Điêu trác

08:22 SA @ Thứ Hai - 31 Tháng Ba, 2008

Cái thói điều trác từ xưa tới nay đã làm nhân loại khốn đốn biết bao nhiêu, nó phủ lên đời sống thường nhật của chúng ta một lớp khói mờ mịt dẫn đến sự loạng quạng, hỗn độn. Đời sống đang yên lành, mọi sự đang vận hành đều đặn, thẳng băng, vấp phải thói điêu trác thế là rối beng cả lên, người nọ nghi kỵ người kia, anh nọ gườm gườm anh kia cho tới khi không nín nhịn được nữa lật bài thì mới ngã ngửa ra rằng hóa ra tất cả đều là nạn nhân của ai đó có thói điêu trác.

Điêu trác giống như virút máy tính làm nhiễu loạn các chương trình, xóa sạch ranh giới giữa thật và giả, đẩy con người ta vào sự thù hằn nghi kỵ, tiêu diệt nhân cách của nhau. Mà điêu trác là căn bệnh có từ rất sớm, nó tồn tại cả ở đàn ông lẫn đàn bà, nó có mặt trong mọi tầng lớp, giai cấp, từ trí thức bàn giấy cho tới dân lao động chân tay, từ phố thị tới vùng quê kiểng, từ người lịch sự sang trọng sống tại các biệt thự cho tới kẻ nhếch nhác vào ra trong các khu lều ven sông.

Một cậu trai mới tốt nghiệp đại học lâm nghiệp vào loại giỏi cho nên nhiều nơi xin. Nông trường nọ phải cạy cục mãi mới lội được cậu ta về “đầu quân” ở chỗ của mình. Thế mà cậu ta về hôm trước, hôm sau lập tức có tin đồn cậu là con rơi của ông trưởng ban kiểm tra. Một đồn mười, mười đồn trăm rồi sự việc đến tai ông trưởng ban. Truy ra thì mới biết kẻ phát ngôn ra tin đó, nhưng khi gặp thì kẻ này lại xoen xoét chối, cương quyết không chịu nhận. Ông trưởng ban kiểm tra và mọi người đều biết là kẻ ấy nói nhưng vì lời nói gió bay cho nên đành phải bấm bụng cho qua. Dù sao thì cái tin đó đã bắn đi, thật hay không thật nó vẫn tạo thành luồng dư luận âm ỉ trong nông trường. Nó gây tác hại về mặt tâm lý cho rất nhiều người.

Chuyện khác ở cơ quan cấp bộ:

Một anh chàng vì ganh đua quyền chức đã dựng chuyện nói xấu người vừa là bạn, vừa là đối thủ của mình, người này nổi đóa lên gặp trực tiếp anh ta hỏi thì anh ta đổ phắt cho người khác. Gọi cái người bị đổ lên thì anh ta lại bảo mình nhầm, người khác cơ. Cứ thế cho tới khi người cuối cùng của cơ quan lên đối chất thì anh ta đánh bài cùn bảo ai phát ngôn anh ta không biết nhưng dứt khoát không phải anh ta. Cuối cùng thì hòa cả làng.

Cái thoái điêu trác nó khó bắt tận tay day tận trán vì thế mà nó cứ tồn tại dai dẳng mãi. Biết bao nhiêu tai họa vô cớ đã giáng xuống đầu những người bình thường chỉ vì bệnh điêu trác nó quệt vào. Kẻ điêu trác có lúc điêu có mục đích, nhưng cũng có khi chả vì mục đích gì cả, chỉ thuần túy là bệnh lý, không điêu thì người bứt dứt khó chịu. Điêu trác có nhiều cấp độ, điêu toàn phần, nghĩa là dựng ngược lên một câu chuyện, có khi điêu tí tì ti, kiểu thêm dấm thêm ớt, có khi lại điêu tinh tế như ca sỹ, nhấn ở âm điệu khi nói, hoặc như diễn viên biểu lộ ở nét mặt, nghĩa là thông tin thật nhưng thái độ lại thể hiệ khác. Ví dụ khi ta nhắc lại lời khen chân thành của ai đó với bạn ta, ta nói: “Ông ấy khen cậu lắm”, nhưng nét mặt ta lại nhăn nhăn, con mắt ta lại nheo nheo thế là cái sự khen thật ấy được truyền đạt nguyên văn nhưng tinh thần đã khác đi, không còn là “ông ấy khen cậu lắm” nữa mà thành “ông ấy giễu cợt cậu lắm”. Con người quái đản và kinh khủng ở chỗ ấy, ở chỗ chỉ bằng thái độ, cử chỉ, chỉ bằng âm thanh nó có thể làm thay đổi cả nội dung thông tin theo hướng ngược lại.

