Tháp Babel và sự hỗn loạn về ngôn ngữ
Sách Sáng thế, cuốn đầu tiên trong Kinh Cựu ước, có nói đến tháp Babel khi kể về thuở hồng hoang của thế giới loài người. Cuốn sách giải thích vì sao loài người lại nói nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Vậy tháp Babal là truyền thuyết hay lịch sử?
Theo Kinh Cựu ước thì con cháu của Noe, người hùng trong cơn Đại hồng thủy, từ phía Đông (Acmênia) đã di chuyển về phía Nam theo sông Tigris, rồi sang phía Tây, vượt qua sông Tigris, tiến vào vùng đồng bằng Sennan (tức Babylon, cách Baghdad hiện nay 163 khi về phía Đông Nam). Vì họ ở cách xa nhau, xa các tộc trưởng nên họ (đứng đầu là Nimrod, hậu duệ của Noe, một người giỏi săn bắn và cũng là một bạo chúa) đã cùng nhau dựng thành và xây một cái tháp mà "đỉnh có thể vươn tới Trời", với mục đích tạo cho cộng đồng một tên tuổi trước khi tản mạn đi khắp mọi nơi. Tháp được xây dựng bằng gạch nung và nhựa đường thay vì dùng đá và vữa. Việc xây tháp thề hiện sự ngạo mạn của con người (lúc đó nhân loại mới chỉ có vẻn vẹn khoảng 10.000 người). Chúa Trời rất bất bình trước công việc không do Chúa định nên tìm cách phá bỏ nó. Ngài gây hỗn độn trong ngôn ngữ, khiến cho cộng đồng người không hiểu tiếng nói của nhau, đành phải chấm dứt việc xây tháp và tản mát đi khắp thế giới.
Đó là bản tường thuật về tháp
Theo ông Pietro della Valle (
Ông Rawlinson (1880) cũng xác định tháp nằm ở tả ngạn sông Euphrates và trong phạm vi của thành
Ông Oppert và nhiều người khác lại cho rằng, tháp nằm ở hữu ngạn sông
Về hình dạng của tháp Babel, dựa theo các phế tích, người ta cho rằng, tháp có hình dạng giống như những Kim tự tháp cổ nhất ở Ai Cập, đó là những khối công trình có kích cỡ nhỏ đần, xếp chồng lên nhau thành những tầng riêng rẽ, có một mặt phẳng nghiêng hoặc một cầu thang xoắn ốc dẫn từ tầng nọ lên tầng kia, mỗi tầng mang một màu sắc riêng, tùy theo nó được dâng hiến cho hành tinh nào. 4 góc của tháp hưởng theo 4 điểm của la bàn, còn ở Ai Cập thì 4 mặt của Kim tự tháp tương ứng với 4 hướng. Trên đỉnh tháp là một đền thờ, côn dùng làm đài quan sát. Bên trong tháp làm bằng đất sét phơi khô, nhưng tường bên ngoài được phủ bằng gạch nung. Loại nhựa đặc biệt ở vùng
Thời điềm xây tháp Babel được xác định vào khoảng từ 101 đến 870 năm sau cơn Đại hồng thủy.
Về ngôn ngữ khác nhau của loài người.
Như đã nói ở trên, vẫn theo sách Sáng thế, Chúa Trời không tán thành việc xây tháp nên đã gây hỗn loạn ngôn ngữ, từ đó, các ngôn ngữ khác nhau của loài người ra đời và con người toả đi sống rải rác trên khắp bề mặt trái đất.
Sự cố này hiện còn có cơ sở trong lịch sử hiện tại hay không? Những người không tín ngưỡng coi chuyện kể trên là vô nghĩa, vô lý, và cho rằng, "không thể có khả năng con người trên toàn thế giới lại chỉ nói cùng một thứ tiếng". Ông Bowie coi chuyện kể là "trẻ con", là cách người nguyên thủy giải thích nguồn gốc của những ngôn ngữ khác nhau.
Tuy nhiên, trên thực tế, đến nay vẫn chưa có một lý lẽ nào có giá trị khả dĩ đặt nghi vấn về tính xác thực của điều nói trong Kinh thánh.
