao động của con người là hoạt động có tính xã hội. Xã hội, dù là xã hội với những mối quan hệ còn đơn sơ nhất, cũng khác hẳn với quan hệ bầy đàn của động vật. Một thế giới sự vật, hiện tượng của lao động xã hội như vậy luôn luôn cần được khám phá, nhận thức. Cái mới luôn lộ ra trước mắt người nguyên thuỷ và trở thành hiểu biết và kinh nghiệm của họ.Đó là những thông tin quý giá và phong phú tới mức đòi hỏi phải có một cái vỏ vật chất chứa đựng, để trao đổi giữa các chủ thể hoạt động, và tất nhiên, đó cũng là cái cần được lưu giữ lại trong đầu óc mỗi cá nhân.

Như vậy, tiếng nói của con ngườiđã ra đời khôngđơn giảnlà do mộtnhu cầu giao tiếpbình thường như một số người thường nghĩ. Tất cả các động vật, nhất là các động vật chuyên sống thành bầy đàn đều có nhu cầu giao tiếp với đồng loại. Nhưng chúng đã hài lòng với những gì mà tạo hoá đã cho chúng để làm việc đó, vì lượng thông tin có trong chúng bao giờ cũng chỉ cần đến vậy. ở chúng không có những thông tin mới về chất thường xuyên kích thích chúng tìm phương tiện biểu đạt tương ứng. Đến đây, chắc có người nghĩ, động vật không có được cơ quan cấu âm để tạo ngôn ngữ khúc chiết, nên mới chịu thua kém con người về phương tiện trao đổi thông tin. Có đúng vậy không? Không đúng. Con vẹt, con iểng, con sáo được luyện tập có thể phát ra được tiếng nói của loài người, nhưng chẳng bao giờ có ngôn ngữ theo đúng nghĩa của từ này, chỉ vì, chúng thiếu sức kích thích của thông tin cần được tích luỹ, thiếu nhu cầu đặc thù từ hoạt động lao động.

Đứa trẻ sinh ra nhanh chóng, dễ dàng nắm được ngôn ngữ của xã hội, vì cạnh người lớn, thế giới văn hoá vật chất và tinh thần phong phú luôn mở ra trước trí tuệ và tâm hồn nó, kích thích nó khám phá, nhận thức để sống và phát triển.Vì vậy, ởcác lứa tuổi trẻ em, ta thấy, về đại thể sự phát triển ngôn ngữ, nói chung đã gắn liền với sư phát triển của nhận thức (tức của năn lực trí tuệ và khối lượng tri thức). Tất nhiên, trong từng bước đi của hai quá trình ấy có lúc có sự so le ít nhiều , một sự so le của hai quá trình tâm lý liên hệ, thúc đẩy lẫn nhau. Một điển hình của sự so le đó là có một giai đoạn trẻ học nói, trẻ lặp lại những từ mà trẻ chẳng hiểu theo nghĩa của người lớn, thậm chí cả nhận từ mà nó chẳng hiểu gì cả. Đó chỉ là một bước ngắn chuẩn bị thêm cái vỏ vật chất âm thanh cho ngôn ngữ ở bước tiếp theo.

