Nói phét thành thần

06:06 CH @ Thứ Hai - 31 Tháng Ba, 2014

Khoảng gần 500 năm nay, ở những quốc gia mang đậm văn hoá Tây thường có một ngày cực kỳ đặc biệt. Vào sáng sớm của ngày hôm đó, trên các phương tiện truyền thông chính thức, người ta được phép và cho phép nhau lung tung nói dối. Toàn chuyện vĩ mô kinh hoàng trời long đất lở. Ví như, giá vàng đang cao ngất ngưởng bỗng đại hạ giá, ê hề, tự do nhan nhản bày bán ở tất cả các cửa tiệm hớt tóc thanh nữ. Hoặc chuyện ly kỳ một Tổng Giám đốc của ngành xây dựng khét tiếng đểu giả tham nhũng tiền nghìn tỉ, nhưng khi bị cảnh sát tới khám nhà thì duy nhất chỉ tìm thấy trong sâu trong két sắt vẻn vẹn trong trắng hai tập thơ tình. Những người lương thiện thăng hoa cả tin, chao ôi là sung sướng, quên hẳn mọi đói khổ rét đậm lẫn rét hại lẫn lạm phát, quên hẳn mọi lời hứa hão từ những quan chức hình như trung thực, tung tăng rủ nhau đi xem phim nội, kịch nội, bóng đá nội.

Sâm sẩm chiều tan về bật tivi thì mới ngây thơ ngớ ra hôm nay là ngày “Cá tháng Tư” mà nguyên gốc tiếng Phơ-răng-xe gọi là Poisson d/Avril. Cái ngày có linh tinh hy vọng và thất vọng này, tương truyền bắt đầu từ thời vua Pháp Charles IX, khi vào năm 1564 ông ta quyết định áp dụng lịch cải cách Gregoria. Đại loại, không coi ngày 1/4 là ngày đầu năm mới dương lịch nữa. Tuy nhiên, hoặc do thông tin hồi ấy yếu kém hoặc quan liêu hành chính, nên nhiều người vô thức lẫn ý thức cố tình không biết vẫn vui vẻ đùa, gửi thiệp chúc tụng nhau.

Từ thăm thẳm xa xưa, lúc con người ta chưa có tiếng nói thì việc dối trá là tuyệt nhiên không thấy. Im lặng là vàng, đói thì ăn, khát thì uống. Ghét mặt đứa nào thì lạnh lùng lắc đầu, yêu một ai đấy thì nồng nhiệt gật đầu. Rồi cái gọi là “văn minh” hung dữ phát triển, ngoài bản năng tứ khoái người ta bỗng cồn cào thèm muốn danh lợi. Từ đám thượng lưu đến bọn hạ tiện, tất thảy dều khát khao tranh “khẩu phần sư tử”. Mà muốn đạt danh hay thủ lợi thì chẳng gì bằng phải tàn nhẫn biết cách giấu đi những suy tư thực. Phải vậy chăng mà ngôn và ngữ xuất hiện, có lẽ nó tha hóa xuất phát từ nhu cầu nham hiểm muốn che đậy ý nghĩ.

Cho đến nay, lịch sử vẫn bất lực chưa biết ai là người đầu tiên nói dối, bởi bản chất của lịch sử thành văn là mơ hồ ảo. Triết gia kiêm sử gia rất lớn người Anh, Bertrand Rusell chua chát “Lịch sử 3/4 là bịa đặt còn lại 1/4 là thành kiến”. Tuy vậy, nếu chịu khó mò mẫn theo các huyền sử dân gian thì người ta vẫn mong manh còn đôi chút dấu vết. Tục ngữ Việt Nam đương đại khẳng định “nói phét như thần”, là hoàn toàn không vu vơ mà căn cứ trên một hiện thực rất thật. Thần thoại Hy Lạp sinh động kể, Zeus (thần La Mã: Jupiter) vị chú tể của các thần là một tay nói dối vô cùng thành thạo. Tất nhiên những dối trá của Zeus đều hết sức đáng yêu vì hầu như ông chỉ toàn nói dối vợ. Một người đàn ông đa tình mà chính thê lại nồng nặc Hoạn Thư thì không biết nói dối mới là chuyện lạ. Nối gen bố, con trai ngoại tình của Zeus là Hermes, cũng nói dối thành thần. Không phải ngẫu nhiên Hermes (thần La Mã: Mercure) được các thương gia trân trọng thờ là thần bảo vệ nghề buôn bán. Cho đến thời cận đại, các đội thương thuyền và các Ngân hàng ở Âu Châu vẫn thường để logo mang hình Hermes.

