Phải chăng chúng ta còn hèn?

07:40 CH @ Thứ Tư - 16 Tháng Ba, 2016

Có lần, trò chuyện với anh Văn Như Cương về đặc điểm của trí thức mình, tôi nói trong sự dè dặt: "So với nhiều dân tộc trên thế giới, ta cũng thuộc diện thông minh, nhạy cảm nhưng lại thiếu can đảm, không dám mạnh dạn vượt qua những rào cản tầm thường trong cuộc sống để phát huy tính năng động sáng tạo của mình...", anh liền nói ngay một cách thẳng thắn: chúng ta hèn lắm.

Tôi hơi giật mình về cái từ "hèn" mà anh nói không do dự nhưng đêm về suy ngẫm, tôi thấy đúng, tự nhìn bản thân càng thấy không sai tý nào.

Người tri thức trong xã hội

4 thiên chức chính sau:
1) Tiếp thu và truyền bá tri thức KH&CN hoặc VH&NT
2) Sáng tạo các giá trị mới của tri thức KH&CN hoặc VH&NT
3) Đề xuất, phản biện một cách độc lập các chủ trương chính sách và biện pháp giải quyết các vấn đề của xã hội;
4) Dự báo và định hướng dư luận xã hội.

4 tính cách chung sau:
1) Tôn thờ lý tưởng Chân - Thiện - Mỹ
2) Độc lập tư duy
3) Hoài nghi lành mạnh
4) Tự do sáng tạo.

4 nhược điểm chính sau:
1) Hời hợt trong tư duy và thiếu nghiêm túc trong nghiên cứu.
2) Tính cơ hội, thực dụng và vụ lợi trong hành xử.
3) Ưa thành tích và chấp nhận sự giả dối một cách dễ dàng.
4) Thiếu tinh thần hợp tác và ít lòng vị tha.

2 bi kịch của trí thức Việt:
1) cơ hội, hám danh, uốn theo thời thế, thích được chính quyền sử dụng
2) nhát “hèn”, gặp khó là ẩn dật, không bộc lộ suy nghĩ, tư tưởng một cách chính danh

(Quan điểm về tầng lớp tri thức của
GS. Chu Hảo)

Tại sao khi ta nói đúng, viết đúng mà có một đồng chí lãnh đạo cấp cao có ý kiến khác là cứ phải im lặng, thậm chí lại phải nhận thiếu sót để khỏi chạnh lòng. Tại sao khi phát hiện ra những điều đã lỗi thời trong các chủ trương, chính sách, trong các khẩu hiệu, thậm chí trong lý thuyết kinh điển, trong quan niệm truyền thống.... ta không dám nói, còn tệ hơn là cứ tiếp tục tư duy và hành động theo hướng minh họa cho cái điều không còn đúng nữa. Tại sao khi thấy lãnh đạo ngành mình sai, thậm chí tiêu cực, tham nhũng mà không dám tố cáo, cho là không phải việc của mình, sợ nói ra không yên thân... đến khi dư luận xã hội đề cập đến thì lại thanh minh giúp, cho đến khi cơ quan pháp luật làm sáng rõ, không ai chối cãi được nữa thì mới nói ra một sự thật; đã biết chuyện này lâu rồi. Tại sao khi tự thấy bất cập, bất lực trước cái chức vụ, trách nhiệm trên giao cho quá cao, quá sức, nhất là khi đã thấy hậu quả nặng nề... mà không tự nguyện từ chức, tự nguyện đề xuất người có phẩm chất, năng lực hơn thay mình, tệ hơn còn tìm cách dối trá biên minh với cấp trên để bám giữ cái ghế đã lung lay. Tại sao khi đương chức không nói gì đến khi về hưu mới nói vong mạng?