Thực tiễn sáng tác văn học cũng thừa nhận rằng, sự thành công của tác phẩm, trong đó có sự thành công về mặt ngôn ngữ, được quyết định bởi lượng thông tin về cuộc sống mà người nghệ sĩ muốn chuyển tới bạn đọc. Hiển nhiên là bất cứ ngườinghệ sĩ nào có trách nhiệm và lương tâm trước xã hội cũng muốn thể hiện lý tưởng thẩm mỹ của mình, cũng muốn giao tiếp với công chúng bằng tác phẩm có chết lượng cao, trong đó có chất lượng ngôn ngữ, nhưng chỉ những ai có vốn sông phong phú, có tri thức dồi dào, có tư tưởng mới, có tình cảm sâu nặng với đời được dồn nén đến mức không nói ra bằng nghệ thuật không chịu nổi, thì mới đẻ ra được tác phẩm hay. Hơn thế, điều muốn nói ra ấy, nếu do người cầm bút khám phá, thể nghiệm, thì sức kích thích sự ra đời của đứa con tinh thần càng mạnh mẽ.Nói tóm lại, phải cớ điều để nói, để viết, thì sự cầnnói, cần viết, tức nhu cầu giao tiếp mới có nội dung đích thựck, mới có nhiều sức mạnh đánh thức tiềm năng ngôn ngữ. Nhiều nghệ sĩ cũng đã từng tự khẳng định rằng, ý và lờiđẹp nhất đã đến với mình tới mức không ngờ nhờ sự ấp ủ của ý tưởng, sự dâng đầy của cảm xúc trước nhiều thông tin được chờ đón từ cuộc sống.

Mỗi người bình thường trong chúng ta cũng đã từng nhiều lần cầm bút làm nhà làm nhà nghệ sĩ cho chính mình, cho những người thân hẳn cũng đều thể nghiệm được rằng, sự thành công trong việc khai thác tiềm năng ngôn ngữ ở mình, trước hết, là nhờ cái trạng thái dồn nén, đầy ắp những điều muốn được thổ lộ. Mặt khác, chúng ta cũng dễ dàng chấp nhận một sự thật: tâm trí chúng ta sẵn sàng nắm bắt những lời nói, câu thơ, đoạn văn hay chứa đựng những tư tưởng, tình cảm kích thích nhiều vào trí tuệ và tâm hồn mình. Nói một cách chung nhất, đó là sự thể hiện vai trò của nội dung thông tin đối với năng lực ghi nhớ văn bản ở con người. Điều đó cũng có nghĩa là chính nội dung thông tin giàu ý nghĩa, chất chứa nhiều điều cần ghi nhớ để vận dụng nhiều trong cuộc sống, để làm vốn từ văn hoá chung được chuyển tải trong một nghệ thuật biểu đạt tương ứng bao giờ cũng dễ làm tăng vốn từ vựng, dễ làm hình thành phát triển những thao tác vận dụng ngôn ngữ từ cách đặt một kiểu câu đến việc làm quen với những biện pháp tu từ ở những con người đang muốn trau dồi công cụ tâm lý đặc biệt cho mình. Hiện tượng này đã được tâm lý họcchứng minh bằng thực nghiệm và đã được giải thích rằng đó là ảnh hưởng của tư duy có xúc cảm từ phía nội dung văn bản. Ở đây, trí nhớ ngữ liệu đã không phải làm việc đơn độc, mà đã được sự hỗ trợ tích cực của nhiều quá trình tâm lý khác.