Đó là vì những lý do sau đây:
1. Về ngữ văn:
Trước hết, nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã đi tới kết luận rằng, các ngôn ngữ khác nhau của con người rốt cuộc đều có thề xuất phát từ một nguồn gốc chung. Max F. Muller (1823 - 1900), một trong những nhà ngôn ngữ văn học so sánh hàng đầu của thế giới và là giáo sư Đại học Oxford, đã viết trong cuốn Khoa học của ngôn ngữ: “Sau khi đã nghiên cứu mọi dạng của ngôn ngữ, với 3 dạng khác biệt: thân từ, cuối từ và biến cách, tôi cớ thề khẳng định rằng, mọi ngôn ngữ của con người đều có cùng một nguồn gốc chung". Tòng Nam tước William Jones (1746 - 1794), học giả chuyên về tiếng Phạn, một ngôn ngữ cổ của Ấn Độ, năm 1876 đa viết: tiếng Phạn tuy rất cổ nhưng nó có cấu trúc tuyệt vời, hoàn thiện hơn tiếng Hy Lạp, phong phú hơn tiếng Latinh và tinh tuý, tao nhã hơn cả hai thứ tiếng ấy, đồng thời nó mang lại cho cả hai ngôn ngữ này một sự tương tự rõ rệt về gốc gác của các động từ và hình thức của ngữ pháp mà ta không thể coi là đã được sản sinh một cách ngẫu nhiên. Cho nên, không một nhà ngôn ngữ học nào khi nghiên cứu 3 ngôn ngữ trên lại không tin tưởng rằng chúng được xuất phát từ một nguồn chung mà nay không còn tồn tại".
Ông W.Jones còn ám chỉ rằng, tiếng Gothic, Celtic và Persian đều thuộc về một họ ngôn ngữ, được gọi là Endo-Eeuropean.
Trong công trình nghiên cứu thuở sơ khai của nhân loại, học giả người Hà Lan G.Ch. Aalders đã nhận xét: "Một nhà cổ học Assyrie nổi tiếng về nền văn minh phương Đông cổ đã phát hiện có mối quan hệ rõ ràng và kỳ lạ giữa một số ngôn ngữ của thổ dân ở Trung và Nam Mỹ với những ngôn ngữ cổ nhất của dân vùng Sumer (hạ Lưỡng hà) và ngôn ngữ Ai Cập. Học giả này, trước kia vẫn coi chuyện kể trong sách Sáng thế chỉ là một truyền thuyết, nay đã đi tới kết luận là bản tường thuật của Kinh thánh đăng tin cậy hơn người ta nghĩ".
Tiến sĩ Harold Stingers đã tóm lược vấn đề này như sau: "Qua nghiên cứu, người ta thấy khoảng 3.000 ngôn ngữ và thổ ngữ có những nét đặc trưng về cú pháp và từ vựng, khá tương tự nhau nhưng cũng khá khác biệt nhau, nên không thể coi là những vay mượn, khiến người ta phải mặc nhiên công nhận rằng đã có một nguồn gốc chung".
2. Về mặt lịch sử:
Abydenus, một sử giả Hy Lạp giữa thế kỷ thứ 4 trước công nguyên có nói đến một tháp lớn ở Babylon đã bị tàn phá: "…Cho đến lúc đó thì mọi người đều có chung một tiếng nới, nhưng nay thì đã bị rơi vào tình trạng hỗn độn giữa nhiều ngôn ngữ khác nhau…"
Các học giả M'ciintock và Strong (1895) đa kề lại: "Triết gia Hy Lạp Plato (427- 348 trước CN) trong một công trình đã nói đến thời hoàng kim khi mọi người đều nói cùng một thứ tiếng, nhưng một động thái của Chúa trời đã gây hỗn loạn trong ngôn ngữ của họ".
Sử gia Do thái Josephus, trong cuốn Thời cổ đại, thì trích dẫn một văn bản cổ xưa: "Khi tất cả mọi người đều nói một thứ tiếng, một số người đã xây một toà tháp, cơ hồ như họ muốn leo lên trời, nhưng các thần linh đã gây gió bão phá đổ toà tháp và khiến cho mỗi người nói một thứ ngôn ngữ riêng, và chính vì lẽ đó mà thành cổ này mang tên Babylon".
