Ối giời “văn hóa” tục!

06:58 SA @ Thứ Hai - 23 Tháng Ba, 2009

Học hành căng thẳng nên chửi tục, làm việc chịu quá nhiều áp lực cũng chửi. Chửi cho... có dũng khí, cho “đã” cái miệng... Tất cả chỉ là ngụy biện!

Cách dạy dỗ của ta như vậy làm bọn trẻ coi những tiếng văng tục kia chỉ như tiếng đệm, thầy cô dạy dỗ thì trong trường chúng im lặng, ra đường mới mang ra “xả”, còn cảm thấy sướng (?).

Tôi đi xe chầm chậm trên đường phố thủ đô, đằng trước là một đám nam thanh nữ tú. Họ nói cười thoải mái và tôi nhận được cả một “nhà kho” những câu văng tục.

Hở ra là chửi

Một chàng trông rất điển trai nói oang oang như để cho bàn dân thiên hạ biết “Đ.M thằng ấy ngu bỏ... mẹ, mua xe máy 130 triệu đồng thì thà thêm ít tiền mua xe ôtô của Hàn Quốc chạy còn được tiếng là có ôtô”. Một cô gái tiếp lời giọng ngọt còn hơn cả mía lùi: “Cậu chỉ là trên răng, dưới d..., cậu đi xe Wave Tàu trong khi nó đi xe Dylan... ”.

Buổi sáng hôm sau, tôi và cô bạn đi ăn phở ở phố Bát Đàn. Quán đông nghẹt. Chúng tôi không còn chỗ ngồi, bèn hỏi một nhân viên dáng người béo ngậy tương đương với váng mỡ gà trong nồi nước lèo “Các cô ngồi đâu?”. Không nhìn mặt “các cô” đáng tuổi đẻ ra hắn, chàng “béo ngậy” trả lời “Đ.M ra cửa mà ngồi, ăn thì ăn không ăn thì... xéo”. Mỗi đứa chúng tôi bưng một tô ăn ở vỉa hè bé tí, không thể cảm nhận nổi vị ngon bởi dường như cái món “Đ.M” đã rưới vào trong phở. Thôi thì lỡ dại, nuốt vội món “chửi”, miệng và dạ dày đều không hứng thú.

Cách đây 30 năm, tôi cũng là dân thủ đô có hộ khẩu tại quận Hai Bà Trưng, lúc ấy văn hóa tục chưa thịnh hành như bây giờ. Lạ lẫm xen kinh hãi, tôi như lạc vào một “mê cung” của hành tinh khác.

Lâu chưa về lại Hà thành, tôi và cô bạn xém một chút bị lạc đường khi muốn tìm thăm nhà một cô bạn cũ. Chúng tôi tạt vào một ngã tư, hỏi thăm một anh chạy xe ôm đậu xe ngay trên lề. Các bạn có biết anh chàng này trả lời sao khi chúng tôi lịch sự hỏi thăm địa chỉ? “Biết nhưng “đéo” chỉ!”.

Hình như bây giờ, nền văn hóa chửi tục đang xâm nhập vào các tầng lớp người, nhiều nhất là thanh thiếu niên, không riêng chỉ ở Hà thành mà tràn lan khắp nước. Và từ lúc nào, câu chào hỏi, xả giao đầu môi chót lưỡi bằng tiếng “Đ.M” trở thành mốt thời thượng, đôi khi họ không còn biết ngượng mồm khi mình phát ngôn khiếm nhã.