Trong việc dạy học ngoại ngữ, phát kiến của Engen về sự hình thành tiếng nói ở con người cũng có giá trị chỉ đạo cho chiến lược hành động. Người học tiếng, dù là người học ở trình độ ban đầu, cũng cảm nhận được rằng, nếu bài khoá nếu chuyển tải được cùng một lúc thì hai loại lượng thông tin là ngữ liệu và văn hoá chung của thời đại (tức những điều cần cho cuộc sống văn minh), thì hứng thú hơn và do đó thích ghi nhớ nó hơn. Thừa nhận ảnh hưởng của thông tin nội dung văn bản đối với việc nắm vững ngữ liệu, nhiều tác giả sách giáo khoa dạy tiếng đã cố gắng đưa vào trang sách của mình những câu chuyện vui, câu đố, những ca dao, tục ngữ, những danh ngôn làm bài khoá phụ dưới những bài khoá chính hầu như chỉ làm một chức năng duy nhất là dạy chữ. Cái đó vừa ghi nhận sự thông minh và cố gắng của chuyên gia dạy tiếng, vừa bộc lộ cái hạn chế và bất lực của khoa học dạy ngoại ngữ hiện nay: thông minh và cố gắng vì đã làm thêm được một việc hợp với quy luật của sự hình thành và phát triển ngôn ngư mới, hạn chế và bất lực vì còn để cho bài khoá chính nghèo nàn về thông tin nội đung văn hoá chung của thời đại, nhất là khi xét thông tin này trong tính hệ thống và với yêu cầu thiết thực mà đề cao. Hạn chế này chỉ được vượt qua khi tác giả của sách giáo khoa học tiếng là lực lượng hợp tác lực tiếp tayđôi giữa chuyên gia ngoại ngữ với các nhà khoa học và các nghệ sĩ lớn của thời đại. Sự xuất hiện một lực lượng viết sách giáo khoa thực hành như thế, ngay cả sách cho người mới bắt đầu học, chắc chắn sẽ là một sự mở đấu cho một cuộc cách mạng trong dạy học ngoại ngữ, một cuộc cách mạng chỉ có thể có khi các nhà khoa học thực sự nhận ra chân lý lớn trong phát kiến củaEngen về sự hình thành tiếng nói ở con người nguyên thuỷ đến mức nhận ra chiếc chìa khoá trong việc làm mới của mình.

Tất cả những điều chúng tôi vừa trình bày trên đây đều nhằm đi đến một nhận thức sâu sắc rằng, sự hình thành và phát triển tiếng nói ở chủng loại cũng như ở cá thể, sự nắm vững tiếng mẹ đẻ cũng như tiếng nước ngoài chưa bao giờ nằm ngoài sự thúc đẩy mạnhmẽ của nhu cầu đích thực biểu đạt những thông tinmới, những hiểu biết mớiở chủ thể.

Bởi thế, ý nghĩa thực tiễn lớn lao được rút ra từ đây là những giờ học tiếng cùng với việc cung cấp thông tin ngữ liệu, rèn luyện kỹ năng hoạt động lời nói, phải đem đến cho người học, nhất là người lớn, một lượng tri thức cần thiết cho cuộc sống (tất nhiên trong đó có tri thức văn học). Lượng tri thức ấy chính là văn hoá chung của thời đại, bởi vì, nó không chỉ sống trên trang sách giáo khoa học tiếng, đầu ngòi bút, trong đầu óc người học, mà nó thường xuyên có mặt trong đời sống hàng ngày, nó đáp ứng chính những nhu cầu thiết yếu của con người như ăn, mặc, ở, đi lại, học tập, lao động, giao tiếp, vui chơi giải trí... trong chức năng chỉ dẫn cho bọ thoả mãn các nhu cầu đó sao cho văn minh nhất, đẹp nhất.

Đối với mọi người, ngay cả đối với những người có trình độ học vấn cao, lượng tri thức trở thành văn hoá chung ấy luôn rất cần thiết, cần được bổ sung theo thời gian. Đó là lượng thông tin mới mà nhà trườngphổ thông của bấtcứ dân tộcnào, dù hoàn thiện đến đâu vì nhiềulẽtất yếu, cũng không kịp cung cấp đầyđủ được còn các bậc học cao hơn củabấtcứ nước nào,dù cố gắng đến mấy, vìnhững nhiệm vụ nặngnề đang phải thực hiện của nó, cũng không thể đáp ứng nổi.Nhờ thế, cuốn sách giáo khoa thực hành ngoại ngữ, ngay cả cuốn sách cho trình độ ban đầu, lần đầu tiên trong lịch sử của mình, được đối xử vừa như một tài liệu dạy tiếng, vừa như mộttài liệu khoa học độc đáo với diện mạo riêng.

Công cụ mới đòi hỏi phương pháp sử dụng mới, hệ thống thao tác vận hành mới. Cũng như vậy, cuốn sách giáo khoa thực hành dạy tiếng mới đòi hỏi phương pháp dạy học mới.