Tôi đã từng gặp chất vấn một vị giáo sư đã từng tham gia lãnh đạo ngành khoa học xã hội: "tại sao ngành ta cứ tư duy lệ thuộc mà quá ít những đề xuất bổ sung sáng tạo mặc dầu Đảng ta đã phát động đổi mới tư duy", ông liền nói một cách tự nhiên "nói thế chứ cứ nêu lên vấn đề gì khác lạ thì cũng dễ bị chiếu tướng lắm; chưa nên đi trước thời đại quá sớm". Có lần, một nhà báo hỏi ông chủ tịch một thành phố lớn: "phiếu bầu vào Hội đồng nhân dân của ông thấp như thế mà ông nhận đứng đầu chính quyền liệu có thuận không?" thì ông liền trả lời : "do Hội đồng nhân dân cử chứ mình có ứng cử đâu. Khi nào họ bảo mình thôi thì mình thôi". Ngay tại Đại hội của một ngành truyền thông, anh PL phát biểu rất mạnh dạn phê bình một số cái sai của lãnh đạo, nhiều người rất tâm đắc, tìm đến anh trong giờ giải lao để tỏ sự đồng tình nhưng trong khi trao đổi thảo luận tại Đại hội thì không một ai dám nhắc lại ý như của anh PL. Đến khi bầu Ban chấp hành, Ban tổ chức không giới thiệu anh PL, mặc dù ảnh vẫn có trong danh sách đề cử. Thế là mọi người không bầu cho anh dù anh là một ủy viên cũ nhiệt tình, có năng lực. Đặc biệt có một vị lãnh đạo đã phát biểu nhiều lần với cấp dưới: "Tuy tôi giữ trách nhiệm đứng đầu như vậy nhưng bao nhiêu trường hợp thay đổi nhân sự trong bộ máy, tôi có biết gì đâu" rồi cười một cách thoải mái. Nhưng khi bước vào những cuộc họp lãnh đạo quan trọng thì ông không hề nói gì... Còn, còn có thể nêu ra nhiều dẫn chứng nữa để chứng minh cái nhận xét tổng quát nói trên của anh Văn Như Cương, tuy có phần mạnh bạo khó nghe nhưng rất chính xác.

Nếu nhược điểm đó không được sớm xóa bỏ thì sẽ tiếp tục kìm hãm sự phát triển tài năng của nguồn nhân lực, nhất là giới trí thức và nhất định nó sẽ tiếp tục làm chậm quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Tôi đã từng đọc những ý kiến thư nhận những cái xấu xí, tệ hại, kém cỏi của dân mình và kêu gọi cộng đồng nên phấn đấu khắc phục... của một số nhân vật quan trọng ở các nước. Do vậy, việc chúng ta tự khám phá, tự vạch ra một vài điểm yếu kém nào đấy để có hướng tu dưỡng rèn luyện hoàn thiện mình là một biểu hiện tích cực.



Lại nói về chuyện hèn

Có lẽ cái đó nằm trong bản năng tự vệ của con người (nhân sinh vốn hèn nhát ?!). Có câu truyện vui như sau:

Sau khi Stalin chết đi, Kruschev đứng lên đọc bản kể tội Stalin. Ở dưới hội trường có câu hỏi vọng lên: “Thế lúc Stalin còn sống đồng chí ở đâu mà bây giờ mới đi kể tội Stalin ?”. Kruschev hỏi lại: “Ai vừa nói câu vừa rồi xin mời đứng dậy”. Cả hội trường im phắc không ai dám đứng dậy. Kruschev mới nói: “Các đồng chí đã hiểu tại sao chưa !”.


Người ta hoặc là phải “điên”, “điếc không sợ súng”, hoặc là phải có nhận thức đạt đến mức nào đó, có những lý tưởng nào đó, thì mới có những lúc thoát được khỏi cái hèn. Khi người ta có lý tưởng thì hết hèn, hết lý tưởng thì hèn ? Nhưng mà trí thức ngày nay có hèn không, có lý tưởng không ? Ai không “hèn” thì chắc là “hâm”, hoặc ít ra cũng bị miệng lưỡi thiên hạ gán cho như vậy ?! Thôi tôi đi ngủ thôi, nghĩ đến chuyện hèn mà buồn. Bao giờ dân trí cao lên có lẽ cũng sẽ bớt hèn đi chăng ?!

