Phan Châu Trinh hay Phan Chu Trinh?

12:38 CH @ Thứ Bảy - 23 Tháng Ba, 2019

* Về tên họ của nhà cách mạng quê Tam Kỳ, Quảng Nam, có nơi viết là Phan Châu Trinh, có nơi viết là Phan Chu Trinh. Xin cho biết cách ghi nào là đúng? (Hà Văn Trung, Thanh Khê, Đà Nẵng)


Tượng Phan Châu Trinh (ảnh trái) và bia xi-măng ghi ngày khánh thành tượng nhân “Kỷ niệm Đệ thập nhị chu niên ngày thành lập Trường trung học Phan Chu Trinh, Đà Nẵng). Ảnh V.T.L

- Về tên họ của nhân vật kiệt xuất xứ Quảng này, ông Trần Đình Liễn, nguyên Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đà Nẵng, Chủ tịch Hội Khuyến học Đà Nẵng, từng thắc mắc từ khi còn học ở Trường Trung học Phan Châu Trinh. Qua 7 năm (1966 – 1973) ông theo học tại trường, 3 năm đầu, tên trường và con dấu trên học bạ đều là Phan Chu Trinh; 4 năm sau tên trường là Phan Châu Trinh, con dấu vẫn như cũ.

Lạ lùng hơn là trên Bảng danh dự (như Giấy khen bây giờ) ở cùng thời gian đó, con dấu lại là Phan Châu Trinh. Ông lấy làm lạ: Chẳng lẽ cùng lúc trường lại có hai con dấu với hai tên trường khác nhau?

Tác giả Lê Quang Thọ (cựu học sinh Trung học Phan Châu Trinh, Đà Nẵng), trong bài “Châu hay Chu” đăng trong đặc san 60 năm THPT Phan Châu Trinh (1952 - 2012) trang 60-61, giải thích rằng cách gọi sai biệt này do tập tục kỵ húy của chế độ phong kiến. Tác giả dẫn riêng trường hợp 2 từ Hoàng 黃 và Chu 周 để chứng minh lập luận của mình.

Theo đó, Hoàng (trong chữ Hán) có đến 18 từ nhưng duy nhất có một từ 黃 (họ) do kỵ húy chúa Nguyễn Hoàng 阮 黃 (1524 - 1613) xứ Đàng Trong, được đọc trại thành Huỳnh. Cụ thể, Hoàng Hoa Thám (黃 花 探) quê Tiên Lữ, Hưng Yên (Đàng Ngoài) và Huỳnh Thúc Kháng (黃 叔 抗) quê Tiên Phước, Quảng Nam (Đàng Trong) có cùng họ 黃 nhưng phiên âm lại khác theo vùng địa lý.

Từ Chu có 11 từ nhưng chỉ có từ 周 (họ) phải đọc thành Châu do kỵ húy chúa Nguyễn Phúc Chu 阮 福 周(1675 - 1725). Tương tự như trường hợp chữ 黃(Hoàng/Huỳnh), Châu Thượng Văn (周尚 文, quê quán Minh Hương, Hội An, Quảng Nam) và Chu Mạnh Trinh (周 孟 偵,quê quán Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) có cùng họ 周 nhưng cũng có hai cách đọc khác nhau.

Nhà lưu niệm cụ Phan Châu Trinh (72 Phan Châu Trinh, Đà Nẵng) trước bàn thờ có khắc chạm 3 chữ Hán 潘 周 楨đọc theo âm Việt là Phan Chu Trinh. Nhưng như đã trình bày ở trên thì từ thời Chúa Nguyễn Phúc Chu, từ 周 buộc phải phiên âm thành “châu” nên phải đọc thành Phan Châu Trinh. Tác giả bài đã dẫn cho biết, qua trao đổi, bà Lê Thị Kinh cháu ngoại cụ Phan cũng có ý kiến như vậy.

Như vậy có thể nói rằng, chỉ riêng chữ Hán 周 đọc hay viết Châu hay Chu theo từng vùng địa lý như lâu nay vẫn gọi là điều có thể chấp nhận được, và ai cũng hiểu được là Châu hay Chu trong trường hợp này có cùng xuất xứ từ chữ 周mà ra.

Nhưng vấn đề chính ở đây là lúc sinh thời cụ Phan Tây Hồ vẫn ký tên và viết là Phan Châu Trinh dưới tất cả các bài viết (theo lời bà Lê Thị Kinh thừa tự của cụ Phan Châu Trinh). Khi cụ Phan Tây Hồ mất, đa số các điếu văn, văn tế hay các phúng điếu trên báo chí lúc bấy đều ghi tên cụ là Phan Châu Trinh. Năm 1956, khi có chủ trương Việt hóa tên các đường phố tại Đà Nẵng, Rue Marc Pourpe được đổi thành đường Phan Châu Trinh.