Một điều nhân văn rất dễ nhận thấy trong ngày “Cá tháng Tư”, tuy những thông tin đưa ra không được chính xác cho lắm, nhưng đều vui vẻ mang màu sắc lạc quan giễu cợt. Ở ta, người bình dân Việt cũng rất thích lối đùa cợt này, dân gian quen gọi những người biết nói khoác kiểu như vậy là “nói Trạng”. Kho tàng chuyện Trạng của người Việt vừa phong phú vừa sâu sắc đến mức, các học giả uyên bác ở các viện xa xỉ uyên bác cũng đang loay hoay chưa biết xếp nó vào thể loại nào. “Loại ý kiến thứ nhất xếp chuyện Trạng vào chuyện cười… Loại thứ 2 xếp chuyện Trạng vào truyện cổ tích sinh hoạt… Loại thứ 3 xếp chuyện Trạng vào giai thoại dân gian…” (Tổng tập VH dân gian (Nxb Khoa học xã hội - trang 16) Cho dù đang cơ nhỡ học thuật như vậy nhưng chuyện Trạng Quỳnh - Trạng Lợn ở ngoài Bắc, chuyện ông Ó-bác Ba Phi ở trong Nam, vẫn được vô số người tử tế giản dị xem là một trong vài đỉnh cao tinh hoa của trí tuệ Việt. Đương nhiên, nói phét mà vẫn được thực hiện thì bây giờ đã tuyệt hiếm. Lác đác chỉ còn thấy trong vài thi sĩ bơn bớt làm thơ quay sang viết phê bình văn học. Hoặc giả, ở những thương gia mặt mũi nhớn nhác đang miệt mài đầu tư vào các dự án nhà chung cư cao cấp.

Cùng với những đau đớn trung thực, ngày nói dối “Cá tháng Tư” luôn được nhân loại cọi là một bản sắc tuyệt vời văn hóa. Nó giống hệt như hai mặt của một lanh canh đồng xu, làm người ta vừa yêu, vừa chán, vừa hoang mang lẫn lộn.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nói dối: đáng ghét và đáng yêu

    31/03/2017Minh DuyCuộc sống luôn tồn tại nghịch lý tốt và xấu. Dù dân gian đúc kết “Thật thà là cha dối trá” song không phải lúc nào và ai cũng cần và muốn nghe lời nói thật. Dẫu thế, con người vẫn mải miết kiếm tìm sự thật và mong muốn nói dối không thuộc về mình. Vì sao có thực tế này?
  • Báo động đỏ về sự dối trá

    31/03/2017Nguyễn Khắc PhêVấn đề đáng”báo động đỏ” trước hết của xã hội hiện nay (chứ không chỉ đối với ngành giáo dục) là phải bằng mọi biện pháp chống lại sự giả dối, gian trá, đề cao tính trung thực như là tiêu chuẩn đầu tiên để xem xét một con người...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Gì cũng cười, Nói năng lộn xộn, Học hời hợt

    04/03/2016Vương Trí NhànAn Nam ta có một thói lạ là thế nào cũng cười. Người ta khen cũng cười, người ta chê cũng cười. Hay cũng hì, mà dở cũng hì, phải cũng hì mà quấy cũng hì. Nhăn răng hì một tiếng mọi việc hết nghiêm trang...
  • Thông thái

    01/03/2016Nguyễn Văn BìnhQuốc gia nào càng nhiều nhà thông thái thì quốc gia đó càng cường thịnh. Cơ quan nào càng nhiều nhà thông thái thì càng… “không biết đâu mà lần”.
  • Thói hư tật xấu của người Việt: giả dối, khao vong nặng nề

    20/03/2015Vương Trí NhànĐọc báo hàng ngày, thỉnh thoảng lại thấy xã hội Việt Nam sản ra những bọn người giả. Giả mật thám, giả lính đoan, giả làm người của Sở nọ, Sở kia. Hạng người nào cũng có kẻ giả, trừ ra một bọn ăn cướp...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: bán quẩn buôn quanh, bôi bác giả dối