Trong thời hiện đại, thực tế cho thấy tất cả các ngôn ngữ có thể được đánh giá bằng những nguyên tắc chung về ngôn ngữ và người ta có thể học được những ngôn ngữ khác với ngôn ngữ của mình, và điều đó hàm ý có một nguồn gốc chung cho tất cả.
Noam Chomsky, một trong những nhà ngôn ngữ học hàng đầu thể giới, tin chắc rằng tuy hình thức có khác nhau, nhưng các ngôn ngữ đều tiềm ẩn một nét chung có liên quan tới tính duy nhất cơ bản của bản thân con người.
Tiến sĩ Gunther Stent, giáo sư sinh học phân tử tại Đại học Cali-fomia, trong cuốn Giới hạn của sự hiểu biết khoa học về con người và khoa học (1975), đã tóm tắt quan niệm của Chomsky như sau: "Văn phạm của một ngôn ngữ là hệ thống các quy tắc biến đổi, xác định một gắn kết giữa âm và nghĩa. Nỏ gồm có một thành phần cú pháp, một thành phần ngữ nghĩa và một thành phần âm vị. Cấu trúc bề mặt chứa đựng thông tin liên quan tới thành phần âm vị, còn cẩu trúc bề sâu chứa đựng thông tin liên quan tới thành phần ngữ nghĩa và thành phần ngữ pháp kết hợp các cấu trúc bề mặt và bề sâu. Do vậy, chỉ có thành phần âm vị mới biến đổi lớn lao trong tiến trình lịch sử loài người, hay ít nhất, từ khi xây dựng tháp
Chắc hẳn tháp Babel đối với Stent cũng như Chomsky chỉ là một khái niệm bóng bẩy, tuy nhiên, cách ẩn dụ này là thích họp, bởi sự hỗn loạn kỳ diệu của ngôn ngữ tại Babel rõ ràng đã cung cấp cách giải thích duy nhất về hiện tượng phát sinh những ngôn ngữ khác nhau của con người. Do vậy, cái "thành phần âm vị" của ngôn ngữ (dạng bề mặt) là cái gốc kết hợp các ý nghĩa khác nhau, qua đó, người của mọi bộ lạc riêng biệt trao đổi được với nhau, âm vị của bộ lạc này khác biệt với âm vị của bộ lạc khác, cho nên, nhóm người này không hiểu được nhóm người kia. Tuy nhiên, ở cấp độ "ngữ nghĩa", “cấu trúc bề sâu”, "vãn phạm phổ quát", thì cả hai nhóm người ấy đều có những suy nghĩ giống nhau, được biểu hiện bằng từ. Chỉ có những âm vị hoặc dạng bề mặt của ngôn ngữ là bị làm cho lẫn lộn một cách siêu nhiên tại Babel, thành ra, tuy tất cả vẫn còn có một logic cơ bản và sự hiểu biết về kinh nghiệm như nhau, nhưng họ không còn có thề làm việc cùng nhau, và cuối cùng, không thề ở lại với nhau chỉ vì không còn nói chuyện được với nhau.
Thế nên, người ta có khuynh hướng cho rằng có đầy đủ lý lẽ thoả đáng để chấp nhận những điều được ghi trong Kinh thành về sự hỗn loạn ngôn ngữ tại Babel, coi đó là sự tường thuật xác thực về nguồn gốc của những nhóm ngôn ngữ chủ yếu trên thể giới.
Các nhà khoa học bác bỏ nó bởi vì nó giống như là phép màu, nhưng họ cũng không cớ cách lý giải nào tốt hơn. Cho đến nay, không ai hiểu được đầy đủ bộ não và sự chi phối của nó đối với ngôn ngữ. Do vậy, không ai hiểu được những thay đổi sinh lý nào trong bộ não và hệ thần kinh trung ương là cần thiết khiến cho những nhóm người khác nhau có thề liên kết những âm vị khác nhau với một khái niệm nhất định. Có lẽ trong tương lai, các nghiên cứu khoa học sẽ rọi ánh sáng vào hiện tượng này, nhưng lúc này thì, theo ông Henry M.Morris, trong cuốn Cơ sở Kinh thánh của khoa học hiện đại (1984), không có sự giải thích nào tốt hơn là chính Chúa trời "đã gây hỗn loạn trong ngôn ngữ của con người, làm cho họ không hiểu được tiếng nói của nhau...”
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự Lập