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc (trên báo Hà Nội Mới Tin chiều ngày 30-3-2006), đúng là đương thời tên cụ Phan được gọi là Châu, do gọi chệch từ Chu để không bị phạm húy như đã nói trên. Sau này tuy có thêm biến đổi được chấp nhận rộng rãi là Chu, nhưng vẫn theo ông Dương Trung Quốc thì gia đình cụ đã có ý kiến nên dùng phương án là Châu. Ông cũng đề nghị và kêu gọi tôn trọng ý kiến của gia đình.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cụ Tây Hồ Phan Châu Trinh và những trớ trêu lịch sử

    27/03/2019GS Nhà giáo nhân dân Nguyễn Ngọc LanhHôm nay: ngày giỗ - hơn nữa, ngày giỗ thứ 90 - cụ Phan Châu Trinh. Nhớ tới tổ tiên, con cháu biết đâu kể đấy, mong tái hiện ngày càng đầy đủ về bậc tiền bối. Dịp này, tôi xin điểm lại vắn tắt đôi điều tôi thu nhận được - và tỉnh ngộ ra - trong quá trình tìm hiểu di sản của Cụ...
  • Phan Châu Trinh: từ ý thức hệ phong kiến đến dân chủ tư sản

    01/07/2018Cao Văn Thức...từ một thiếu niên từng theo cha trong phong trào Cần Vương ở cuối thế kỷ XIX (1885-1887), rồi trở thành nhân vật lãnh đạo của phong trào Duy Tân đầu thế kỷ XX (1905-1908) là một quá trình chuyển biến tư tưởng cứu nước của Phan Châu Trinh…
  • Phan Châu Trinh, Nelson Mandela, San Suu Kyi với Văn hóa và Giáo dục

    20/04/2018Chu HảoMột thế kỷ đã trôi qua nhưng tinh thần Khai dân trí-Chấn dân khí của Phan Châu Trinh vẫn còn sống mãi, và chúng ta vẫn đang tiếp bước người xưa...
  • Phan Châu Trinh - cuộc đời và sự nghiệp

    23/03/2018Đinh Xuân LâmPhan Châu Trinh là một nhân vật lịch sử tiêu biểu trong phong trào cách mạng Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX. Trong dịp dâng hương tưởng niệm 80 năm ngày mất của cụ, thiết tưởng việc ôn lại cuộc đời và sự nghiệp Phan Châu Trinh để rút ra những bài học cho hôm nay cũng là một việc làm cần thiết và bổ ích...
  • Thử nhìn lại vị trí của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong hành trình dân tộc vào thế kỷ XX

    26/12/2017Vĩnh Sính“Khi Pháp mới đến Đông Dương, nước An Nam đã chín muồi trong tình cảnh nô lệ”! Trong hoàn cảnh đất nước bi đát như thế, Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh là hai sĩ phu, hai bậc đại hào kiệt đi hàng đầu trong vận động giành lại độc lập dân tộc vào giai đoạn giao thời 25 năm đầu thế kỷ XX. Tuy cùng chung hoài bão cứu nước, lập trường của hai nhà chí sĩ họ Phan trên một số vấn đề căn bản của đất nước lại rất khác nhau, thậm chí có khi tương phản...
  • Tư tưởng Phan Châu Trinh và các giá trị khai sáng

    01/06/2017Trần Đăng Dương & Sea MDThông qua việc phân tích các triết lý của Bậc tiền bối Phan Châu Trinh và so sánh chúng với các giá trị Khai Sáng – những giá trị mà cho tới ngày nay vẫn được ghi nhận là tiến bộ và là nhân tố chính tạo lập nên sự văn minh của thế giới hiện đại, tiểu luận muốn cụ thể hóa và làm rõ sự “tương đồng” hay “tương thích” của tư tưởng Phan Châu Trinh và các giá trị Khai Sáng...
  • Tại sao hôm nay chúng ta chậm chạp trong việc nghiên cứu Phan Châu Trinh?