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trí thức và thói háo danh

    05/02/2018Vương Trí NhànTrí thức là một thành phần quan trọng, đóng vai trò định hình tư tưởng, dẫn dắt xã hội. Tuy vậy, theo nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn, không phải toàn bộ nhưng ít nhất một bộ phận trong số họ có những nhược điểm cố hữu...
  • Để có lớp trí thức xứng đáng

    12/05/2018Hoàng TụyThời thế tạo anh hùng thì cũng thời thế, cơ chế tạo ra phẩm chất người trí thức. Nói rõ hơn là hoàn cảnh chính trị xã hội, là bản lĩnh, tài năng các nhà lãnh đạo quốc gia, và một phần chính yếu, là môi trường giáo dục đương thời. Cho nên tôi rất tán thành hãy bắt đầu bằng vấn đề giáo dục để bàn chuyện xây dựng lớp trí thức mới.
  • Tâm đàm về cái Sự học, Tri thức và Trí thức

    01/05/2018Nguyễn Tất ThịnhNgày xưa, người có trình độ như ông Giáo Thứ (trong Sống Mòn của Nam Cao) có thể được xem là Trí thức. Nói chúng họ có vẻ như là người học rộng biết nhiều, và có trình độ được đào tạo cao hơn mặt bằng chung, thuộc tầng lớp được xã hội gọi là ‘Thày’, như Thày Giáo, Thày cãi, Thày thuốc…
  • Trí thức, lãnh đạo và cái dũng của phản biện

    14/06/2016Lê Vinh TriểnMột “không gian” rộng là thực sự cần thiết để trí thức có thể toàn tâm toàn ý thực hiện trọng trách của mình trước xã hội: phản biện để phát triển đất nước. Phản biện là một việc gắn liền, gần như song sinh với trí thức. Nếu không có phản biện thì không có trí thức thật sự. Đã là trí thức thì phải đã, đang và sẽ phản biện.
  • Phản biện xã hội và sứ mệnh của nhà báo chân chính

    03/05/2016Tương LaiBáo chí đang góp phần thúc đẩy quá trình dân chủ hóa xã hội. Đó là quá trình lấy đối thoại thay cho độc thoại, lấy cạnh tranh lành mạnh trên thị trường thay cho độc quyền và đặc quyền “xin cho”.
  • "Sĩ phu, trí thức thì không được hèn"

    16/03/2016Bùi Hoàng Tám (thực hiện)Nhân đầu xuân mới, bàn tròn xuân Kỷ Sửu của Đất Việt ghi lại những ý kiến của các nhà trí thức nổi tiếng Việt Nam bàn về sĩ phu, trí thức thời nay.
  • Xã hội cần những trí thức suy nghĩ độc lập

    01/02/2016Thượng Tùng thực hiệnTiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Phó Giám đốc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, là một trong những chuyên gia trẻ được nhiều người biết. Anh là thành viên nhóm nghiên cứu của Trường Kennedy thuộc Đại học Harvard (Hoa Kỳ), tham gia thực hiện bốn bài thảo luận chính sách theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam, là “cánh chim báo bão” nhẫn nại với nhiều bài báo đề cập những giải pháp tháo gỡ khó khăn từ một số chính sách của Nhà nước.
  • Phản biện xã hội

    12/07/2014Nguyễn Trần BạtQuan sát cuộc sống chúng ta có thể thấy phản biện là một hoạt động diễn ra hàng ngày. Phản biện là một nhu cầu của cuộc sống bởi nhờ có nó con người có thể loại bỏ những yếu tố sai để tiệm cận tới sự hợp lý trong các quyết định, các hành vi của mình. Trong đời sống xã hội phản biện là một công cụ không thể thiếu để tổ chức ra một xã hội dân chủ...
  • Nhận dạng con người để xây dựng xã hội

    13/02/2014Nguyễn Tất ThịnhVới mỗi người ‘Lớp trên’ của họ thế nào thì ‘Tầng đáy’ thế ấy! XH tạo ra họ là Cái Ao hay Đại Dương? Tôi quan sát và thấy rằng những kẻ trong đó đều là đang thế hoặc theo đuổi cái việc được ăn trên ngồi chốc trên đầu chúng sinh – theo cách chúng quan niệm là ‘hơn người’. Bằng cách ấy, họ chiếm chỗ và thuộc một phần của giới có Quyền, có Học, có Tiền... Nhận dạng ra chúng cũng là cách suy nghĩ về việc tạo ra một xã hội để chỉ nảy nở ra những điều đáng được mọi người tụng ca...
  • Phản biện xã hội - nhân tố quan trọng của phát triển

    28/11/2013Kiên ĐịnhPhản biện là hành vi thể hiện tính khoa học của con người trước khi chuẩn bị hành động. Phản biện xã hội được coi là hành vi có chất lượng khoa học của xã hội đối với hệ thống chính trị. Một xã hội được tổ chức phản biện tốt sẽ góp phần tạo ra sự đồng thuận cho phát triển, giảm được tối đa sự phản kháng không cần thiết của dân chúng...
  • Trí thức nửa mùa