Adam còn biết xấu hổ

Người ta văng tục chủ yếu là “bê” bộ phận sinh dục ra để mà xỉ vả nhau. Sử sách kể rằng Adam và Eva sau khi “ăn trái cấm” đều xấu hổ khi nhìn lại trên người không có thứ gì che thân. Họ đành lấy tay bứt lá mà che lại. Nhà văn Đức Franz Werfel gọi những chiếc lá đầu tiên là “văn hóa quần” của loài người . Cũng bắt đầu từ đó, “cái quần” dù làm bằng vỏ cây, lá cây và “cái trong quần” được xem xét và bàn luận. Bộ phận sinh dục là một cơ quan gắn chặt với con người như tim, gan, thận, phổi nhưng với các nhà sinh lý học thì nó là bộ phận truyền giống. Với các nhà đạo đức, nó là biểu tượng của xác thịt, phàm tục. Ngày xưa - tức là cách đây chưa lâu lắm, tranh khỏa thân chìa bầu vú căng tròn ra hay dương vật, tinh hoàn với những nét rất thật thì bị cho là dung tục, khiêu dâm. Bây giờ ở ta thoáng hơn, xem tranh cứ đứng mà nhìn, khen đẹp cũng không bị lên án (Nhưng có người chỉ ngắm nhìn những đường nét hấp dẫn, khêu gợi mà chưa hẳn biết thưởng thức hay cảm thụ nghệ thuật tranh vẽ khỏa thân).

Đó cũng chính là “cuộc cách mạng” cái đầu, là sự thay đổi trong văn hóa Việt. Nhưng dù gì thì bộ phận sinh dục vẫn được xem là “văn hóa tục”.

Gieo thói quen, gặt tính cách

Nhưng nếu nói dân ta có văn hóa tục, còn các nước không thì sai rồi. Quốc gia nào chả có. Tôi mượn ý kiến của nhà tâm lý học kiêm tình dục học người Áo là Freud để phân tích nhằm làm sáng tỏ một chút cho văn hóa tục. Freud cho rằng sex và đại tiểu tiện như hai yếu tố hình thành một phần tâm lý của người trưởng thành. Đứa trẻ dưới hai tuổi được tự do đến mức người xưa bảo “miệng quan, trôn trẻ”. Sau hai tuổi, chúng sẽ được cha mẹ, bảo mẫu dạy phải đi vệ sinh vào bô hay cái gì tương tự chứ không tự do nữa. Chúng bắt đầu được rèn cái mà Freud gọi là “thượng tầng nhân cách”. Từ đó, cha mẹ có nghĩa vụ dạy cho trẻ ăn, nói, đi, đứng, thương yêu. Cứ nhìn một đứa trẻ ôm con thú nhồi bông, dỗ dành, nựng cho nó ngủ, giả bộ đút cơm cho nó ăn... ta thấy nơi ấy một tâm hồn trong veo như giọt sương sớm. Đứa trẻ đến trường mẫu giáo tiếp thu rất nhanh ngôn ngữ mới phát ra từ cô giáo, từ bạn đồng trang lứa. Có trẻ mới ba tuổi về biết nói tiếng “Đ.M”. Dù bà mẹ giải thích rằng nói thế là xấu, là không ngoan thì đến lớp trẻ vẫn “không chịu thua” đám bạn. Đó là chưa kể có những gia đình vợ chồng bất hòa luôn “đù” khi cãi vã, trẻ ngây thơ đến mức “đù má, con ứ ăn đâu” dù nó chẳng biết đó là gì. Lại nữa, nhiều gia đình thường nhấn mạnh vai trò của bộ phận sinh dục: “Không ăn ông kẹ sẽ cắt chim”. Đứa trẻ khóc giẫy lên vì đoán rằng “chim” là bộ phận quan trọng nên bị một ông nào đó “xẻo” là đáng sợ lắm. Thượng tầng nhân cách bị nhiễu bởi cả nhà trường, gia đình và xã hội. Văn hóa tục có chỗ đứng là vậy.