    28/01/2015Vương Trí NhànViệc buôn bán của ta không được thịnh vượng bằng các nước khác cũng bởi nhiều cớ. Dân ta nhát tính không dám đi xa. Nhiều người cậy có dấn vốn, chỉ ngồi một xó, cái gì cũng chờ người ta mang đến tận nơi, mua tranh bán cướp với nhau, chớ một bước cũng không dám đi đâu cả...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Thật như dối, Hợm hĩnh, Voi nan

    25/06/2014Vương Trí NhànVăn chương ta từ trước từ nay vì bó buộc quá đỗi nên luôn luôn đi bên cạnh sự giả dối, sự bịa đặt. Nhà văn chỉ lo viết thế nào cho đúng với lẽ phải của xã hội mà không cần đúng với sự thật tự nhiên...
  • Vũ khí lợi hại nhất là... dối trá

    31/03/2014Quái ĐaoPV: Xin ông cho biết... bí quyết để trở thành một quan tham là gì?
    Quan tham: Không có bí quyết. Bởi một khi đã "quyết" rồi thì không để cho mình bị "bí"!
  • Điêu trác

    31/03/2008Nguyễn Văn BìnhCái thói điều trác từ xưa tới nay đã làm nhân loại khốn đốn biết bao nhiêu, nó phủ lên đời sống thường nhật của chúng ta một lớp khói mờ mịt dẫn đến sự loạng quạng, hỗn độn. Đời sống đang yên lành, mọi sự đang vận hành đều đặn, thẳng băng, vấp phải thói điêu trác thế là rối beng cả lên...
  • Chân thiện mỹ: “Bộ luật tối cao của loài người”

    09/01/2008Trần Văn LýCái quá trình: nhận biết (hiểu), chọn lọc ấy có một số sự vật, sự việc trong thiên nhiên, vũ trụ và trong xã hội: Phù hợp với lợi ích (vật chất, tinh thần), phù hợp với ý thích (quan niệm), phù hợp với khát vọng (ước mơ) của con người thì đó là cái đẹp...
  • Nhỏ: dối trá, lớn lên: sao thành người tử tế!

    23/07/2006H. VinhNền giáo dục ngày nay, mục đích thi cử rõ ràng là để lựa chọn những người đủ tâm, đủ tài cho đất nước. Nhưng chúng ta không khỏi băn khoăn, trăn trở qua những kỳ thi nhiều khi bị biến tướng, không phản ánh thực chất của việc học hành và trình độ các thí sinh hiện tại, không phản ánh đúng thực chất của tình hình giáo dục hiện nay...
  • Chân - thiện - mỹ: Mãi là đích hướng tới của văn chương

    17/11/2005Đinh Quang TốnTừ xưa đến nay, hướng tới chân - thiện - mỹ luôn là mục đích của văn chương. Bởi văn chương là một sản phẩm do con người tạo ra, mà con người thì khác muôn loài ở bản chất muốn vươn tới những điều tốt đẹp, nên văn chương luôn là một hoạt động vì con người, với khát vọng làm cho cuộc sống của con người ngày một tốt đẹp hơn...
  • Bảy điều tránh nói với khách hàng

    07/07/2005Bảy điều dưới đây là những phát ngôn gây khó chịu thuộc loại điển hình nhất mà người bán hàng hay mắc phải trong giao tiếp với khách hàng...
  • Thầy - trò thản nhiên gian dối trong học tập, thi cử

    26/12/2003Nhiều năm qua, nạn gian dối trong thi cử ngày một phổ biến, không chỉ ở học sinh mà cả giáo viên và các cán bộ giáo dục, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn. Điều đáng nói là tất cả đều thản nhiên như không khi bị bắt gặp có hành vi “quay cóp” hay “bố trí giúp đỡ” thí sinh...
  • Phút nói thật của giáo viên: Sự thật nhức nhối!

    20/11/2003“- Em không làm được bài à? Đi “vệ sinh đi”!!!? - Em chưa học bài gì sao? Về chỗ, 5 điểm!?”. Có những chuyện kể ra nghe như tiếu lâm ấy mà lại là sự thật, sự thật nhức nhối có ở hầu khắp các trường hiện nay. Phút nói thật dưới đây của các thầy cô cũng là giây phút người ta phải giật mình: hoá ra cả thầy cả trò đều là nạn nhân.
  • xem toàn bộ