Điêu trác thường có một sức quyến rũ ghê gớm vì nó tạo ra ảo giác là bạn có quyền lực, rằng bạn chỉ cần nói khác đi một tý thôi là thế giới đã chuyển đổi theo ý bạn. Nhưng bạn hãy cảnh giác bởi vì không chóng thì chầy, cái thói điêu trác ấy sẽ quay lại làm biến dị và tiêu diệt chính bạn.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nói dối: đáng ghét và đáng yêu

    31/03/2017Minh DuyCuộc sống luôn tồn tại nghịch lý tốt và xấu. Dù dân gian đúc kết “Thật thà là cha dối trá” song không phải lúc nào và ai cũng cần và muốn nghe lời nói thật. Dẫu thế, con người vẫn mải miết kiếm tìm sự thật và mong muốn nói dối không thuộc về mình. Vì sao có thực tế này?
  • Báo động đỏ về sự dối trá

    31/03/2017Nguyễn Khắc PhêVấn đề đáng”báo động đỏ” trước hết của xã hội hiện nay (chứ không chỉ đối với ngành giáo dục) là phải bằng mọi biện pháp chống lại sự giả dối, gian trá, đề cao tính trung thực như là tiêu chuẩn đầu tiên để xem xét một con người...
  • Thông thái

    01/03/2016Nguyễn Văn BìnhQuốc gia nào càng nhiều nhà thông thái thì quốc gia đó càng cường thịnh. Cơ quan nào càng nhiều nhà thông thái thì càng… “không biết đâu mà lần”.
  • Thói hư tật xấu của người Việt: giả dối, khao vong nặng nề

    20/03/2015Vương Trí NhànĐọc báo hàng ngày, thỉnh thoảng lại thấy xã hội Việt Nam sản ra những bọn người giả. Giả mật thám, giả lính đoan, giả làm người của Sở nọ, Sở kia. Hạng người nào cũng có kẻ giả, trừ ra một bọn ăn cướp...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: bán quẩn buôn quanh, bôi bác giả dối

    28/01/2015Vương Trí NhànViệc buôn bán của ta không được thịnh vượng bằng các nước khác cũng bởi nhiều cớ. Dân ta nhát tính không dám đi xa. Nhiều người cậy có dấn vốn, chỉ ngồi một xó, cái gì cũng chờ người ta mang đến tận nơi, mua tranh bán cướp với nhau, chớ một bước cũng không dám đi đâu cả...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Thật như dối, Hợm hĩnh, Voi nan

    25/06/2014Vương Trí NhànVăn chương ta từ trước từ nay vì bó buộc quá đỗi nên luôn luôn đi bên cạnh sự giả dối, sự bịa đặt. Nhà văn chỉ lo viết thế nào cho đúng với lẽ phải của xã hội mà không cần đúng với sự thật tự nhiên...
  • Vũ khí lợi hại nhất là... dối trá

    31/03/2014Quái ĐaoPV: Xin ông cho biết... bí quyết để trở thành một quan tham là gì?
    Quan tham: Không có bí quyết. Bởi một khi đã "quyết" rồi thì không để cho mình bị "bí"!
  • Nhỏ: dối trá, lớn lên: sao thành người tử tế!

    23/07/2006H. VinhNền giáo dục ngày nay, mục đích thi cử rõ ràng là để lựa chọn những người đủ tâm, đủ tài cho đất nước. Nhưng chúng ta không khỏi băn khoăn, trăn trở qua những kỳ thi nhiều khi bị biến tướng, không phản ánh thực chất của việc học hành và trình độ các thí sinh hiện tại, không phản ánh đúng thực chất của tình hình giáo dục hiện nay...
  • Thầy - trò thản nhiên gian dối trong học tập, thi cử

    26/12/2003Nhiều năm qua, nạn gian dối trong thi cử ngày một phổ biến, không chỉ ở học sinh mà cả giáo viên và các cán bộ giáo dục, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn. Điều đáng nói là tất cả đều thản nhiên như không khi bị bắt gặp có hành vi “quay cóp” hay “bố trí giúp đỡ” thí sinh...
  • xem toàn bộ