Thế thì tại sao người lớn chúng ta biết vai trò của bộ phận sinh dục mà lại “tung” nó ra trong khi thường ngày che đậy kín mi kín mít? Người ta sử dụng văn hóa tục khi bực tức, bức xúc thì “quăng, ném, đập, nhét” bộ phận sinh dục vào mặt nhau bằng lời nói. Còn đám trẻ? Cách dạy dỗ của ta như vậy thì chúng coi những tiếng văng tục kia chỉ như tiếng đệm, người già nghe sợ, lớp trung niên nghe riết quen tai, thầy cô dạy dỗ thì trong trường chúng im lặng, ra đường mới mang ra “xả”, còn cảm thấy sướng (?). Khi tôi hỏi mấy đứa cháu đang học đại học rằng vì sao thanh niên cứ văng tiếng “Đ.M”? Thằng cháu học ngôn ngữ tỉnh bơ trả lời: Học hành căng thẳng, làm việc cứ “hô khẩu hiệu” nhưng thực tế lại khác, chịu quá nhiều áp lực, một tiếng văng tục vang lên nghe thấy “đã”. Nó như có dũng khí, nó báo hiệu rằng có sự kìm nén.

Dĩ nhiên cách giải thích như vậy là ngụy biện. Những thói quen như vậy tưởng chừng bình thường nhưng nó ăn sâu vào tâm thức và chực có dịp là “bung ra” không kìm lại được. Có anh chàng “mất điểm” vì không “hoãn được sự sung sướng ấy lại” khi ra mắt ông bà nhạc buổi đầu tiên !

May mắn mỗi năm có những ngày đầu xuân, nhà nhà, người người đều chờ đợi sự tốt lành đến với mình, với nhiều sự kiêng cữ theo tục lệ ông bà. Và may mắn thay những ngày đó người ta không văng tục. Phải chi ngày nào cũng là ngày xuân để văn hóa tục lùi dần vào dĩ vãng.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nói dối: đáng ghét và đáng yêu

    31/03/2017Minh DuyCuộc sống luôn tồn tại nghịch lý tốt và xấu. Dù dân gian đúc kết “Thật thà là cha dối trá” song không phải lúc nào và ai cũng cần và muốn nghe lời nói thật. Dẫu thế, con người vẫn mải miết kiếm tìm sự thật và mong muốn nói dối không thuộc về mình. Vì sao có thực tế này?
  • Hãy nghe 8X nói

    19/01/2016TS Phạm Văn TìnhTrong giao tiếp tiếng Việt, giờ đây có lẽ nhiều người chúng ta đều không lạ gì khi nghe từ 8X. Đây là tổ hợp chỉ "những người sinh vào thập niên 80 ở thế kỷ 20". Thế hệ "dòng 8X" này có rất nhiều điều đặc biệt trong cuộc sống đáng trân trọng. Nhưng cũng có những "dòng" 8X chảy lạc điệu, biểu hiện bằng những lối nói...
  • Chửi như hát hay

    18/01/2016Gia QuanMột trong những biểu hiện hay gặp trong nghi lễ đời thường của người Việt là… tiếng chửi. Không phải chửi vì bực bội nhất thời, mà chửi vì thói quen. Chửi có câu có cú, chửi có vần có vè. Sự chửi như hát hay ấy nói lên điều gì trong nếp sống chúng ta?
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Ích kỷ, khôn vặt, vụng nói chuyện, học để kiếm gạo, ...

    26/10/2015Vương Trí NhànCái tật ích kỷ vốn là một thứ hay lây: Trông thấy những vườn hoa cây cảnh ở sân nhà trường hay ở nơi đền chùa, hoặc cạnh đường đi lối lại, đã không biết giữ gìn để làm một cái cảnh vườn chung thì chớ, nhiều người lại còn đang tay bẻ tàn bẻ hại, để đem về nhà mà chơi thích chí lấy một mình...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: thô tục, vô duyên, luộm thuộm

    30/09/2015Vương Trí NhànNói tục, nói bẩn chắc hẳn không người nước nào bằng người An Nam ta. Lắm câu chửi rủa của ta không tiếng nước nào dịch nổi, giả sử những người nói ra có nghĩ đến nghĩa từng tiếng thì đứa nặc nô(1) cũng phải đỏ mặt đến lòng trắng mắt. Thử ngẫm mà xem, những câu ấy có nghĩa lý gì đâu...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Co mình trong hủ lậu, Văn nặng về đùa giỡn, Lười và hay nói hão