Xuất phát từ sự nhận thức sâu sức phát kiến của Engen về sự hình thành tiếng nói ở người nguyên thuỷ, vận dụng tư tưởng đó vào việc dạy tiếng, chúng ta đong đầy nén chặt lượng thông tin văn hoá chung của thời đại vào các bài khoá dạy tiếng, nhất là dạy tiếng nước ngoài cho người lớn, theo nhưng hệ thống nhất định. Nhờ thế đường hướng giao tiếp, linh hồn của phương pháp dạy ngoại ngữ sẽ có thêm sức sống mới.

Đất nước ta đang trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xu thế hội nhập của các dân tộc đang dâng lên, nhiều đỉnh cao văn minh, nhiều nền văn hoá của thời đại đang vẫy gọi mọi người. Học vấn ngoại ngữ vốn là điều cần thiết, nay trở thành cấp thiết đối với không ít người. Việc học tiếng ấy có sự lồng vào trong đó cả việc nắm văn hoá chung của thời đại vì lợi ích của chính bản thân việc học tiếng. Trước một hiện thực mới mẻ như vậy, chúng ta có thể hình dung được những gì nữa hết sức tốt đẹp trong sự nghiệp lịch sử vĩ đại nâng mặt bằng và tôn đỉnh cao dân trí của dân tộc chúng ta?

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sách để bày và sách để đọc

    27/04/2018Phạm Văn TìnhTặng sách là một hành vi văn hoá rất đáng trân trọng và nên khuyến khích. Vì sách là sản phẩm của tri thức, của trí tuệ... được văn bản hoá, lưu truyền mãi mãi. Nhưng như lời nhà văn Anh Bernard Shaw đã nói: "Thường thì sách tặng người ta ít đọc". Phải chăng là không bỏ tiền ra mua thì người ta không thấy quý sách và không thích đọc nó hay sao?
  • Tháp Babel và sự hỗn loạn về ngôn ngữ

    22/12/2015N.B (theo History)Sách Sáng thế, cuốn đầu tiên trong Kinh Cựu ước, có nói đến tháp Babel khi kể về thuở hồng hoang của thế giới loài người. Cuốn sách giải thích vì sao loài người lại nói nhiều ngôn ngữ khác nhau...
  • Tôi nghi ngờ ông Hegel

    07/11/2014Thảo Hảo (Phan Thị Vàng Anh)Tôi được người bạn tặng cho bộ Mỹ Học (2 tập) của Heghen. Tuy nhiên thỉnh thoảng tôi có mở ra rồi đóng lại ngay, vì thấy khó hiểu, đọc cả một trang mất một lúc, nhưng nếu ai nói tóm tắt lại thì không tóm tắt được, nhất là hiểu được Triết qua... bản dịch tiếng Việt. Triết khó vì cái gì?
  • Suy ngẫm và Tự luận

    13/11/2010GS. Nguyễn Văn Hạnh... Người Việt Nam không chỉ hôm qua mà cả hôm nay nữa đã gửi vào văn chương cả kinh nghiệm sống, cả tình yêu và khát vọng, cả đạo đức, triết học và tín ngưỡng của mình. Cho nên, muốn biết cha ông ta đã sống như thế nào, đã nhắn gửi gì cho các thế hệ tương lai ...
  • Văn chương và Ngòi bút

    13/05/2006Phan Việt, GS. TS. Lê Ngọc TràVăn học luôn luôn cần có cái mới, nhất là văn học hôm nay, khi mà bản thân đời sống đã thay đổi rồi mà văn học hình như vẫn chưa thay đổi mấy. Cái quyết định sự đổi mới ấy vẫn là nhà văn. Mà nhà văn muốn làm được thì trước hết không phải là đòi tự do để được viết mà là phải tự do vớingòi bút của mình...
  • Sống với nghịch lý

    21/03/2006Nguyễn Thúc HảiNhững nghịch lý về thời gian và công nghệ luôn luôn tồn tại và mỗi con người sẽ phải chọn cho mình cách ứng xử thích hợp để…
  • Nghề văn và những động lực sáng tạo