    09/09/2013Oleshuk Iu.FỞ nước Nga, trong thế kỷ XX đã hình thành một tầng lớp xã hội, được coi là trí thức, nhưng trên thực tế lại không phải là như thế. Chính các đại diện của tầng lớp này, chứ không phải giới trí thức, đã đóng vai trò chủ yếu trong những cuộc cải cách đầy tai họa hồi những năm 80 và những năm 90 của thế kỷ vừa qua. Đấy là tầng lớp trí thức nửa mùa.
  • Sĩ phu, trí thức nước nhà xưa và nay

    08/09/2013TS. Chu HảoKhông ai nâng cao được vai trò của trí thức nếu giới trí thức của chúng ta không tự khẳng định được mình! Không ai san sẻ trách nhiệm với trí thức được; chỉ có trí thức mới thi hành được thiên chức của mình; vinh quang và cay đắng gắn liền với thiên chức ấy cũng chỉ dành riêng cho giới trí thức mà thôi!
  • “Người ta hèn là do dân trí thấp”

    07/01/2010Đoan Trang (thực hiện)Xuất thân từ một thanh niên nghèo ở Hà Tĩnh, lận đận kiếm sống bao năm, nhưng anh lại dốc hết tâm sức vào một việc rất có vẻ “vác tù và hàng tổng” - đưa sách về nông thôn - với niềm tin mãnh liệt: Dân tộc mình muốn 50 năm nữa tiến bộ thì bây giờ phải biết đọc sách.
  • Lãnh đạo thời đại kinh tế tri thức

    15/12/2009GS. Chu HảoNgoài tiêu chuẩn Hồng và Chuyên mà từ lâu chúng ta thường nói đến, trong thời đại kinh tế tri thức theo quan điểm “hiện đại”, cán bộ lãnh đạo cần có thêm những tiêu chuẩn gì?
  • Nho sĩ và trí thức hiện đại

    12/09/2009Nguyễn Khắc ViệnGiống như quan lại thời xưa, mấy nghìn trí thức được đào tạo dưới thời thuộc địa ở các trường đại học bên Pháp hay ở Hà Nội đều sống xa nhân dân. Chúng tôi là những người thành thị thuần túy trong một nước mà 95% dân sống ở nông thôn. Khi các nho sĩ ra lời kêu gọi, cả nước từ Nam ra Bắc đều hưởng ứng, vì sống trong làng, hàng ngày, nhà nho có quan hệ mật thiết với nông dân. Chúng tôi thì bị chìm giữa đất nước, không có kim chỉ nam, không có gậy chỉ đường.
  • Phản biện để hoàn chỉnh tư duy

    11/09/2009Chu Thanh Tâm (thực hiện)Tham vấn- Phản biện: Khó và rất nhạy cảm, tuy nhiên sẽ thu hút được sự quan tâm của dư luận nếu chúng ta có những cách phản biện tốt. Báo chí có vai trò cực kỳ quan trọng vì báo chí tạo ra dư luận xã hội, có sức mạnh cổ vũ nhân dân. “Người hay cãi”- Nhà báo Hữu Thọ đã “mách nước” như vậy với báo Đại Đoàn kết sau khi theo dõi nhiều bài viết ở chuyên mục này.
  • Đồng thuận xã hội và phản biện xã hội

    05/02/2009GS. Tương LaiNhân dân là đồng tác giả của Đổi Mới. Đối diện với những thách thức gay gắt của thời cuộc khi bước vào năm 2009 với những khó khăn dồn dập thì dựa vững vào dân, khoan thư sức dân đi liền với động viên nguồn lực vô tận trong dân bằng lắng nghe ý chí và nguyện vọng của dân là nhân tố quyết định của việc vượt qua khó khăn để bứt lên.
  • Không có tư duy phản biện, không phải là trí thức!

    01/09/2008Bùi Hoàng Tám (thực hiện)Nghị quyết TƯ 7 sau một tháng ban hành đang dần đi vào cuộc sống, đặc biệt là đối với đội ngũ trí thức nước nhà. Đây được coi là một cơ hội để từ đó, có thể hình thành một tầng lớp trí thức với đầy đủ tính năng, phẩm chất của nó...
  • xem toàn bộ