    10/04/2017Vương Trí NhànDù đã nhất trí với nhau trong nhận định rằng Phan Châu Trinh xứng đáng là nhân vật “ đinh và đỉnh” của lịch sử hiện đại, nhưng hầu như chúng ta vẫn chưa tìm được câu trả lời tại sao như vậy và nếu thế thì tư tưởng chủ đạo ở Phan là gì...
  • Phan Châu Trinh với tư tưởng canh tân đất nước

    21/03/2017Lê Thị HươngChí sĩ Phan Châu Trinh lựa chọn một con đường, một hướng đi mới chưa từng có trong lịch sử dân tộc, đó là con đường cách mạng theo ngọn cờ dân chủ tư sản, để làm được điều đó, trước tiên nhà cách mạng hô hào, cổ động quốc dân mở mang dân trí, chấn hưng công thương nghiệp, nhằm làm cho thương gia người Việt giành ưu thế trên chính mảnh đất quê hương mình...
  • Hai cuốn sách mới về sự nghiệp của chí sĩ Phan Châu Trinh (1872-1926)

    31/10/2016Chúng tôi hy vọng rằng bạn đọc ngày nay - nhất là bạn đọc trẻ tuổi - sau khi đọc cuốn sách này sẽ thêm tự hào về những tấm gương yêu nước trong lịch sử, từ đó có thêm động lực để viết tiếp những trang sử mới tươi đẹp của dân tộc Việt Nam ta...
  • Phan Châu Trinh, nhà giáo dục qua Santé thi tập

    11/08/2016Châu Yến LoanPhan Châu Trinh là nhà cách mạng, nhà chính trị, tư tưởng, điều đó ai cũng rõ, nhưng nói Phan Châu Trinh là nhà giáo dục thì ít người nghĩ đến. Thực ra, trên con đường hoạt động cách mạng, ông rất chú trọng đến vấn đề này. Ông đã viết nhiều bức thư, nhiều bài diễn thuyết, nhiều bài thơ v.v... để tuyên truyền, giáo dục về chính trị, tư tưởng, đạo đức cho nhân dân, đặc biệt trong tác phẩm Santé thi tập ông đã có một nội dung giáo dục rất phong phú, một phương pháp giáo dục mới mẻ, độc đáo...
  • Vì sao Obama nhắc tới Phan Châu Trinh trong bài phát biểu “chạm trái tim”?

    03/06/2016Vì sao một Tổng thống Mỹ như ông Obama lại nhắc tới Phan Châu Trinh chứ không phải một nhà Duy Tân nào khác và điều đó gợi mở cho chúng ta điều gì trong bối cảnh hiện nay?
  • Nhìn nhận lại môn lịch sử - Dạy gì về Phan Châu Trinh?

    30/05/2016Nhà văn Nguyên NgọcNói chuyện lịch sử bao giờ cũng cần rất thận trọng. Nói lịch sử với lớp trẻ càng cần thận trọng hơn. Về Phan Châu Trinh, nhân vật sáng chói đầu thế kỷ XX của chúng ta, ít ra cũng cần cố gắng nói với những người trẻ hôm nay rằng ông từng thống thiết nhận ra những câu hỏi sâu sắc nhất của phát triển dân tộc, mà lịch sử éo le đã buộc phải bỏ dở dang. Vậy thì chính lớp trẻ hôm nay phải tiếp tục...
  • Phan Châu Trinh *)

    22/03/2016Nhà văn Thiếu SơnCụ sống vỏn vẹn có 54 năm nhưng đời cụ ngang tàng, phong phú mà những người sống lâu hơn cụ không thể nào có được. Bởi vị cụ đã gắn liền đời cụ vào đời sống của đất nước quê hương. Cụ là ở những số nhân vật lịch sử nếu không phải là những người làm nên lịch sử...
  • Phan Châu Trinh và lòng tin vào sức mạnh của tri thức văn hóa

    17/03/2016Nguyên NgọcNgày 24/3 vừa qua, chúng ta có một kỷ niệm lớn: 80 năm ngày mất của Phan Châu Trinh và sau đó mấy hôm, ngày 4/4 kỷ niệm 80 năm đám tang vĩ đại của ông mà Nguyễn Ái Quốc trong báo cáo gửi Quốc tế cộng sản hồi đó đã viết: “trong lịch sử người An nam chưa hề được chứng kiến một sự kiện to lớn như vậy bao giờ”...
  • Chi Bằng Học - tư tưởng Phan Châu Trinh

    31/01/2012Phan Châu TrinhVậy xin cùng nói lời chính cáo cùng người nước ta rằng: “Không bạo động, bạo động tất chết! Không trông người nước ngoài, trông người nước ngoài tất ngu! Đồng bào ta, người nước ta, ai mà ham mến tự do, tôi xin có một vật rất quý báu tặng cho đồng bào, là “Chi Bằng Học”...
  • xem toàn bộ