    19/02/2006Hồ Sĩ VịnhLý tưởng xã hội là cái nằm trong bầu máu nóng, là mục đích cao nhất, là lẽ sống đẹp nhất của đời người. Ở nhà văn, những yếu tố nói trên biến thành nguồn nội lực văn hóa, lý tưởng càng được thắp sáng, bầu nhiệt huyết càng sôi sục thì tác phẩm của họ càng được công chúng nồng nhiệt đón đợi...
  • Nghệ thuật là gì?

    15/02/2006Nguyễn Đình ĐăngCâu hỏi Nghệ thuật là gì? kéo theo luôn hai câu hỏi khác: Cái đẹp là gì?Họa sĩ là ai?. Tổng quan 3 bài viết của Bart Rosier [1], Joseph A. Goguen [2]và Lev Tolstoy [3] chỉ nhằm làm sáng tỏ một phần những vấn đề tuy không mới nhưng vẫn rất nan giải đó...
  • Biện chứng cá nhân – xã hội trong cảm thụ thẩm mỹ

    12/02/2006TS. Lê Đinh LụcCảm thụ thẩm mỹ là hoạt động mang đậm dấu ấn cái "tôi" cá nhân của chủ thể, gắn liền với những năng lực tinh thần chủ quan, với tình cảm, thị hiếu của mỗi người...
  • Tập sống và nghĩ cùng nhịp với thế giới

    27/01/2006Vương Trí NhànSáng tác của Nguyễn Tuân thời tiền chiến thường được xem xét theo một định kiến thiên lệch. Trong khi trình độ nghệ thuật của chúng được đề cao thì nội dung xã hội lại bị lên án. Nhưng đọc lại Nguyễn Tuân, chúng tôi muốn đề xuất một cách đánh giá khác...
  • "Tín - đạt - nhã" - chuyện cũ mà chưa cũ

    07/07/2005Ngân HuyềnBa chữ “Tín - Đạt - Nhã” đã là chủ đề của ít nhất hai cuộc thảo luận trong giới dịch thuật Việt Nam những năm 1960 và 1990. Tháng ba vừa qua (2003), tại Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, chủ đề này lại được “hâm nóng” trở lại với sự tham gia của các nhà giáo, dịch giả, nhà văn, nhà thơ: Trần Thiện Đạo, Hoàng Hưng, Hoàng Thúy Toàn, Lê Đức Mẫn, Ngô Tự Lập, Nguyễn Văn Dân, Đoàn Tử Huyến.
    Cuộc tọa đàm do Ngân Huyền lược thuật.
  • Trần Đức Thảo và cuốn Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức

    07/07/2005Trong việc kiểm kê di sản để tìm hiểu vốn văn hoá dân tộc hôm nay, nhất là di sản triết học, tôi nghĩ không thể bỏ qua những trang viết của Trần Đức Thảo được. Một di sản muốn có tác dụng phải phục sinh nó vào đời sống đương đại. Bởi vậy, tôi cho rằng việc dịch cuốn Recherches sur l’origine du langage et de la conscience (Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức), tác phẩm quan trọng nhất của ông, là một việc làm rất có ý nghĩa...
  • Vì sao chỉ có con người biết nói?

    16/01/2004Trong khi khỉ có thể hiểu những quy luật cơ bản về từ, chúng lại không thể nắm được các quy luật phức tạp hơn trong cấu trúc ngữ pháp. Chỉ có loài người là vượt qua được "nút cổ chai kiến thức" này trên con đường xây dựng và sử dụng ngôn ngữ mà thôi...
  • B. Bản chất của mọi thứ trên thế giới này là gì? Ngôn ngữ là gì?

    26/04/2003Tất cả những phát biểu sự thật lẫn lý thuyết đều là những sự đa dạng của mô hình hoá thực tế...
  • xem toàn bộ