    06/04/2015Vương Trí NhànKìa những kẻ ham mê đàn sáo, đầu hồ, bài lá, cờ tướng, đố thơ, đánh chữ, số tướng, địa lý, phù thủy ngày ngày dốc cả trí khôn vào những thứ vô dụng, sống say chết mộng, chả kể làm gì. Những hạng cao hơn, đỗ đạt lên một tý được cái tiếng quèn đã vội khủng khỉnh ta đây kẻ cả, tự xưng là bậc giữ gìn thế đạo...
  • Nói phét thành thần

    31/03/2014Nguyễn Việt HàKhoảng gần 500 năm nay, ở những quốc gia mang đậm văn hoá Tây thường có một ngày cực kỳ đặc biệt. Vào sáng sớm của ngày hôm đó, trên các phương tiện truyền thông chính thức, người ta được phép và cho phép nhau lung tung nói dối. Toàn chuyện vĩ mô kinh hoàng trời long đất lở...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Phù phiếm, sợ mang tiếng, nói liều làm ẩu, mưu danh bằng hạ nhục

    27/03/2014Vương Trí NhànHạng quân tử ở nước ta mà tôi thấy hầu hết ở trong cái phạm vi của Tống nho. Giữ mình đừng đánh bạc, đừng uống rượu, đừng mang tiếng xấu, ấy là họ kể chắc mình làm quân tử rồi.
  • Nói trước đám đông: chuyện nhỏ!

    07/06/2010Phát biểu trước đám đông hay khi bị phỏng vấn đôi khi không phải là chuyện dễ dàng. Mặt đỏ tía tai, người run lẩy bẩy, đổ mồ hôi hột... là những triệu chứng của căn bệnh "ngại tiếp xúc".
  • Khi @ "phun châu nhả ngọc"

    12/01/2008Việt TâyCó thể nói, cuộc sống của giới trẻ chưa bao giờ được xã hội tôn trọng, được quan tâm, được chia sẻ, thậm chí được ngưỡng mộ nhiều như ở thời điểm hiện nay!
  • Lời nói đâu mất tiền mua

    01/01/1900Minh TânTrong thế giới hiện đại nhờ khoa học kỹ thuật tiến bộ, giao thông thuận tiện, sách vở dồi dào, nền văn hoá giao tiếp trở thành một vấn đề phổ biến. Văn hóa giao tiếp trong quá trình toàn cầu hóa là một vấn để mang tính hai mặt, nó có thể biến mọi điều thành có thể và ngược lại.
  • Khi phụ nữ nói…

    21/10/2005Huy MinhNếu phụ nữ nói có là không, nói yêu là ghét, nói giận là thương… thì đâu đến nỗi quá rắc rối đàn ông chỉ việc hiểu ngược lại điều phụ nữ nói là xong!
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Sống luôm thuộm, nói thô tục

    19/08/2005Vương Trí NhànGần đây nhiều nhà nghiên cứu nước ta gặp nhau ở một ý tưởng đồng thời với việc ca ngợi những truyền thống tốt đẹp, chúng ta phải sớm bắt tay vào việc miêu tả và đánh giá những thói hư tật xấu từng hình thành trong lịch sử và đã ăn sâu trong mỗi con người, đó là những nhân tố khiến xã hội đi tới trì trệ, bảo thủ. Đây là một hướng suy nghĩ đúng, đang được sự cổ vũ và đồng tình của dư luận...
  • Để chống lại sự "hạ cấp và phàm tục" trong đời sống văn hóa

    17/08/2005Tương LaiKhi đòi hỏi cần tạo cho được thật nhiều “mô hình thuyết phục”, những mô hình về đạo đức và văn hóa (*), tôi muốn nói thêm về “trách nhiệm nắm chắc các chuẩn mực văn hóa và điều chỉnh nó trong đời sống xã hội bằng các mô hình thuyết phục”...
  • xem toàn bộ